Vị trí của nhận thức luận trong triết học I.Cantơ

Một phần của tài liệu Thực chất và vai trò của nhận thức luận trong triết học i cantơ (Trang 31 - 50)

Nhận thức luận, nó là phương pháp luận của triết học I.Cantơ. Vấn đề độc đáo đã được đặt ra đó là về đối tượng nghiên cứu của triết học như thế nào và phương pháp tư duy nghiên cứu triết học ra sao? Đó chính là ở chỗ I.Cantơ đã chuyển đối tượng nghiên cứu của triết học từ thế giới bên ngồi vào trong chính bản thân con người, đồng thời đưa ra phương thức nghiên cứu và tư duy của chủ thể, được xem như là cuộc cách mạng Cơpécních trong lịch sử phát triển của triết học. Có thể nói triết học của chúng ta ngày nay một phần vẫn đang tiếp tục kế thừa và phát triển những vấn đề mà I.Cantơ đã đặt ra chưa kịp hoàn thành. Từ việc nhận thức và lý giải một cách sâu sắc về phương pháp tư duy mang tính chủ thể của I.Cantơ có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu triết học.

Phương thức tư duy mang tính chủ thể của I.Cantơ đầu tiên là phương thức tự phê phán đối với bản thân lý tính để khảo sát năng lực phát sinh quan hệ với ngoại giới với chủ thể, tức là phạm vi, mức độ và trình độ chủ thể, nắm bắt ngoại giới, từ tính đa dạng và phong phú nội tại của bản thân chủ thể để qua đó bộc lộ tính đa dạng và phong phú của con người và thế giới [14; 49].

Trong thời kì này, “tất cả tơn giáo,quan niệm tự nhiên” xã hội, chế độ nhà nước đều bị phê phán một cách vơ cảm “tính giác ngộ của tư duy trở thành thước đo duy nhất cho tất cả” lý tính là ngọn cờ thách thức được đem ra làm vũ khí phê phán lịch sử, phê phán hiện thực, để xây dựng hiện thực, phát triển tương lai đã thúc đẩy cuộc cách mạng chính trị của giai cấp tư sản, đồng thời cũng là nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng triết học đương thời. Phương thức tư duy nhận thức luận về bản chất là một phương thức tư duy lý tính.

Theo I.Cantơ, những người đi trước đều bàn về nhận thức nhưng không một ai đi sâu xem xét năng lực nhận thức của con người, họ vận dụng sự phê phán lý tính đi theo đối tượng chứ khơng hề tiến hành sự phê phán với bản thân lý tính. Nhiệm vụ ơng đặt ra là trước khi nhận thức thì phải xét năng lực nhận thức của con người, trước khi phê phán lý tính đối với ngoại giới thì hãy xem xét với tính phê phán đối với lý tính đã. Ơng nói “sản phẩm

này của lý tính thuần túy trong siêu nghiệm của nó là hiện tượng khiến người ta chú ý nhiều nhất. Hiện tượng này có sức mạnh thức tỉnh triết học ra khỏi sự tối tăm của chủ nghĩa giáo điều, đồng thời thúc đẩy nó theo đuổi một sự nghiệp gian nan: tiến hành sự phê phán đối với lý tính”. Từ chổ chú trọng nhận thức, đối tượng chuyển sang chú trọng nhận thưc chủ thể, từ chỗ chú trọng nhận thức kết quả chuyển sang chú trọng nhận thức năng lực, từ chỗ vận dụng sự phê phán lý tính đi theo đối tượng sang phê phán chính bản thân lý tính (của con người). Điều này có thể coi như một cuộc cách mạng Cơpécních trong lịch sử nhận thức nhân loại. Kết quả của cuộc cách mạng này đã chuyển tiêu điểm trọng tâm của triết học từ khách thể trung tâm, đối tượng trung tâm sang chủ thể trung tâm, tự ngã trung tâm (cái tôi); là đã xác lập một phương thức tư duy mang tính chủ thể [14;51].

Đặc điểm của phương thức tư duy mang tính chủ thể là căn cứ từ gốc độ năng lực, phạm vi và giới hạn của chủ thể để đi tìm câu trả lời cho cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là vấn đề bản nguyên của thế giới. Theo I.Cantơ “tất cả mọi vật được coi là đối tượng mang lại cho ta, đều buộc phải cho ta trực quan. Nhưng bất cứ trực quan nào của con người cũng đều chỉ có thể phát sinh thơng qua cảm quan. Cảm quan của con người vĩnh viễn và khơng có chút gì có thể khiến chúng ta nhận thức được vật tự nó mà chỉ nhận thức được hiện tượng của vật tự nó mà thơi” [14;52].

Trong vấn đề nhận thức luận, dù thuyết duy lý hay duy kinh nghiệm có phân tích rất nhiều vấn đề, nhưng cơ bản chung giữa chúng là điều đứng từ gốc độ khách thể để giải thích tri thức, kiên trì quan điểm tri thức phải phù hợp với đối tượng, khách thể chiếm một vị trí trung tâm trong mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng khách thể.

Đặc trưng cơ bản nhất của phương pháp tư duy chủ thể tích của I.Cantơ là lấy chủ thể làm trục xuyên suốt để giải quyết vấn đề nhận thức luận, đem tính năng động trong nhận biết của chủ thể để giải thích cho khả năng nhận thức, để cho khách thể vận động xoay quanh chủ thể.

I.Cantơ cho rằng nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt được những tri thức mang tính tất nhiên phổ biến, nhưng loại tri thức này chỉ được cấu thành bởi “phán đoán tổng hợp tiên thiên”, nhiệm vụ của nhận thức luận là phải giải quyết được vấn đề, khả năng nào để có được phán đốn tiên thiên tổng hợp. Tri thức này chỉ có được từ trực quan cảm tính và thơng qua đã nảy sinh quan hệ với thế giới.

Giới tự nhiên, hiện tượng là sự biểu hiện của vật tự nó thì lại có thể nhận thức được, nhưng bản thân chúng lại cố định tiêu cực không đủ khả năng chuyển đổi thành tri thức tất nhiên, phổ biến, mà chỉ bằng cảm quan của chủ thể nắm bắt và chuyển hóa thành kinh nghiệm trực quan cảm tính. Vì thơng qua việc xử lý của chủ thể để chỉnh lý tri thức đó có hệ thống, lơgíc nhất định. Kinh nghiệm cảm tính là phân tán, rời rạc và cơ lập. Vậy có chỉnh lý và nâng cấp thành tri thức tất nhiên phổ biến hay khơng cịn phụ thuộc vào khả năng của chủ thể tiếp nhận và xử lý nó hay khơng: Ở đây ta thấy rằng nhận thức trước đây là không xem xét năng lực nhận thức của chủ thể mà đã giản đơn tuyên bố tính khả năng của nhận thức và tính có thể nhận biết của thế giới, từ đó khiến cho mọi kiểu tư duy đều rơi vào cực đoan. Còn phương thức tư duy chủ thể của I.Cantơ là trước khi nhận thức thì phải xem xét có tính phê phán với năng lực nhận thức của con người, đồng thời từ phạm vi giới hạn trong năng lực nhận thức của chủ thể để giải thích cho tính khả năng và phạm vi của nhận thức.

Theo I.Cantơ cho rằng, suy cho cùng tính khả năng của tri thức tất nhiên, phổ biến ở tính năng động trong nhận thức chủ thể, nghĩa là tồn tại một “cái tơi tiên nghiệm” ở đây nói về nhận thức của chúng ta trong quan hệ với năng lực nhận thức mà thơi. Và để con người có thể hoạt động nhận thức được là vì trước khi hoạt động nhận thức đã có đầy đủ năng lực nhận thức đối tượng, tức là tính tự giác của chủ thể nhận thức. Vậy chủ thể phải có năng lực gì mới có thể nâng cấp, chỉnh sữa kinh nghiệm cảm tính thành tri thức có tính tất nhiên phổ biến. Điều này được I.Cantơ phân thành ba cấp bậc hoặc ba hình thức của qua trình nhận thức.

Một là, giai đoạn năng lực trực quan và nhận thức cảm tính. Đây là năng lực do chúng ta tác động vào hiện tượng của đối tượng để tiếp thu biểu tượng, có nghĩa chủ thể thơng qua các hình thức cảm tính để tiến hành cảm nhận biểu tượng về sự vật và hình thành năng lực kinh nghiệm cảm tính. Một khi năng lực trực quan cảm tính của chủ thể nâng lên thành kinh nghiệm cảm tính điều này có ý nghĩa tiền đề cho sự nắm bắt khách thể, vì là điều kiện tất yếu trong giai đoạn cảm tính của nhận thức nhân loại.

Hai là, năng lực tư duy giác tính và giai đoạn giác tính của nhận thức. I.Cantơ cho rằng, chủ thể khơng chỉ có năng lực trực quan cảm tính mà cịn có năng lực tư duy giác tính, đó chính là “năng lực khiến tơi có thể tư duy”. Đối tượng trực quan cảm tính “tức ngộ tính”. Năng lực trực quan cảm tính trực tiếp quan hệ với đối tượng, khiến đối tượng chuyển hóa thành kinh

nghiệm cảm tính, cung cấp tài liệu cảm tính cho tri thức phổ biến tất nhiên. Năng lực trực quan cảm tính chủ yếu vận dụng khơng gian và thời gian để chỉnh lý tài liệu cảm tính, cịn năng lực tư duy giác tính lại chủ yếu dùng những hình thức khái niệm, phạm trù để thực hiện chỉnh lý tài liệu cảm tính, thơng qua lơgíc hóa để bộc lộ ra tính tất nhiên, nhân quả, quy luật của sự vật và từ đó hình thành nên tri thức tất nhiên phổ biến, hình thành “phán đốn tổng hợp tiên thiên”. Năng lực tư duy giác tính phải kết hợp với năng lực trực quan cảm tính mới bảo đảm tính khách quan, phổ biến và tất nhiên của tri thức và thông qua trực quan cảm tính để đảm bảo mối liên hệ với đối tượng, tính khách quan của tri thức thơng qua tư duy giác tính khiến cho kinh nghiệm cảm tính được nâng cấp, làm cho tri thức đạt tới tính tất yếu, phổ biến nhằm khắc phục những hạn chế của thuyết kinh nghiệm, khắc phục cả hạn chế của thuyết duy lý thơng qua việc phát huy tính năng động của chủ thể để biến tri thức phổ biến thành có khả năng.

Ba là, I.Cantơ cho rằng, năng lực tổng hợp của lý tính và giai đoạn lý tính của nhận thức. Ơng nói: “Tất cả các tri thức của tôi bắt đầu từ cảm quan tiến tới giác tính và kết thúc ở lý tính, và ngồi lý tính thì khơng có năng lực nào cao hơn”. Sự “chỉnh lý những chất liệu trực quan và khiến chúng lệ thuộc vào sự thống nhất tối cao của tư duy”. Năng lực lý tính là năng lực tối cao của chủ thể, nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức tối cao của chủ thể nhận thức. Năng lực tổng hợp lý tính khơng thể trực tiếp ứng dụng vào đối tượng cụ thể và kinh nghiệm cảm tính mà chỉ ứng dụng vào khái niệm, phán đốn và quy luật của tư duy giác tính, nó thơng qua phương thức suy luận gián tiếp, đem phần lớn những tri thức phong phú mà tư duy cảm tính có được quy kết về những nguyên lý cơ bản, quan trọng nhất, khiến cho tri thức giác tính đạt tới sự thống nhất tơi cao của lý tính. Vì thế nói rằng năng lực tư duy giác tính là trực tiếp, tương đối, hữu hạn, có điều kiện thì năng lực tư duy giác tính kiềm chế những thứ gián tiếp, vơ điều kiện, tuyệt đối, vô hạn, nhằm đạt tới tri thức thống nhất tối cao tiên thiên. Đây chính là cái mà I.Cantơ gọi là giai đoạn ý nghiệm hay cấp bậc lý tính. Thể thống nhất hồn chỉnh nhất mà năng lực tổng hợp lý tính gồm có ba thứ: thứ nhất, linh hồn là sự thống nhất tối cao của mọi hiện tượng tinh thần; thứ hai là vũ trụ, là sự thống nhất tối cao của mọi hiện tượng vật lý; thứ ba là thượng đế, nó thống quản tất cả mọi hiện tượng tinh thần và hiện tượng vật lý, là ý niệm tối cao. Từ đó hình thành nên ba loại tri thức tối cao tương ứng là Tâm lý học lý tính, Vũ trụ luận lý tính và Thần học lý tính. Khi lý tính cố tình vận

dụng phạm trù giác tính để giải thích các ý niệm tối cao như linh hồn, vũ trụ và thượng đế...thì sẽ vấp phải sự tự mâu thuẫn sâu sắc, đây chính là hai luật đi ngược nhau mà mọi người đều quen thuộc: cụ thể như khi chúng ta vận dụng phạm trù giác tính để nghiên cứu ý niệm vũ trụ học thì sẽ xuất hiện bốn chính đề và phản đề có thể đồng thời tồn tại. Thứ nhất, thế giới có mở đầu (có giới hạn) trong khơng gian và thời gian; thế giới vô hạn trong thời gian và không gian. Thứ hai, tất cả trên thế giới đều do những vật đơn nhất cấu thành, khơng có vật đơn nhất, tất cả đều phức hợp. Thứ ba, tất cả thế giới có nguyên nhân tự do; khơng có tự do, tất cả đều là tự nhiên. Thứ tư, trong hệ thống thế giới có tồn tại thể tất nhiên nào đó, khơng có thứ gì tất nhiên cả, trong hệ thống ấy tất cả đều là ngẫu nhiên. I.Cantơ cho rằng những chính đề và phản đề này bản thân chúng chống đối với nhau nhưng chúng gìống nhau ở chỗ có thể được chứng minh, đây chính là tính mâu thuẫn nội tại của ý niệm lý tính, là những ảo ảnh tất yếu xuất hiện sau khi lý tính tách ra khỏi phạm vi kinh nghiệm. Sự tồn tại tất yếu của những ảo ảnh đó đã bộc lộ sự hạn chế của năng lực nhận thức của chủ thể. Những ý niệm này là lĩnh vực mà nhận thức của con người khơng thể với tới được, là thứ nằm ngồi phạm vi tri thức con người, khơng thể đưa vào lý tính con nguời để tìm kiếm mà chỉ có thể dùng tín ngưỡng để giải quyết, là vật tự nó thuộc về thế giới bên kia, bất khả tri.

Có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu hệ thống về năng lực nhận thức của chủ thể của I.Cantơ đã có những đóng góp tích cực cho lý luận và thực tiễn. Ơng ý thức rất rõ vị trí năng động của chủ thể nhận thức trong việc xây dựng và thực hiện mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, thơng qua việc khảo sát tồn diện năng lực trực quan cảm tính, năng lực tư duy giác tính và năng lực tổng hợp lý tính của chủ thể để cung cấp căn cứ nội tại và chứng minh cho tính năng động tự giác trong hoạt động nhận thức của chủ thể, đồng thời từ đó làm rõ q trình biện chứng và tiến hóa phát triển từ trực quan cảm tính thơng qua tổng hợp giác tính hướng đến tổng hợp lý tính của nhận thức. “Antinomi” mà I.Cantơ đưa ra thực chất đã tiếp nhận được bản chất biện chứng của hoạt động nhận thức nhân loại và quy luật biện chứng của lý tính nhân loại, nhưng cuối cùng I.Cantơ vẫn khơng thốt ra khỏi phương thức tư duy siêu hình, ơng chỉ lý giải phép biện chứng trên ý nghĩa tiêu cực của nó, đem quan điểm năng lực lý tính hạn chế ra để giải quyết mâu thuẫn biện chứng trong nhận thức. Vấn đề này không chỉ về mặt bản thể luận dẫn tới nhị nguyên và hương đến chủ nghĩa duy tâm mà về mặt

nhận thức cũng không thể quán triệt đến cùng thuyết khả tri của I.Cantơ và trở nên một thứ bất khả tri luận không triệt để. Phương thức tư duy chủ thể tính của I.Cantơ cũng không tránh khỏi sự mang màu sắc duy tâm và siêu hình[14; 56 – 57 – 58].

Vị trí của phương pháp luận đặt trong mối quan hệ với triết học thực tiễn. I.Cantơ không chỉ áp dụng nguyên tắc và phương thức tính năng động của chủ thể vào giải quyết vấn đề nhận thức mà cịn dùng nó để giải quyết vấn đề đạo đức, đưa ra và phân tích vấn đề tính chủ thể trong thực tiễn đạo đức.

I.Cantơ cho rằng, tính chủ thể của con người khơng chỉ thể hiện trong hoạt động nhận thức mà còn tồn tại trong thực tiễn đạo đức. Hơn nữa, tính năng động của chủ thể trong hoạt động nhận thức do chỗ ít nhiều bị chế ước bởi khách thể nên trình độ phát huy cuối cùng cũng bị hạn chế, cịn ý chí tự lực tự thân của con người trong thực tiễn đạo đức về cơ bản là vơ hạn, có thể được phát huy và thực hiện hết mức. Do vậy, nghiên cứu năng lực chủ thể, không chỉ hạn chế trong việc xem xét năng lực nhận thức của chủ thể ấy mà còn phải khảo sát cả năng lực thực tiễn đạo đức của họ. “Đồng thời vì mục đích ấy mà phê phán tồn bộ năng lực thực tiễn của lý tính”. “Lý tính

Một phần của tài liệu Thực chất và vai trò của nhận thức luận trong triết học i cantơ (Trang 31 - 50)