Các động cơ truyền động chính

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CẦU TRỤC CHÂN ĐẾ HM5045-1825.ĐI SÂU PHÂN TÍCH TRANG BỊ ĐIỆN CƠ CẤU DI CHUYỂN VÀ CƠ CẤU QUAY MÂM (Trang 51 - 53)

Do yêu cầu điều chỉnh tốc độ và trạng thái làm việc của cần cẩu nên các động cơ truyền động chính cho các cơ cấu là động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc.

Bảng 3.1. Các động cơ chính của cần trục HM – 5045

ĐC cơ cấu nâng hạ hàng chính 110 735 1

ĐC cơ cấu nâng hạ hàng phụ 75 975 1

ĐC nâng hạ cần 110 990 1

ĐC cơ cấu di chuyển chân đế 7,5 970 16

ĐC cơ cấu quay mâm 37 735 2

ĐC quấn cáp cấp nguồn cho cần cẩu 1,5 4

3.1.4. Cáp thép

Cáp thép sử dụng cho cơ cấu nâng hạ hàng:

- Cơ cấu nâng chính: 2 sợi, đường kính 35,5 mm.

- Cơ cấu nâng phụ: 2 sợi, đường kính 25 mm.

- Cáp thép sử dụng cho cơ cấu nâng hạ cần: 2 sợi, đường kính 35,5mm

3.1.5. Phanh

Phanh hãm là một bộ phận không thể thiếu trong các cơ cấu chính của cần cẩu. Phanh dùng để hãm các động cơ của các cơ cấu. Loại phanh dùng trong cần cẩu là loại phanh đai. Khi động cơ của cơ cấu được đóng điện vào lưới điện thì đồng thời cuộn dây hãm của nam châm phanh hãm cũng có điện. Lực hút của nam châm thắng lực cản của lò xo, giải phóng trục động cơ để động cơ làm việc. Khi cắt điện, cuộn dây nam châm cũng mất điện, lực căng của lò xo sẽ ép chặt má phanh vào trục động cơ, để hãm.

Hình 3.1. Cấu tạo phanh NC: Cuộn dây của nam châm

GPH: Đối tượng của phanh. GNC: Tự trọng của nam châm. GL: Trọng tâm của cánh tay đòn.

FS1, FS2: Lực tác dụng của đai phanh lên trục động cơ.

Khi cuộn dây nam châm có điện, lực hút của nam châm sẽ thắng cánh tay đòn L lên, làm cho đai phanh không ép chặt vào trục động cơ. Khi mất điện, do tự trọng của nam châm GNC và đối trọng phanh GPH, cánh tay đòn hạ xuống và vành đai ghì chặt động cơ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CẦU TRỤC CHÂN ĐẾ HM5045-1825.ĐI SÂU PHÂN TÍCH TRANG BỊ ĐIỆN CƠ CẤU DI CHUYỂN VÀ CƠ CẤU QUAY MÂM (Trang 51 - 53)

w