CHỨC NĂNG CỦA HỆ SINH THÁI

Một phần của tài liệu 37086277-đa-dạng-sinh-học (Trang 81 - 87)

4.1. Chức năng sinh thái và môi trƣờng

Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài ngƣời. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trěnh địa hóa, thủy hóa (thủy vực): ôxy vŕ các nguyên tố cơ bản khác nhƣ cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nƣớc ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái đƣợc đƣa ra tręn cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng đƣợc con ngƣời sử dụng.

4.1.1. Bảo vệ tài nguyên nước

Thảm thực vật giúp duy trì vòng tuần hoàn của nƣớc trong tự nhiên, điều chỉnh và ổn định dòng chảy, và có vai trò nhƣ là một tấm đệm giúp chống lại những hiện tƣợng thời tiết khắc nghiệt nhƣ bão lũ, hạn hán. Chặt phá các thảm thực vật gây ra sự lắng đọng và tích tụ bùn ở các dòng chảy, giảm trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc, suy giảm hệ sinh thái thuỷ sinh,… Những vùng đất ngập nƣớc và các khu rừng với tính đa dạng sinh học cao, là những hệ thống lọc và làm sạch nƣớc khổng lồ. Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển còn giúp giữ phù sa đổ từ sông ra và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

4.1.2. Hình thành và bảo vệ đất

Các sinh vật sống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và duy trì cấu trúc đất, giữ ẩm và chất dinh dƣỡng cho đất, nhất là nhóm sinh vật đất. Những vùng đất có thảm thực vật che phủ thì có độ màu mỡ cao hơn. Khi đất không còn đƣợc che phủ bởi các thảm thực vật sẽ dẫn tới sự mặn hoá, các chất dinh dƣỡng bị rửa trôi, laterit hoá và xói mòn đất mặt, qua đó làm giảm năng suất của đất. Duy

trì các hệ sinh thái sẽ giúp giảm sự xói mòn đất, ngăn chặn trƣợt lở đất đá, bảo vệ các vùng đất ven bờ ( sông hay biển ).

Việc hủy hoại thảm thực vật rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngƣ nghiệp cũng nhƣ các hoạt động khác của con ngƣời trong quá trình phát triển kinh tế, là nguyên nhân khiến cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi, là nguyên nhân chính làm tăng các thảm họa thiên nhiên nhƣ lũ lụt, hạn hán... hoặc gây ô nhiễm môi trƣờng đất và nƣớc.

4.1.3. Điều hòa khí hậu

Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phƣơng, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nƣớc, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hňa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trƣờng trên cạn cũng nhƣ dƣới nƣớc thông qua khả năng quang hợp....

4.1.4. Phân hủy các chất thải

Hệ sinh thái và các quá trình sinh thái đóng một vai trò quan trọng trong việc phân huỷ và hấp thụ các chất ô nhiễm sinh ra từ các hoạt động của con ngƣời. Các hợp phần của hệ sinh thái, từ những sinh vật nhỏ là vi khuẩn tới những nhóm sinh vật bậc cao đều có thể tham gia vào quá trình phân huỷ và đồng hoá các chất độc. Tuy nhiên, nếu hàm lƣợng chất độc hại quá cao vƣợt quá ngƣỡng chịu tải của hệ sinh thái thì sẽ gây tổn hại tới hệ sinh thái. Một số hệ sinh thái, đặc biệt là các vùng đất ngập nƣớc, có khả năng phân huỷ và hấp thu các chất độc hại rất tốt. Rất nhiều các vùng đất ngập nƣớc tự nhiên hay nhân tạo đƣợc sử dụng để lọc và hấp thu các kim loại nặng, chất rắn lơ lửng, làm giảm nhu cầu ôxi sinh hoá (BOD), phá huỷ các vi sinh vật độc hại.

4.1.5. Bảo tồn các loài sinh vật

Duy trì hệ sinh thái góp phần bảo vệ các loài sinh vật khỏi sự tuyệt chủng, qua đó bảo vệ nguồn gene đa dạng của chúng, bởi hệ sinh thái là môi trƣờng sống

của mọi loài sinh vật. Đó là điều kiện tiên quyết để bảo tồn đa dạng loài và đa dạng gene.

4.1.6. Phục hồi điều kiện môi trường sau những biến cố, sự cố

Duy trì một hệ sinh thái khoẻ mạnh và đa dạng góp phần phục hồi các điều kiện môi trƣờng ban đầu sau những sự cố môi trƣờng hay thiên tai nhƣ lũ lụt, cháy, bão …

4.2. Chức năng sản xuất – giá trị kinh tế

Từ xƣa con ngƣời đã thuần hoá và nuôi dƣỡng những loài sinh vật tự nhiên để nhằm cung cấp thức ăn cho họ. Ngày nay, những vật nuôi và cây trồng này đƣợc nuôi dƣỡng và trồng trọt tập trung, tạo thành những hệ sinh thái nhân tạo nhƣ các đồng ruộng, trang trại, vƣờn cây, ao cá, đầm tôm,…. Đây là nguồn lƣơng thực - thực phẩm quan trọng của con ngƣời.

Lƣơng thực - thực phẩm mà con ngƣời sử dụng hàng ngày đều có nguồn gốc từ các hệ sinh thái xung quanh.

- Động vật: 1005 protêin cung cấp cho bữa ăn hàng ngày của con ngƣời là nhóm động vật đƣợc con ngƣời thuần dƣỡng từ tự nhiên, trong đó có 9 loài chủ yếu là : gia súc, lợn, cừu, dê, trâu, gà, vịt, ngan, ngỗng.

- Thực vật: Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các loài thực vật trên trái đất đƣợc con ngƣời sử dụng làm thực phẩm. Có khoảng 10.000-50.000 loài thực vật có thể ăn đƣơc, trong đó chỉ có khoảng 150 loài đƣợc con ngƣời sử dụng chủ yếu. Tuy nhiên, do tính thƣơng mại toàn cầu, hiện nay con ngƣời chỉ tập trung khai thác 15 loài, trong đó lúa mì, lúa gạo và ngô cung cấp tới 2/3 tổng lƣợng lƣơng thực- thực phẩm từ thực vật

Theo một số tài liệu, đa dạng sinh học trên toàn cầu có thể cung cấp cho con ngƣời một giá trị tƣơng đƣơng 33.000 tỷ USD/năm. Trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam (công bố năm 1995) cũng ƣớc tính, hàng năm việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam có giá trị tƣơng đƣơng 2 tỷ USD.

Lấy số liệu thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam đã có giá trị 2 tỷ USD. Ngành nông - lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài nguyên rừng có giá trị vô cùng to lớn. Với giá khoảng 250 USD/m3 gỗ, thì hàng năm chỉ riêng mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, đa dạng sinh học đã cho giá trị khoảng 1,5 - 3,5 tỷ USD. Đó là chƣa kể hàng năm rừng đă cung cấp các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó cho tiêu dùng trong nƣớc.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành nông nghiệp đóng góp một tỷ lệ đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): gần 21%, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ gần 1,1% và, ngành thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP.

Theo số liệu thống kê năm 1995, nhu cầu cây thuốc cho công nghiệp dƣợc, mỹ phẩm hƣơng liệu khoảng 20.000 tấn/năm. Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuốc khoảng 10.000 tấn/năm trị giá khoảng 15-20 triệu USD.

Giá trị kinh tế của đa dạng sinh học có thể nęu khái quát về các mặt sau đây: - Giá trị đƣợc tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài nguyên đa dạng sinh học.

- Đa dạng sinh học đảm bảo cơ sở cho an ninh lƣơng thực và phát triển bền vững của đất nƣớc, đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Đa dạng sinh học cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía đƣờng, bông vải, cây lấy dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều...

- Đa dạng sinh học góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị nông sản.

4.3. Chức năng xã hội và nhân văn

Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, một số loài động vật hoang dã đƣợc coi là biểu tƣợng trong tín ngƣỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm hội

sinh vật đã hình thành các lễ hội của một số bộ tộc ít ngƣời nhƣ lễ hội săn bắn theo mùa, hoặc hình thành sự quản lý tài nguyên theo tính chất cộng đồng nhƣ vai trò của già làng, trƣởng bản trong việc phân định phạm vi, mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên đất và rừng.

Cuộc sống văn hóa của con ngƣời Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các loài động, thực vật nuôi trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen thuộc với mọi ngƣời dân, đặc biệt ngƣời dân sống ở vùng nông thôn và miền núi, nhƣ lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), lễ hội đua thuyền... Nhiều loài cây, con vật đă trở thành thiêng liêng hoặc vật thờ cúng đối với các cộng đồng ngƣời Việt nhƣ: gốc đa thiêng, đền thờ cá Ông ở các tỉnh miền Nam Trung bộ. Các khu rừng thiêng, rừng ma là những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc miền núi. Nghề nhuộm chàm, dệt thổ cẩm, làm hƣơng, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là những sự gắn bó của đời sống văn hóa con ngƣời Việt Nam với đa dạng sinh học.

Rất nhiều loài động vật hoang dã đƣợc thuần dƣỡng với mục đích làm bầu bạn với con ngƣời hoặc thuần hóa để chăn nuôi làm thực phẩm sử dụng hàng ngày.

Rất nhiều thú vui của con ngƣời đƣợc tạo nên thông qua việc tổ chức tham quan, theo dõi tập tính của nhiều loài động vật hoang dã. Gần đây, ngành du lịch sinh thái đă hình thành và đang phát triển rộng rãi trên cơ sở sự ham hiểu biết thiên nhiên của con ngƣời đồng thời cũng là điều kiện để nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo tồn thiên nhiên cũng nhƣ làm cho con ngƣời gần gũi hơn, thân thiện hơn với thiên nhiên hoang dã.

Giá trị xã hội - nhân văn của đa dạng sinh học thể hiện tập trung ở các mặt sau đây:

- Tạo nhận thức, đạo đức và văn hóa hƣởng thụ thẩm mỹ công bằng của ngƣời dân. Qua các biểu hiện phong phú nhiều dáng vẻ, nhiều hình thù, nhiều màu sắc, nhiều kết cấu, nhiều hƣơng vị của thế giới sinh vật con ngƣời trở nên hiền hòa, yêu cái đẹp.

- Đa dạng sinh học góp phần đắc lực trong việc giáo dục con ngƣời, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hƣơng, đất nƣớc.

- Đa dạng sinh học là yếu tố chống căng thẳng, tạo sự thoải mái cho con ngƣời. Điều này đặc biệt có giá trị trong thời đại công nghiệp, trong cuộc sống hiện tại căng thẳng và đầy sôi động.

- Đa dạng sinh học góp phần tạo ổn định xă hội thông qua việc bảo đảm an toàn lƣơng thực, thực phẩm, thỏa mãn các nhu cầu của ngƣời dân về đầy đủ các chất dinh dƣỡng, về ăn mặc, nhŕ ở, tham quan du lịch và thẩm mỹ.

4.4. Các chức năng khác

Từ các sinh vật của các hệ sinh thái tự nhiên hay nhân tạo có thể khai thác đƣợc rất nhiều giá trị khác. Đó là:

4.4.1. Làm thuốc trừ sâu

Rất nhiều các hợp chất hoá học đƣợc những ngƣời dân bản địa chiết xuất từ các loài thực vật trong tự nhiên đƣợc sử dụng làm thuốc trừ sâu. Những hợp chất này do có nguồn gốc tự nhiên nên không gây hại tới môi trƣờng và con ngƣời chỉ có tác dụng lên loài sâu gây hại.

4.4.2. Làm thuốc, dược phẩm

Rất nhiều các loài thực vật và một số loài động vật đƣợc sử dụng nhƣ những loại thuốc chữa bệnh, ở các đất nƣớc Châu Á và các nƣớc khác, nhƣ Việt Nam, Trung Quốc,…con ngƣời từ rất lâu đời đã biết sử dụng các loài thực vật để làm thuốc chữa bệnh - đƣợc gọi là những dƣợc thảo. Ở những nƣớc này có hẳn một ngành khoa học chuyên nghiên cứu và chữa bệnh bằng các loài dƣợc thảo, gọi là đông y. Ngoài ra, ngành công nghiệp dƣợc phẩm hiện nay cũng chủ yếu dựa vào các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để chế biến các loại thuốc. ¼ trong tổng số các loại dƣợc phẩm hiện nay đƣợc chiết xuất trực tiếp từ thực vật hoặc qua quá trình tổng hợp hoá học.Và hơn ½ số thuốc cũng đƣợc sản xuất dựa theo những hợp chất có trong tự nhiên. Đó mới chỉ là những nghiên cứu trên 1% tổng số loài thực vật của rừng mƣa nhiệt đới.

Một phần của tài liệu 37086277-đa-dạng-sinh-học (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)