M I> I>
3.4.3. Phân tích sự hoạt động của cơ cấu quay mâm
* Điều kiện hoạt động
Mạch cấp nguồn được cấp nguồn đến từ lưới bằng cách đóng công tác tơ Q7 và áp to mát S20K2
Không xảy ra quá tải: Tiếp điểm các role bảo vệ đóng Không xảy ra ngắn mạch: các role quá đóng F1, F1A đóng * Nguyên lý hoạt động
Khi các điều kiện hoạt động thõa mãn thì tiến hành cung cấp nguồn điện động lực cho các cơ cấu của cần trục ta tiến hành như sau:
- Đóng aptomat Q7 sẵn sàng cấp nguồn cho động cơ nâng hạ chính., lúc này đèn CH –500 sáng báo có nguồn, động cơ sẵn sàng hoạt động
- Bộ biến tần CIMR – G7 – 4055 thực hiện chức năng điều khiển 2 động cơ quay mâm chính M1 và M1A (22kW).
- Khi muốn quay trái hoặc phải, gạt tay trang gạt S1 tương ứng với sang trái hoặc sang phải. Đèn CH – 0109 chỉ báo cơ cấu đang quay trái, đèn CH – 0110 chỉ báo cơ cấu đang quay phải. Các cấp tốc độ của cơ cấu nâng hạ được thực hiện bỏi tay trang S1, cơ cấu nâng hạ có 3 cấp tốc độ tương ứng với từng cặp tiếp điểm đóng của tay trang S1. Chương trình PLC thực hiện tương ứng với từng cặp tiếp điểm đóng để điều khiển các cấp tốc độ của động cơ. Việc điều khiển tốc độ được thực hiện bởi người vận hành.
- Với cấp tốc độ 1 đèn CH – 00111 sáng
- Vơi cấp tốc độ 2 đèn CH – 00112 sáng
- Với cấp tốc độ 3 đèn CH – 00113 sáng
- Khi muốn reset hệ thống, ấn nút S3 tương ứng với đèn CH – 00202 sáng.
- Đèn CH – 0501 sáng khi quá tải động cơ chính, đồng thời cảm biến S1 tác động ngắt nguồn động cơ nâng chính đồng thời phanh hãm hoạt động thực hiện hãm tái sinh.
Mạch cấp nguồn chính hoạt động cấp nguồn tới hệ thống cơ cấu nâng hạ mạch bắt đầu hoạt động
Khi có nguồn thì tùy vào yêu cầu của công việc yêu cầu là nâng lên hay hạ xuống mà người điều khiển sử dụng các nút điều khiển trên bàn điều khiển nâng lên hay hạ xuống theo yêu cầu.
Phanh được cấp nguồn cùng với cơ cấu nâng hạ để khi động cơ có nguồn thì phanh nhả ra.
Hệ thống cần cẩu HM – 5045 là một trong những hệ thống hiện đại. Với nhiều ưu điểm và tính năng kĩ thuật cao mà cần cầu HM - 5045 đã dần trở thành phương tiện chủ yếu để xếp dỡ container. Do tầm quan trọng của hệ thống cần cẩu nên việc nghiên cứu các cơ cấu của hệ thống sẽ giúp cho người vận hành hiểu được các cộng nghệ mới, từ đó đưa hệ thống vào vận hành và khai thác một cách tối ưu, góp phần giảm thiểu được các sai sót kĩ thuật và nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất làm việc của hệ thống.
Với sự hướng dẫn tận tình của thầy TH.S Phạm Tuấn Anh, cùng với sự giúp đỡ của các thầy giáo trong khoa và các bạn, sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành đề tài “NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CẦU TRỤC CHÂN ĐẾ HM5045-1825.ĐI SÂU PHÂN TÍCH TRANG BỊ ĐIỆN CƠ CẤU DI CHUYỂN VÀ CƠ CẤU QUAY MÂM”. Nội dung chính của bản đồ án này là nghiên cứu trang bị điện - điện tử của các cơ cấu chính trong hệ thống, nghiên cứu cơ cấu nâng hạ trong hệ thống cầu trục cũng như nguyên lí điều khiển các động cơ thông qua PLC và biến tần PWM.
Do thời gian có hạn nội dung kĩ thuật còn nhiều vấn đề cần giải quyết như:
1. Nghiên cứu về PLC, mạng truyền thông của PLC dùng trong hệ thống cầu trục giàn.
Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa cũng như sự đóng góp của các bạn để em có thể thực hiện được những vấn đề còn thiếu sót trong bản thiết kế này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy TH.S Phạm Tuấn Anh cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành bản thiết kế này.