VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀ NỞ CẤP ĐỘ TẾ BÀO BÀI 1 TẾ BÀO

Một phần của tài liệu Trac nghiem cơ chế di truyền trong nhân (Trang 94 - 100)

- AXA – TTT – AAX – XAA –

360. Prôtêin bình thường có 90 axit amin Khi prôtêin này bị đột biến thì axit amin thứ 60 trở về sau đều bị mất Loại đột biến gen sinh ra prôtêin đột biến đó là:

VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀ NỞ CẤP ĐỘ TẾ BÀO BÀI 1 TẾ BÀO

BÀI 1 TẾ BÀO

Câu 1. Màng nguyên sinh được cấu tạo bởi:

a. Hợp chất lipôprôtêin bao gồm prôtêin và lipit. b. Lipit và axit nuclêic.

c. Gluxit và prôtêin. d. Lipit và gluxit.

Câu 2. Màng nguyên sinh có vai trò đối với tế bào thể hiện ở:

a. Tham gia quá trình phân bào. Ngăn cách tế bào chất với môi trường. b. Bảo vệ khối sinh chất và các thành phần bên trong tế bào.

c. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường xung quanh.

d. Cả a, b và c.

Câu 3. Cấu trúc cơ bản của màng nguyên sinh là:

a. Các phân tử lipit xen kẽ đều đặn với các phân tử prôtêin.

b. Cấu tạo chính là một lớp lipit kép được xen kẽ bởi những phân tử prôtêin, ngoài ra còn có lượng nhỏ cacbon hyđrat.

c. Gồm 2 lớp, lớp ngoài có các lỗ nhỏ đường kính 4 - 6A0. d. Gồm 3 lớp: lớp trong và lớp ngoài là prôtêin, lớp giữa là lipit.

Câu 4. Các lỗ nhỏ trên màng tế bào được hình thành do:

a. Do sự tiếp giáp giữa 2 lớp màng tế bào. b. Trong những phân tử lipit.

c. Trong các phân tử prôtêin nằm xuyên suốt chiều dày của màng. d. Do kết quả của quá trình thực bào.

Câu 5. Lựa chọn cho phù hợp cấu tạo với chức năng của màng nguyên sinh

1/ Lớp ngoài. 2/ Lớp giữa. 3/ Lớp trong.

A. Gồm giữa có 2 lớp photpholipit, quay đầu kị nước vào nhau, còn đầu ưa nước quay ra ngoài. B. Gồm các phân tử prôtêin hình sợi hoặc hình cầu.

C. Gồm các phân tử prôtêin hình sợi hoặc hình cầu, đồng thời có thêm các phân tử prôtêin dạng khối ưa nước.

a. 1B - 2A - 3C. b. 1C - 2A - 3B. c. 1C - 2B - 3A. d. 1B - 2C - 3A.

Câu 6. Màng bám thấm là loại màng:

a. Cho nước đi qua tự do và chất hòa tan đi qua bằng con đường khuếch tán.

b. Chỉ cho nước và các dung môi khác đi qua mà không cho các chất hòa tan đi qua tự do. c. Cho chất hòa tan đi qua bằng con đường vận chuyển chủ động tích cực.

d. Cho nước đi qua, còn chất hòa tan chỉ đi qua một phần.

Câu 7. Sự vận chuyển chủ động tích cực chất tan qua màng bán thấm có đặc điểm sau:

a. Ngược chiều građien nồng độ, tiêu tốn năng lượng và kích thước chất hòa tan phải lớn hơn lỗ màng nguyên sinh.

b. Ngược chiều građien nồng độ, cần enzim hoạt tải, tiêu tốn năng lượng và kích thước chất hòa tan phải lớn hơn lỗ màng nguyên sinh.

c. Ngược chiều građien nồng độ, cần enzim hoạt tải, tiêu tốn năng lượng và kích thước chất hòa tan có thể lớn hơn hay bé hơn lỗ Ngược chiều građien nồng độ, cần enzim hoạt tải, tiêu tốn năng lượng và kích thước chất hòa tan phải lớn hơn lỗ màng nguyên sinh.

d. Ngược chiều građien nồng độ, cần enzim hoạt tải, không tiêu tốn năng lượng và kích thước chất tan phải bé hơn lỗ màng nguyên sinh.

Câu 8. Quá trình nhập bào là quá trình:

a. Vận chuyển các chất vào tế bào để tổng hợp prôtêin và các chất khác.

b. Vận chuyển tích cực các ion cần cần thiết từ môi trường ngoại bào vào tế bào.

c. Vận chuyển các chất từ bên ngoài vào trong tế bào một cách tích cực qua các hình thức ẩm bào; thực bào, uống bào.

d. Nhập vào tế bào những chất cần thiết.

Câu 9. Xuất bào là hiện tượng:

a. Đưa ra ngoài tế bào những ion thừa.

b. Đưa ra ngoài tế bào những chất được tổng hợp. c. Đưa ra ngoài sản phẩm của quá trình trao đổi chất.

d. Dưới sự tham gia của bộ máy golgi, đưa ra ngoài tế bào các chất tiết hay cặn bã, thường xảy ra ở mô tiết.

Câu 10. Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào thực hiện bằng hình thức:

a. Khuếch tán qua màng theo chiều građien nồng độ.

b. Đi từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao nhờ các chất hoạt tải.

c. Nhờ chất vận chuyển trung gian để đi qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. d. Cả a, b và c.

Câu 11. Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là:

a. Là nơi giúp sự trao đổi chất giữa nhân và tế bào.

b. Là nơi cung cấp nguyên liệu và xảy ra mọi hoạt động sống của tế bào. c. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

d. Là nơi diễn ra quá trình tổng hợp các chất.

a. Ti thể. b. Lạp thể. c. Bộ máy golgi. d. Lưới nội chất.

Câu 13. Việc hoàn thiện cấu trúc của các prôtêin và vận chuyển chúng đến nơi khác trong tế bào là chức năng

của:

a. Ti thể. b. Lạp thể. c. Bộ máy golgi. d. Lưới nội chất.

Câu 14. Việc sử dụng các enzim thủy phân để phân hủy các đại phân tử prôtêin, pôlisaccarit hoặc các axit nuclêic

trong tế bào là chức năng của:

a. Ti thể. b. Lizôxôm (tiêu thể, thể hòa tan). c. Bộ máy golgi. d. Lưới nội chất.

Câu 15. Trung thể đóng vai trò quan trọng trong tế bào:

a. Quá trình hô hấp tế bào. b. Quá trình sinh tổng hợp prôtêin. c. Hình thành thoi dây tơ vô sắc. d. Quá trình nhân đôi của AND.

Câu 16. Trung thể có mặt ở:

a. Tất cả tế bào động vật và thực vật. b. Tế bào động vật.

c. Tế bào thực vật.

d. Tế bào động vật và một số tế bào thực vật.

Câu 17. Mỗi trung thể được cấu tạo từ:

a. 2 trung tử có cấu trúc hình trụ đứng vuông góc với nhau. b. 2 trung cầu nằm cạnh nhân.

c. 2 trung tử có cấu trúc hình trụ đứng song song với nhau.

d. ADN và prôtêin dạng histon.

Câu 18. Lục lạp trong tế bào có vai trò:

a. Làm cho hoa quả có màu.

b. Làm thành bộ phận dự trữ cho cây.

c. Làm cho cây có màu xanh, thực hiện quang hợp và có khả năng tự nhân đôi. d. Là nơi tạo năng lượng cho tế bào từ năng lượng mặt trời.

Câu 19. Không bào thường được gặp ở:

a. Tế bào động vật và thực vật bậc thấp.

b. Tế bào vi khuẩn hay tế bào chưa có nhân. c. Tế bào động vật bậc cao.

d. Tế bào thực vật trưởng thành.

Câu 20. Thể vùi trong tế bào là nơi:

a. Dự trữ tinh bột, prôtêin và lipit dưới dạng các hạt. b. Tổng hợp và dữ trữ prôtêin.

c. Tổng hợp và dự trữ tinh bột. d. Dự trữ tinh bột và prôtêin.

Câu 21. Tính chất nào sau đây không phải của tế bào chất:

a. Dung dịch keo, trong suốt, cấu tạo bởi các hạt mixen. b. Là khối chất lỏng lấp đầy khoang tế bào.

c. Chất lỏng của tế bào chất không có biến đổi.

d. Giữa các hạt keo (mixen) có hiện tượng hút đẩy do tích điện.

a. Ti thể. b. Thể Golgi. c. Không bào. d. Lizôxôm.

Câu 23. Sự tiêu hóa bên trong tế bào là do:

a. Lizôxôm. b. Thi thể. c. Thể Golgi. d. Không bào.

Câu 24. Sự vận chuyển các chất trong lòng tế bào chất là của:

a. Ti thể. b. Hệ lưới nội chất.

c. ARN vận chuyển. d. Lizôxôm.

Câu 25. Hệ thống ống dẫn có đường kính khác nhau, nằm rải rác trong tế bào, nối liền màng nhân với màng

nguyên sinh là của:

a. Ti thể. b. Thể Golgi. c. Lưới nội chất. d. Lizôxôm.

Câu 26. Tế bào thực vật thích nghi cao độ với đời sống tự dưỡng là nhờ bào quan:

a. Ti thể. b. Thể Golgi. c. Lizôxôm. d. Lạp thể.

Câu 27. Bào quan có “các màng hợp thành từng đám, chứa enzim, sắc tố, không bào nhỏ, giọt lipit, các đoạn nhỏ

ADN nhỏ…” là:

a. Ti thể. b. Lạp thể c.Thể Golgi. d. Lizôxôm.

Câu 28. Loại bào quan không có trong tế bào thực vật:

a. Ti thể. b. Thể Golgi. c. Lạp thể. d. Trung thể.

Câu 29. Tế bào động vật có đặc điểm:

a. Không bào lớn. b. Có màng xenlulô. c. Bộ lạp rất phát triển. d. Có trung thể.

Câu 30. Sự tạo thoi vô sắc để định hướng cho sự phân li của nhiễm sắc thể là chức năng của:

a. Ti thể. b. Thể Golgi. c. Lạp thể. d.Trung thể.

Câu 31. Bào quan có vai trò “Định hướng sự phân bào hoặc biến thành bộ máy chuyển động của tế bào” là:

a. Trung thể. b. Ti thhể c. Thể Golgi. d. Lạp thể.

Câu 32. Bào quan có chức năng là trung tâm hô hấp của tế bào đó là:

a. Trung thể. b. Ti thhể c. Thể Golgi. d. Lạp thể.

Câu 33. Đặc điểm nào không có ở ti thể:

a. Có cấu tạo màng đôi, màng trong lỗi lõm hình răng lược.

b. Là bào quan nhỏ có hình hạt, hình sợi, hình que và có thể thay đổi. c. Tồn tại trong hai thế hệ tế bào.

d. Là trung tâm hô hấp của tế bào, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 34. Bào quan có chức năng bài tiết của tế bào, lọc các chất bả cũng như lọc các chất tiết và bảo quản chất tiết

là:

a. Trung thể. b. Ti thhể c. Lạp thể. d. Thể Golgi.

Câu 35. Đặc điểm cấu tạo của ribôxôm là:

a. Có nhiệm vụ trực tiếp tổng hợp axit amin. b. Có dạnh hình quả lê do hai tiểu đơn vị tạo thành.

c. Dạng khối cầu nhỏ hình quả lê có 1 phân tử ARN và 34 chuỗi pôlipetit.

d. Dạng khối cầu to có 2 phân tử ARN và 20 chuỗi pôlipetit.

Câu 36. Đặc điểm không phải của ribôxôm là:

a. Dạng khối cầu to có 1 phân tử ARN và 34 chuỗi pôlipetit.

b. Là chuỗi hạt nhỏ có kích thước từ 100 – 300 A0.

c. Dạng khối cầu nhỏ gồm 1 phân tử ARN và 20 chuỗi pôlipetit. d. Trực tiếp tổng hợp prôtêin từ các axit amin.

Câu 37. Nhiệm vụ của lưới nội chất hạt là:

b. Tổng hợp prôtêin. d. Tổng hợp chất tiết.

Câu 38. Tính chất nào không đúng đối với không bào:

a. Tham gia quá trình hấp thụ nước và muối khoáng.

b. Là túi chứa các chất tan và không tan. c. Là nơi dự trữ của tế bào.

d. Rất phát triển ở tế bào động vật.

Câu 44. Màng nhân của tế bào có cấu tạo:

a. Gồm hai lớp màng: màng ngoài và màng trong đều có hạt ribôxôm bám bề mặt. b. Gồm hai lớp màng gọi là màng kép, cấu tạo kín.

c. Gồm hai lớp màng, trong đó màng ngoài có các lỗ màng nhân. d. Chỉ có một lớp màng sinh chất.

Câu 45. Vai trò của các lỗ lớn trên màng nhân có tác dụng:

a. ADN từ bào tương đi vào trong nhân. b. Giúp sự phân chia tế bào.

c. Hình thành thoi dây tơ vô sắc.

d. Trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất.

Câu 46. Thành phần cấu trúc của nhân tế bào bao gồm:

a. Màng nhân (dạng màng kép), lỗ màng nhân, dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc thể. b. Màng nhân (dạng màng đơn), không có lỗ màng nhân, dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc.

c. Màng nhân (dạng màng kép), lỗ màng nhân, dịch nhân, chất nhiễm sắc thể chỉ có một nhân con.

d. Màng nhân (dạng màng kép), lỗ màng nhân, dịch nhân, một vài nhân con, không có chất nhiễm sắc thể.

Câu 47. Nhân con có đặc điểm:

a. Mỗi tế bào chỉ có một nhân con.

b. Nhân con là nơi tập trung của r-ARN, tham gia tổng hợp ribôxôm, được hình thành từ eo thứ cấp của NST.

c. Chỉ có trong nhân tế bào động vật mà không có trong nhân tế bào thực vật. d. Chỉ xuất hiện trong tế bào khi tế bào phân chia.

Câu 48. Sự xuất hiện hay biến mất của nhân con trong chu kì nguyên phân là do nguyên nhân:

a. Xuất hiện do ADN nhân đôi và tiêu biến cùng với thoi vô sắc.

b. Xuất hiện khi cần tổng hợp các loại ARN, tiêu biến để NST phân li về hai cực.

c. Xuất hiện khi các r-ARN tập trung, quá trình đồng hóa mạnh, tiêu biến khi r-ARN thoát ra ngoài tế bào chất.

d. Xuất hiện khi cần tổng hợp ribôxôm, tiêu biến khi NST phân li về hai cực.

Câu 49. Chất nhiễm sắc chỉ tồn tại trong nhân khi tế bào:

a. Khi tế bào không phân chia. b. Ở kì trung gian của sự phân bào.

c. Tồn tại suốt thời gian tồn tại của tế bào.

d. Chỉ tồn tại khi tế bào phân chia.

Câu 50. Hệ thống sợi hình mạng lưới, bắt màu khi nhuộm bởi phản ứng nhuộm màu đặc trưng, có thể bị đứt

đoạn, tạo ra dạng mới là của:

a. Hệ lưới nội chất. b. Màng tế bào. c. Thể Golgi. d. Mạng lưới nội chất.

Câu 51. Tế bào là một thể thống nhất về mặt chức năng là do:

a. Không có nhân, tế bào chết không có tế bào chất, nhân tồn tại 1 thời gian ngắn. b. Nhân điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

c. Tế bào chất là nơi cung cấp nguyên liệu, đồng thời là nơi diễn ra mọi phản ứng của tế bào.

d. Màng tế bào bảo vệ cho tế bào chất và nhân.

Câu 52. Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể sinh vật là do:

a. Tế bào có kích thước nhỏ, dễ kết hợp với nhau thành cơ thể.

b. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Đồng thời tất cả các dạng tế bào đều có cấu tạo chung: màng – tế bào chất – nhân.

c. Tế bào có màng nguyên sinh, giúp chúng dễ liên kết với nhau thành cơ thể.

d. Mọi tế bào đều có nhân, tế bào chất và màng tế bào.

Câu 53. Tế bào là đơn vị chức năng của mô và cơ quan:

a. Các mô và các cơ quan đều có cấu tạo tế bào.

b. Các mô và các cơ quan khác nhau thì có cấu tạo từ các loại tế bào khác nhau.

c. Các tế bào giống nhau về cấu tạo, cùng chung một chức năng tạo thành mô. Các mô có chức năng giống nhau tạo thành cơ quan.

d. Các mô và các cơ quan giống nhau thì có cấu tạo từ các loại tế bào giống nhau.

Câu 54. Tế bào là một đơn vị sinh trưởng là do:

a. Tế bào có khả năng tăng trưởng về khối lượng và kích thước. b. Tế bào có khả năng tái sinh, khi bị tổn thương.

c. Tế bào có cấu tạo bởi ba thành phần: nhân – tế bào chất – màng nguyên sinh. d. Tế bào có khả năng thực hiện quá trình nguyên phân.

Câu 55. Tế bào là một đơn vị chức năng của sự sống là vì:

a. Trong tế bào đều có mọi dấu hiệu của sự sống, như hô hấp, trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng, vận động…

b. Tế bào có khả năng sinh sản. c. Tế bào có khả năng tái sinh.

d. Tế bào có khả năng biến đổi trước mọi thay đổi của môi trường.

Câu 56. Tế bào là cơ sở vật chất trong mối liên hệ giữa các thế hệ là do:

a. Cơ thể đa bào lúc đầu do một hợp tử (chỉ có một tế bào) hình thành.

b. Trong sinh sản sinh dưỡng ở mọi hình thức giâm, chiết, ghép thì cơ thể mới là một bộ phận của cơ thể mẹ hình thành, chúng giống hệt nhau về tế bào.

c. Trong sinh sản hữu tính, giao tử đực và giao tử cái cũng là tế bào, chúng sẽ tái tạo nên cơ thể mới cũng là tế bào.

d. Dù hình thức sinh sản nào chăng nữa, tế bào vẫn là mắt xích nối liền các thế hệ, đảm bảo sự kế tục về vật chất di truyền.

Câu 57. Tế bào là đơn vị di truyền ở cấp độ tế bào vì:

a. Trong nhân tế bào chứa nhiễm sắc thể.

b. Thực hiện mọi chức năng di truyền từ cấp độ phân tử cho tới cấp độ tế bào. c. Có khả năng xảy ra đột biến nhiễm sắc thể.

d. Cả a, b và c.

Câu 58. Các cơ chế di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào là:

a. Cơ chế tự nhân đôi ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp các chuỗi pôlipetit.

Một phần của tài liệu Trac nghiem cơ chế di truyền trong nhân (Trang 94 - 100)