triển triết học nói chung
Triết học của I.Cantơ là một trong những tiên đề lý luận trực tiếp của triết học Mác. I.Cantơ đã để lại một di sản đồ sộ và nhiều vấn đề của triết học, một trong những vấn đề đó lý luận nhận thức chiếm một vai trò quan trọng trong hệ thống triết học của I.Cantơ, chính ở đó ơng đã có nhiều cống hiến và hạn chế.
Một trong những công lao của I.Cantơ là đặt thế giới bên ngoài (tồn tại). Khác với chủ nghĩa duy cảm cho kinh nghiệm, cũng khác với chủ nghĩa duy lý cho lý tính, trí tuệ là cầu nối cho tư duy và tồn tại, I.Cantơ cho rằng cầu nối đó chính là con người nhận thức, con người đạo đức và con người thẩm mỹ. Nhận thức là quá trình hình thành nên tri thức trong tư duy của con người, tri thức của con người phải phù hợp với sự vật của thế giới bên ngồi. Vậy khơng phải ngẫu nhiên mà I.Cantơ, triết học mới phải trả lời câu hỏi.
1. Tơi có thể biết (nhận thức) được gì khơng? 2. Tơi cần phải làm gì?
3. Tơi có thể hi vọng gì?
Khi trả lời được ba câu hỏi này thì sẽ trả lời được con người là gì? Ba vấn đề này là ba nội dung chính trong hệ thống triết học của I.Cantơ thời kì phê phán. Mặc dù khi đưa ra những cách đặt vấn đề và ông đã cố gắng tránh chủ nghĩa duy cảm và chủ nghĩa duy lý, nhưng ông đã trả lời sai. I.Cantơ khơng hiểu được rằng, chính hoạt động thực tiễn của con người mới là cầu nối giữa tư duy và tồn tại. Nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ xét đến cùng chỉ là kết quả của hoạt động thực tiễn con người. Mặc dù, I.Cantơ đã trả lời sai nhưng cách đặt vấn đề của ơng là đúng đắn. Có thể nói, I.Cantơ là người đầu tiên trong lịch sử triết học đã đặt vấn đề đúng về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Đây là cống hiến có ý nghĩa lịch sử quan niệm của ơng về nhiệm vụ của triết học nói chung, của nhận thức luận nói riêng.
I.Cantơ có cống hiến thứ hai vào lý luận nhận thức theo ông, trước khi nhận thức cái gì phải tìm hiểu, nghiên cứu công cụ và khả năng nhận thức. Cách đặt vấn đề của I.Cantơ là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng I.Cantơ lại sai lầm ở chỗ ơng muốn tìm hiểu, nghiên cứu công cụ và khả năng nhận thức tách rời khỏi q trình nhận thức. Do vậy ơng lại rơi vào giáo điều. Vấn đề này sau này chính Hêghen đã phê phán I.Cantơ và đã có bước tiến hơn so với I.Cantơ. Hêghen viết: “Chỉ có thể nghiên cứu nhận thức ngay trong quá trình nhận thức, và nghiên cứu cái công cụ của nhận thức chứ khơng khác gì là nhận thức nó. Nhưng muốn nhận thức được mà trước khi chúng ta có nhận thức thì cũng vô lý như ý định khôn ngoan của nhà kinh viện muốn học bơi trước khi nhảy xuống nước”.
I.Cantơ cũng rơi vào siêu hình và sai lầm khi cho rằng tồn tại loại tri thức có sẵn, có trước con người. Ơng chia tri thức ra làm hai cấp độ. Thứ nhất, tri thức chưa hoàn thiện, chưa đúng đắn. Đó là tri thức có nguồn gốc từ kinh nghiệm cảm tính, mà theo I.Cantơ khơng mang lại tính phổ biến, chặt chẽ, tin cậy. Thứ hai là, tri thức hoàn toàn khoa học, đúng đắn, hoàn thiện. Tri thức này mang tính tất yếu và phổ biến. Đây là những tri thức có tính chất tiên thiên (apniori) có trước kinh nghiệm, ngồi kinh nghiệm. Tri thức này xuất phát từ lý tính, trí tuệ con người, chẳng hạn như cái tiền đề toán học. Khi đề cập loại tri thức này I.Cantơ đã đúng khi đặt câu hỏi: tại sao những tri thức tiên thiên lại có tính phổ biến, đúng đắn và hồn thiện? Nhưng có điều I.Cantơ đã trả lời sai và có tính chất duy tâm chủ nghĩa. Vì theo ơng trong con người đã có sẵn những tri thức, những luận đề trước kinh nghiệm, tiên thiên, chúng là điều kiện, là tiền đề cho những tri thức khác, cơ
sở tiên thiên của ý thức là gìống nhau ở tất cả mọi người. Theo quan niệm của I.Cantơ về tri thức thì ơng đã phát hiện ra sự khác nhau giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Nhưng ông lại không hiểu được quan hệ biện chứng giữa hai loại tri thức này. Ông đã tách rời tri thức kinh nghiệm ra khỏi tri thức lý luận và I.Cantơ còn sai lầm hơn khi cho rằng, những tri thức tiên thiên là có trước, có sẵn ở con người và là tiền đề cho tri thức kinh nghiệm.
I.Cantơ trong vấn đề về năng lực nhận thức, ông đã chia năng lực này của con người thành ba cấp độ đó là: cảm năng, trí năng và lý năng. Phù hợp với ba năng lực nhận thức này là ba bộ phận trong lý luận nhận thức của I.Cantơ. Một là mỹ học tiên nghiệm, hai là phân tích tiên nghiệm và ba là biện chứng tiên nghiệm. Ở mỹ học tiên nghiệm xem xét những vấn đề liên quan tới năng lực tình cảm. Phân tích tiên nghiệm trả lời câu hỏi những tri thức về tự nhiên thuần túy có được như thế nào? Khi nói rằng phân tích tiên nghiệm là học thuyết về trí tuệ. Biện chứng tiên nghiệm trả lời cho câu hỏi liệu triết học có thể là một khoa học? Phân tích tiên nghiệm và biện chứng tiên nghiệm cùng nhau tạo nên lơgíc tiên nghiệm. Nếu lơgíc thơng thường (lơgíc hình thức) có nhiệm vụ nghiên cứu những hình thức của tư duy, khơng phụ thuộc vào nội dung, vào đối tượng nhận thức (lơgíc hình thức chỉ nghiên cứu những hình thức thuần túy của tư duy không cần quan tâm tới quan hệ giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức. Nhưng đến I.Cantơ thì ơng đã có quan niệm mới về lơgíc, đó là lơgíc tiên nghiệm có tính phổ biến và tất yếu. Nó đã trả lời cho câu hỏi, các tri thức tiên nghiệm có được như thế nào? Ở vấn đề này rõ ràng lơgíc tiên nghiệm của I.Cantơ có chứa đựng yếu tố của lơgíc biện chứng. Phân tích tồn bộ q trình nhận thức, các thang bậc nhận thức và mối quan hệ biện chứng, I.Cantơ đã cho ta thấy q trình nhận thức (lý tính) về thực chất là mâu thuẫn. Chính quan niệm này trở thành tiền đề xây dựng một thứ lơgíc mới (khác với lơgíc hình thức) phù hợp với nhận thức lý tính. Về thực chất, đây là cách tiếp cận mới với bản chất của tư duy. Nhờ vậy có thể nói I.Cantơ đã đóng góp ít nhiều vào việc cải tiến lơgíc nói chung, vào việc phân biệt lơgíc hình thức với lơgíc “biện chứng” nói riêng. Đây là cống hiến quan trọng trong lý luận nhận thức của I.Cantơ [14; 272 – 274].
Theo I.Cantơ, ứng với ba năng lực nhận thức thì có ba giai đoạn nhận thức.
Thứ nhất, là giai đoạn trực quan cảm tính. I.Cantơ nhấn mạnh vai trị của nhận thức cảm tính, lấy cái hiện tượng, kinh nghiệm và cảm giác chủ quan đơn lẻ làm tiền đề cho nhận thức. Do vậy ơng cho rằng “khơng có cảm tính, chúng ta khơng thể nắm bắt được đối tượng, thiếu giác tính, con người khơng thể tư duy. Tư tưởng thiếu nội dung thì trống rỗng, trực quan thiếu khái niệm thì mù quáng”. Về phương diện nhận thức luận, “vật tự nó” của I.Cantơ bao hàm những sự vự vật tồn tại khách quan, tự nó, khơng phụ thuộc vào mọi hình thức nhận thức cảm tính và lơgíc của con người. Về nguyên tắc, con người không thể nhận thức được “vật tự nó”. Tơi gọi “vật tự nó” I.Cantơ viết, - là khái niệm đáng nghi ngờ... nhưng tồn tại khách quan và không thể nhận thức được bằng mọi cách. “Vật tự nó” nghĩa là cần phải được nhận thức khơng phải như đối tượng cảm tính mà như sự tồn tại tự nó”. Mặt khác, vật tự nó được I.Cantơ hiểu như là những tồn tại tinh thần nhưng lại là bản chất căn nguyên của mọi tồn tại khách quan bên ngoài con người, thuộc thế giới siêu nghiệm [10].
Trong mục “Về cơ sở phân biệt mọi đối tượng nói chung thành hiện tượng và vật tự nó, I.Cantơ luận giải ý kiến của mình về sự phân biệt đối tượng nói chung thành “vật tự nó” và hiện tượng. Giai đoạn nhận thức cảm tính “vật tự nó tác động tác động đến các giác quan của con người và trên cơ sở đó xuất hiện những cảm giác khác nhau. I.Cantơ cho rằng cảm giác đưa lại cho chủ thể nhận thức những tái hiện cảm tính vẫn cịn trong trạng thái lộn xộn, chưa có hệ thống, lơgíc, chưa chặt chẽ. Nhưng nhờ có năng lực tiên thiên (phạm trù tiên thiên) là không gian và thời gian mà con người sắp xếp được những cảm giác lộn xộn đó theo một trật tự nhất định, sắp xếp các sự kiện thành trật tự kế tiếp nhau, con người cảm nhận được vị trí của sự vật, hiện tượng. Ở đây I.Cantơ vừa thể hiện là nhà duy vật, vừa bộc lộ là nhà duy tâm. Khi ơng cơng nhận là “vật tự nó” tác động lên giác quan gây ra cảm giác thì ơng là nhà duy vật. Cịn khi ơng cho khơng gian và thời gian là những phạm trù tiên thiên thì ơng rơi vào duy tâm chủ quan. Và hơn nữa theo ơng thì khơng gian và thời gianm là điều kiện phổ biến và tất yếu cho mọi đối tượng của kinh nghiệm, là hình thức của tri giác cảm tính là phương thức trực quan. Nghĩa là khơng gian và thời gian là hình thức chủ quan của năng lực cảm tính vốn sẵn có ở con người. Ở đây nó tồn tại vốn như chúng tồn tại chừng nào chúng có quan hệ với giác quan của con người và được giác quan của con người lĩnh hội. Như vậy là ngoài giác quan của con người, không gian và thời gian không tồn tại I.Cantơ đã tách không gian và
thời gian ra khỏi vật chất. Chính ơng đã phủ nhận tính khách quan của khơng gian và thời gian cho rằng không gian và thời gian là những hình thức chủ quan, có trước kinh nghiệm của trực quan cảm tính [14; 274 – 275]. Còn các sự vật thuộc thế giới “vật tự nó”, mặc dù tồn tại khách quan nhưng lại thuộc về thế giới bất khả giác, siêu nghiệm. Con người chỉ có thể quan niệm được (trong ý thức, tư duy...) về thế giới đó bằng tri thức tiên nghiệm (apriori) mang tính phổ qt khả niệm, và điều đó tất yếu phải dựa vào năng lực phán đoán tiên nghiệm (phán đốn phân tích và tổng hợp) có trong tốn học và khoa học tự nhiên chứ khơng thể nhận thức được bằng tri giác cảm tính và kinh nghiệm. I.Cantơ viết: “Trong mọi luận giải, đối với vật tự nó phải dùng tri thức tiên ngìệm của khái niệm, cịn đối với hiện tượng, hay đối tượng của kinh nghiệm thì chỉ có quan hệ với tri thức kinh nghiệm [10].
Thứ hai là giai đoạn giác tính. Ở giai đoạn này I.Cantơ phải nhờ các phạm trù tiên thiên thì con người mới sắp xếp lại được những hình ảnh lộn xộn do trực quan cảm tính đem lại một cách chặt chẽ, hệ thơng và chính xác hơn. Nếu chỉ dừng lại ở phạm trù khơng gian và thời gian thì con người chỉ biết hình thức cái này cạnh cái kia, cái này trước cái kia. Nhưng nhờ đến phạm trù tiên thiên con người ta sẽ biết được sự vật trên cơ sở của tư duy một cách sâu sắc hơn giai đoạn trước. Những phạm trù tiên thiên này, theo I.Cantơ là những “hình thức của tư duy” I.Cantơ đúng khi cho rằng, trực quan cảm tính và giác tính là hai nhánh cây phát triển từ một gốc. Ở hai giai đoạn nhận thức này chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau “Khơng có cảm tính thì khơng có một đối tượng nào đem lại cho chúng ta, khơng có trí tuệ thì khơng thể tư duy về đối tượng. Tư duy mà khơng có cảm tính là trống rỗng, trực quan mà khơng có khái niệm là mù qng”. Ta thấy ở đây I.Cantơ phần nào đã thấy được mối quan hệ giữa cảm giác và tư duy, nhưng ông khơng giải thích được bước chuyển biện chứng từ cảm giác lên tư duy. Với những vấn đề đó cũng có thể thấy, đóng góp của I.Cantơ là ở chổ, ông là nhà triết học đầu tiên của thời đại khi ơng đánh gìá cao vai trị vai trị to lớn của các phạm trù với tư cách là những công cụ trong nhận thức. Điều này đã được V.I.Lênin khẳng định: “Trước con người, có mạng lưới những hiện tượng tự nhiên,...những phạm trù,...là những điểm nút của mạng lưới, giúp ta nhận thức và nắm vững được mạng lưới”. Theo ơng các phạm trù này sẽ đóng góp vai trị hệ thống hóa, sắp xếp những hình ảnh do trực quan cảm tính đem lại một cách có lơgíc. Cống hiến của I.Cantơ là ở chổ, ơng đã
chống lại quan niệm của chủ nghĩa duy cảm vì nó chỉ nhánh mạnh, tuyệt đối hóa vai trị của cảm giác trong nhận thức [14; 275].
Theo I.Cantơ, nêu lên mười hai phạm trù có tính chất tiên thiên, được chia làm bốn khối. Trong nội bộ mỗi khối I.Cantơ đã tìm được những yếu tố nhất định của những mối liên hệ biện chứng giữa các phạm trù. Những phạm trù đó là:
1. Số lượng: gồm các phạm trù đơn số, số nhiều và đại thể. 2. Chất lượng: bao gồm khẳng định, phủ định, hạn chế.
3. Tương quan: bản thể và thuộc tính, nguyên nhân và kết quả tác động lẫn nhau.
4. Phương thức gồm có khả năng và bất khả năng, tồn tại và không tồn tại, tất yếu và ngẩu nhiên.
I.Cantơ cho rằng những phạm trù của tư duy (nguyên nhân và kết quả, khả năng và bất khả năng ….) không phải là sự tổng kết kinh nghiệm mà là những hình thức thuần túy. Quan niệm ấy là cơ sở cho học thuyết của ông về tri thức tiên thiên, (trước kinh nghiệm). Những phạm trù của tư duy khơng thể lấy từ kinh nghiệm ra bởi vì theo I.Cantơ thì chính kinh nghiệm chỉ có thể có được là nhờ những phạm trù ấy. [17; 61 - 62].
I.Cantơ sai lầm cho rằng, những phạm trù càng không phải này không phải là kết quả nhận thức của con người trên cở sở hoạt dộng thực tiễn. Mà chúng có sẵn, có trước con người, có tính chất tiên thiên. Do tính chất tiên thiên này mà những tri thức đa dạng phong phú của trực quan cảm tính được quy tụ thành những tri thức thống nhất, có tính tất yếu, phổ biến. Và I.Cantơ cho đây là phương thức tốt nhất để khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy cảm cũng như chủ nghĩa duy lý. Vậy theo I.Cantơ, trí tuệ của con người đã đem lại cho sự vật, hiện tượng một hình thức mà nhờ nó chúng ta có thể nhận thức được sự vật, hiện tượng một hình thức mà nhờ nó chúng ta có thể nhận thức được sự vật, hiện tượng. Có nghĩa là ở I.Cantơ, những phạm trù chỉ là những quy định bắt nguồn từ tự ý thức. Ở đây rõ ràng I.Cantơ đã không khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy cảm cũng như chủ nghĩa duy lý, mặc dù ơng đã cố tìm ra những phương thức tơt nhất để khắc phục những hạn chế đó. Nhưng ơng chỉ liên kết một cách máy móc những đặc điểm của cả hai chủ nghĩa này lại với nhau mà thôi. Những phạm trù tiên thiên của I.Cantơ, xét về bản chất chẳng khác gì tư tưởng bẩm sinh của R.Đêcactơ hay “chân lý vĩnh cửu” của G.V.Lépnít. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao với I.Cantơ “vật tự nó” chỉ có thể nhờ hệ thống các phạm trù tiên thiên, thì con người vẫn bất lực khơng nhận thức được. Bởi vì nhận
thức khơng phải nhận thức “vật tự nó” hay nhận thức thế giới khách quan mà là nhận thức cái do lý tính con người xây dựng lên trước cả kinh nghiệm. Điều này, với I.Cantơ, trong nhận thức không phải khái niệm phù hợp với hiện tượng, sự vật mà sự vật, hiện tượng phải phù hợp với khái niệm. I.Cantơ muốn khẳng định chính chủ thể nhận thức sẽ đóng vai trị quyết định khách thể chứ không phải ngược lại trong nhận thức. Đây là một trong những hạn chế cơ bản của I.Cantơ trong quan niệm về lý luận nhận thức