ĐẶC TRƢNG CỦA HỆ SINH THÁI

Một phần của tài liệu 37086277-đa-dạng-sinh-học (Trang 78 - 81)

- Hệ sinh thái là một hệ thống cân bằng động và có khả năng tự điều chỉnh, cơ chế điều chỉnh thông qua sự điều chỉnh về số lƣợng sinh vật trong quần xã và điều chỉnh tốc độ của chu trình vật chất và dòng năng lƣợng.

- Hệ sinh thái có tính đa dạng càng cao thì tính bền vững càng lớn.

3.1. Tính cân bằng của hệ sinh thái – cân bằng sinh thái (ecological stability)

Cân bằng sinh thái là trạng thái mà tại đó hệ sinh thái duy trì sự ổn định tƣơng đối thông qua các mối quan hệ của các sinh vật trong quần xã sinh vật và sự thích nghi với điều kiện môi trƣờng.

Hệ sinh thái có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu một thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó để duy trì cân bằng. Nếu những tác động làm biến đổi hệ sinh thái quá nhiều, vƣợt ra ngoài giới hạn chịu đựng của hệ thì cân bằng sinh thái sẽ bị phá vỡ.

3.2. Dòng năng lƣợng trong hệ sinh thái

Dòng năng lƣợng trong hệ sinh thái là dòng hở (không khép kín), bởi qua mỗi bậc dinh dƣỡng năng lƣợng bị mất đi do quá trình toả nhiệt và dạng năng lƣợng không đồng hoá đƣợc.

Dựa vào nguồn năng lƣợng cung cấp cho hệ sinh thái, ngƣời ta chia hệ sinh thái thành các loại:

- Hệ sinh thái nhận năng lƣợng từ ánh sang mặt trời nhƣ rừng, biển, đồng cỏ,…

- Hệ sinh thái nhận năng lƣợng từ ánh sáng mặt trời và năng lƣợng do con ngƣời bổ sung.

- Hệ sinh thái nhận năng lƣợng từ ánh sang mặt trời và các nguồn năng lƣợng tự nhiên bổ sung khác.

- Hệ sinh thái nhận năng lƣợng từ nguồn năng lƣợng công nghiệp. Các dạng năng lƣợng trong hệ sinh thái bao gồm

- Quang năng: năng lƣợng từ mặt trời, đây là nguồn năng lƣợng chủ yếu và hết sức quan trọng.

- Hoá năng: năng lƣợng trong các hợp chất hoá học.

- Động năng: năng lƣợng làm cho hệ sinh thái vận động nhƣ gió, nhựa, dòng chảy, di chuyển của động vật.

- Nhiệt năng.

3.3. Dòng vật chất của hệ sinh thái, chu trình sinh địa hoá

- Chu trình tuần hoàn vật chất: đây là một chu trìn khép kín:

Môi trƣờng  sinh vật sản xuất  sinh vật tiêu thụ  sinh vật phân huỷ  Môi trƣờng

- Chuỗi thức ăn: là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài sinh vật là một mắt xích, trong đó mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích trƣớc nó và bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- Lƣới thức ăn : là tập hợp các chuỗi thức ăn có chung mắt xích tức là có chung các bậc dinh dƣỡng.

- Chu trình sinh địa hoá: sự vận chuyển và biến đổi của các hợp chất từ môi trƣờng vào cơ thể và ngƣợc lại đƣợc gọi là chu trình sinh địa hoá.

Một phần của tài liệu 37086277-đa-dạng-sinh-học (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)