25 Báo pháp luật Việt Nam số 228 ngày 22/09/2006, trang 7.
3.5 Giải pháp trong công tác giáo dục và đấu tranh phòng chống tội phạm về cờ bạc.
thiết có thể bố trí cán bộ chuyên môn làm nhiệm vụ nghiên cứu tiếp thị, chống cờ bạc và số đề lợi dụng để nâng cao hiệu quả phối hợp.
Tóm lại, bằng mọi biện pháp lực lượng công an các cấp, nhất là lực lượng công an phường xã, tăng cường biện pháp quản lý hành chính, thường xuyên gặp gỡ giáo dục những đối tượng chuyên hoạt động tại địa bàn quản lý. Và nắm chắc tình hình hoạt động của các con bạc để có kế hoạch trinh sát bố trí bắt quả tang. Cần xử lý kiên quyết các con bạc chuyên nghiệp bằng những biện pháp cứng rắn.
3.5 Giải pháp trong công tác giáo dục và đấu tranh phòng chống tội phạm về cờbạc. bạc.
Đưa đi đào tạo chuyên môn cho các cán bộ tư pháp ở các nước có nền lập pháp tiên tiến trên thế giới, tạo nên một đội ngũ các nhà làm luật với năng lực và trình độ đáp ứng đầy đủ và có hiệu quả cho ngành tư pháp Việt Nam trong thời gian tới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân thông qua các buổi toạ đàm về pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật… tiến hành các phiên toà lưu động nhằm nâng cao hiệu quả tính giáo dục, răng đe và phòng ngừa tội phạm của pháp luật hình sự, tạo tính cảnh giác của người dân trước tình hình tội phạm ngày càng trở nên phức tạp và nguy hiểm.
Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Ta không chỉ giáo dục với người chưa phạm tội mà ngay cả với những người đã phạm tội. Nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Công an các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa ngăn chặn, điều tra khám phá có hiệu quả đối với tội phạm đánh bạc. Chỉ đạo Công an Quận, huyện yêu cầu Công an Phường, Xã thông báo thủ đoạn của tội đánh bạc này đến cụm dân cư để nhân dân biết, phòng ngừa và tham gia tố giác tội phạm.
Đồng thời cũng cần có những chế độ chính sách thoả đáng đối với những người có công trong công tác đấu tranh chống tội phạm, nhất là đối với những người tham gia đấu tranh chống tội phạm bị thương, hy sinh tính mạng... nhằm động viên khuyến khích họ và toàn dân tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phấn đấu đưa mọi hoạt động xã hội đi vào nề nếp trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật, góp phần phòng, chống tội phạm, hoàn thiện pháp luật về quản lý kinh tế. Hoàn thiện pháp luật về giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hoá thể thao, chính sách xã hội... cần công khai loại hình cá cược, cần chấn chỉnh lại loại hình xổ số kiến thiết, nâng cao phát hiện và đấu tranh từ trong mỗi người dân, cảnh sát khu vực. Và có biện pháp xử lý mạnh, đồng bộ hơn. Bên cạnh đó, cũng phải cần điều chỉnh, sửa đổi luật pháp phù hợp với tình hình thực tế hơn.
Để ngăn chặn các vụ đánh bạc, cùng với các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan công an, rất cần có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp nhất là ở cơ sở. Thường xuyên tuyên truyền tác hại, hậu quả và ảnh hưởng tiêu cực từ các vụ việc đánh bạc đối với tình hình an ninh trật tự địa phương; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản, như: tổ liên gia tự quản, cụm an ninh liên hoàn, an ninh giáp ranh… Tiếp tục phát động sâu rộng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; mọi người dân khi phát hiện các vụ việc đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào cần chủ động cung cấp nguồn tin cho lực lượng công an đấu tranh làm rõ. Do tính chất phức tạp của tội phạm cờ bạc nên lực lượng công an xã cần thường xuyên rà soát, làm tốt công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện những đối tượng lạ mặt hay nghi vấn từ nơi khác đến lén lút tổ chức hoạt động đánh bạc, bảo đảm giữ vững ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội tại các địa phương.
KẾT LUẬN
Cùng với các tệ nạn khác, cờ bạc đang là hiện tượng nhức nhối của xã hội nước ta. Tệ nạn này đã phát triển lan tràn, từ nông thôn tới thành thị, len lỏi vào từng ngõ phố, thôn xóm. Chúng đã cuốn vào một phần không nhỏ dân cư, không chỉ giới hạn trong một hay hai tầng lớp xã hội, từ nguời dân lao động, học sinh, sinh viên, cho tới cả các công viên chức nhà nước,… cùng với một lượng lớn của cải xã hội, kéo theo đó là sự xuống cấp về đạo đức, tha hóa về nhân cách của bộ phận những người tham gia. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều tệ nạn và tội phạm khác như tham nhũng, trộm cắp,lừa đảo,… (trong vụ án PMU 18, Bùi Tiến Dũng được báo chí mệnh danh là “con bạc triệu đô”, đã tham ô của nhà nước hàng trăm tỷ đồng đặt vào sới bạc).
Nền kinh tế nước ta “vốn lạc hậu, kém phát triển,lại chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh, không đủ khả năng giải quyết các vấn đề xã hội gay cấn trong một thời gian ngắn, nhất là từ khi chuyển sang cơ chế thị trường và mở cửa”,nên các tệ nạn, trong đó có tệ nạn cờ bạc phát triển nhanh chóng. Một bộ phận người dân lâm vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, trở thành các con bạc, mong muốn đổi đời qua vận đỏ đen.
Cơ chế đổi mới mang lại những thành tựu kinh tế, nhưng cũng mang theo mặt trái của mình. Đó là bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo, sức mạnh đồng tiền lấn át các giá trị tốt đẹp của xã hội, sự xuống cấp của đạo đức, văn hóa, lối sống thực dụng, trụy lạc, gia đình buông lỏng giáo dục, ít quan tâm tới sinh hoạt, học hành của con cái, một số bậc phụ huynh bị cuốn hút vào các hoạt động kinh tế thị trường,… Chúng là
những nguyên nhân xã hội quan trọng góp phần làm gia tăng và trầm trọng hơn các tệ nạn nói chung và cờ bạc nói riêng, gây mất trật tự xã hội.
Xã hội ổn định, người lao động có thể yên tâm làm việc, nguồn cung ứng nguyên vật liệu không bị biến động, sản phẩm làm ra có thể tìm được chỗ đứng trên thị trường, được lưu thông một cách tương đối tự do,… nhờ đó sản xuất, kinh doanh trong nước được thúc đẩy. Yếu tố này còn tạo nên môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư từ các nước phát triển. Cùng với lượng ngoại tệ đổ vào, nền kinh tế còn hấp thụ được những công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý cao,… Tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân tính theo đầu người vì thế mà tăng lên. Nền kinh tế phát triển không chỉ nâng cao đời sống nhân dân, nó tác động trở lại tạo ổn định, văn minh xã hội, trật tự được đảm bảo.
Xã hội là môi trường chứa đựng các điều kiện và yếu tố tác động tác động đến hành vi con người, nhưng cũng là nơi hoạt động thường xuyên của con người, nhằm tạo ra và thay đổi các yếu tố đó. Tệ nạn xã hội vì vậy cũng có thể bị loại trừ trong những điều kiện xã hội nhất định, khi con người có những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh thích hợp với chúng. Đây chính là cơ sở phương pháp luận cho công tác đấu tranh chống tệ nạn xã hội nói chung và nạn cờ bạc nói riêng.
Từng cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đấu tranh với nạn cờ bạc, cụ thể là sự lên án của dư luận, sự giáo dục quan tâm tới từng thành viên của cộng đồng và gia đình, thái độ dũng cảm tố cáo, ngăn chặn các hành vi sai lệch của từng cá nhân. Tuy vậy, Nhà nước với tư cách là thiết chế quyền lực công, quản lý các hoạt động chung của xã hội phải đóng vai trò chính, trung tâm và chủ yếu trong công tác này, mà biểu hiện quan trọng ở việc thể chế hóa đường lối xử lý trong pháp luật quốc gia.
Trong quá trình nghiên cứu tội đánh bạc, chúng ta đã khái niệm được đặc điểm, tính chất, xác định được mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này, các yếu tố cấu thành nên tội đánh bạc bao gồm: Khách thể, chủ thể, khách quan và hành vi chủ quan của tội phạm. Chúng ta còn nhận ra được những hạn chế nhất định trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, trong quá trình lập pháp, những bất cập về áp dụng pháp luật… thông qua đó, tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện điều luật. Tuy nhiên, do trình độ còn nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu đề tài không nhiều. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến thêm từ giáo viên hướng dẫn và đọc giả để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn.