nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Nhằm khuyến khích phát triển DNNVV thực hiện vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển các DNNVV.
Theo Nghị định này, phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích tạo thuận lợi cho DNNVV phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
Bên cạnh Nghị đinh 90, còn có rất nhiều các văn bản pháp quy hướng dẫn khác của Chính phủ nhằm trợ giúp các DNNVV như:
- Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20-12-2001 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25-6-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20-12-2001 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư số 42/2002/TT-BTC ngày 7-5-2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điểm Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20-12-2001 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28-4-2000 của Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Quyết định số 12/2003/QĐ-TTg ngày 17-01-2003 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, và thành viên của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chỉ thị số 27/2003/CT-TTg ngày 11-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10-8-2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004-2008.
- Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 11-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi thành viên Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chỉ thị số 40/2005/CT-TTg ngày 16-12-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thông tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20-02-2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thông tư số 82/2006/TT-BTC ngày 13-9-2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Quyết định sô 48/2006/QĐ-BTC ngày 14-9-2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23-10-2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006-2010).
2.3.1 Thực trạng chính sách hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.3.1.1 Vai trò của hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Một là, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ hỗ trợ sự ra đời và phát triển của các DNNVV. Trong nền kinh tế thị trường, ai cũng muốn đồng vốn của mình phải sinh lời. Những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay số tiền đó, những nhà doanh nghiệp vì mục đích sinh lời rất cần vay thêm vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mua nguyên vật liệu, nhất là đối với các doanh nghiệp thiếu vốn. Để giải quyết mâu thuẫn đó, ngân hàng thông qua quan hệ tín dụng thu hút những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp và của các tầng lớp dân cư khác, mang lại cho nhà
doanh nghiệp cần vay vốn. Hoạt động này tạo cơ hội cho các chủ doanh nghiệp muốn thành lập công ty hoặc mở rộng sản xuất – kinh doanh có thể vay vốn để thực hiện.
Hai là, tín dụng tác động vào xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Hoạt động tín dụng góp phần đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển và chuyển dịch cơ cấu của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ba là, với tư cách cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng ngân hàng trở thành động lực kích thích tổ chức kinh tế và dân cư trong các nước thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn. Mặt khác, tín dụng ngân hàng còn thu hút nguồn vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức như: trực tiếp vay bằng tiền, bảo lãnh cho các doanh nghiệp mua thiết bị trả châm… Như vậy, nguồn vốn trong nước và nước ngoài đầu tư cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu được thu hút qua kênh tín dụng ngân hàng.
Bốn là, tín dụng ngân hàng với cơ chế hoạt động cơ bản là “vay để cho vay”; “vay có hoàn trả theo thời hạn quy định cả vốn và lãi”; nếu quá hạn phải chịu lãi suất cao đã thúc đẩy doanh nghiệp, trong đó có DNNVV, nâng cao hiệu quả kinh tế về sử dụng vốn.
Năm là, tín dụng ngân hàng góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thống thị trường các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các DNNVV. Các DNNVV có vốn lưu động rất ít song nhu cầu cần nhiều. Nguồn vốn để mua vật tư hàng hóa, dự trữ cho sản xuất kinh doanh (kể cả trong nước và nhập khẩu) hiện tại chủ yếu được bù đắp bằng vốn tín dụng. Mặt khác tín dụng ngân hàng cũng tác động mạnh mẽ vào việc tiêu thụ sản phẩm cho các doanh
nghiệp thông qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng; cho vay hoặc bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lưu thông qua mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ tập trung cho vay những đối tượng hàng hóa có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, qua đó thúc đẩy việc xác lập cơ cấu kinh tế mới theo hướng tiến lên hiện đại hóa.
Sáu là, tín dụng ngân hàng với công cụ lãi suất đã góp phần quan trọng thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từng địa phương, từng vùng, ngành kinh tế. Qua đó, góp phần tác động mạnh khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hoặc việc xóa bỏ sự phân biệt lãi suất cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, đã góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.
2.3.1.2 Thực trạng tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua.
Thực hiện mục tiêu về trợ giúp phát triển các DNNVV theo các Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian qua ngành ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực trong việc đổi mới cơ chế chính sách tín dụng để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, nhất là các DNNVV tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.
Với chính sách mở rộng tín dụng cho khách hàng, dư nợ tín dụng của các ngân hàng tăng qua các năm (Biểu đồ 2).
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tháng 7/2008, dư nợ cho vay của nền kinh tế tăng 18,36% so với thời điểm cuối năm 2007. Theo báo cáo mới nhất từ 6 ngân hàng thương mại (NHTM)Nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh cho biết, đến nay tổng số doanh nghiệp còn quan hệ tín dụng với ngân hàng là
163.673 doanh nghiệp, chiếm trên 50% tổng số DNNVV với tổng nguồn vốn kinh doanh là 482.092 tỷ đồng.
Trong 7 tháng đầu năm 2008, doanh số cho vay của các NHTM với DNNVV là 289.100 tỷ đồng. Trong đó, khối NHTM Nhà nước là 141.816 tỷ đồng chiếm 47,7% khối NHTM cổ phần là 139.837 tỷ đồng chiếm 47,07%, khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7.446 tỷ đồng, chiếm 2,5%.
Biểu đồ 2: Tổng dư nợ tín dụng ngân hàng giai đoạn 2005 – 2008
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước 2008)
Một số chính sách tín dụng của các ngân hàng dành cho các DNNVV có thể kể tới như sau:
- Đối với ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Vietinbank đã có 8 sản phẩm tín dụng dành riêng cho khách hàng DNNVV cùng với hàng loạt các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, tư vấn, giới thiệu và hỗ trợ khách hàng tham gia các hoạt động dành cho DNNVV. Hiện tại DNNVV chiếm khoảng 60% tổng số khách hàng của
Vietinbank với số dư nợ tín dụng chiếm khoảng 50%. Ngân hàng Công thương Việt Nam là ngân hàng duy nhất được Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ định tham gia ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với các tổ chức tài chính APEC tài trợ DNNVV và được nhiều tổ chức quốc tế lựa chọn là đối tác thực hiện các chương trình dành cho DNNVV.
- Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NN &PTNT VN) cũng xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm khách hàng quan trọng cần được ưu tiên. Đến 31/08/2007 dư nợ cho vay DNNVV tại ngân hàng tăng gấp 20 lần so với năm 2001, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 100%. Dự kiến, đến năm 2010 tổng dư nơ cho vay đối với các DNNVV vào khoảng 35 %– 40%.
- Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) với tiêu chí xếp loại doanh nghiệp có doanh thu dưới 10 triệu USD, có vốn từ 2 triệu USD trở xuống thì số lượng doanh nghiệp này chiếm 35 %– 40% trong tổng số khách hàng của HSBC.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố chương trình Hỗ trợ tính dụng cho DNNVV góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững và đảm bảo an sinh xã hội giai đoạn 2008 – 2010 như sau:
+ Về tín dụng, BIDV dành riêng nguồn vốn 33.000 tỷ đồng với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho chương trình tái cấu trúc nợ đối với DNNVV vượt qua khó khăn trong lạm phát cao. Theo lộ trình, năm 2008 là 3.000 tỷ đồng, 2009 là 10.000 tỷ đồng, năm 2010 là 20.000 tỷ đồng, chiếm 50% tổng dư nợ cho vay của BIDV.
+ Về dịch vụ, BIDV cung ứng các dịch vụ như tư vấn hỗ trợ lập dự án và thu xếp vốn, tư vấn phát hành trái phiếu, niêm yết chứng khoán,…, các dịch
vụ trọn gói như tiền gửi, dịch vụ tài khoản, dịch vụ trả lương, các sản phẩm phái sinh,…
+ Về cấu trúc tài chính, BIDV tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, quản lý dòng tiền, tăng khả năng huy động vốn, hoặc giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.
+ Về cơ cấu nợ, bao gồm việc gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ và cơ cấu nợ.
- Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank ) với khoản tài trợ 320 tỷ đồng từ IFC dành riêng cho việc cấp vốn cho các DNNVV Việt Nam, Techcombank đã mở rộng thêm các sản phẩm, dịch vụ mới, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng hỗ trợ, cấp vốn cho các DNNVV, các DNNVV sẽ có dịp tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng hơn.
- Ngân hàng TMCP Việt Nam (Vietcombank), tháng 9 năm 2008 cũng đã đẩy mạnh Chương trình cho vay DNNVV bằng việc dành thêm 3.000 tỷ đồng trong kế hoạch phát triển tín dụng năm 2008. Hiện tại cho vay đối với DNNVV chiếm 22% tổng danh mục cho vay của Vietcombank.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp của ngân hàng chỉ vào khoảng 30% - 40% (Bảng 13).
Bảng 12: Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp Tỷ lệ %
- Đúng nhu cầu 10,5
- Đáp ứng ½ nhu cầu 33,5
- Chỉ vay được ¼ nhu cầu 29,8
(Nguồn: Báo cáo của VCCI, 2008)
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể liệt kê là: Lãi suất cao, thiếu tài sản thế chấp, vướng mắc về thủ tục hành chính, khó khăn về lập phương án kinh doanh. Trong số các nguyên nhân kể trên, lãi suất cao chiếm tỷ lệ cao, khoảng 73,8%( Nguồn: Báo cáo của VCCI, 2008). Doanh nghiệp phải hoạt động có lãi trên 20% mới đủ trả lãi vay ngân hàng đã là một vấn đề hết sức khó khăn chưa kể đến phần lợi nhuận đủ để trang trải các chi phí khác của doanh nghiệp.
2.3.1.3 Những cản trở trong việc hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo cuôc điều tra gần đây của Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có trên 32% DNNVV có khả năng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng (chủ yếu là NHTM), trong khi đó có hơn 35% số DNNVV khó tiếp cận và trên 32% số doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ các ngân hàng và từ chính các DNNVV.
2.3.1.3.1 Từ phía các ngân hàng.
- Trong thời gian trước đây, tỷ lệ lạm phát cao với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, NHNN giới hạn tăng trưởng tín dụng của NHTM không quá 30% khiến các NHTM hạn chế cho vay hoặc cho vay cầm chừng.
- NHNN bắt buộc các NHTM mua trái phiếu của Chính phủ với số tiền lớn khiến các NHTM khan hiếm nguồn tiền, đẩy lãi suất huy động lên cao, điều này dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng lên khiến các DNNVV không thể vay vốn.
- Cơ chế thế chấp, tín chấp áp dụng đối với các DNNVV còn hạn chế khiến các doanh nghiệp thường không đáp ứng được nhu cầu vay vốn.
2.3.1.3.2 Từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Các doanh nghiệp chưa có một hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch khiến cho các ngân hàng có ít thông tin về doanh nghiệp nên rất khó khi cho vay.
- Các doanh nghiệp thường không có tài sản đảm bảo, về hình thức cho vay tín chấp thì hầu như là không thể vì đây là những doanh nghiệp nhỏ chưa tạo được thương hiệu, uy tín trên thị trường, hoạt động kinh doanh chưa ổn định.
- Các DNNVV chưa có kỹ năng lập dự án nên rất khó thuyết phục được ngân hàng.
2.3.1.4 Thực trạng về Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Nghị định 90 và một số văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, nhưng đến nay chỉ có 9 tỉnh đang thí điểm hoạt
dụng còn một số bất cập trong quy định về góp vốn điều lệ, mức phí,… Hơn nữa các quỹ hoạt động không hiệu quả, nhiều địa phương còn sử dụng sai mục đích của Quỹ.