Nghĩa của nhận thức luận đối với sự phát triển của triết học Phật giáo

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa của nhận thức luận phật giáo (Trang 55 - 73)

6. Kết cấu của luận văn

2.2nghĩa của nhận thức luận đối với sự phát triển của triết học Phật giáo

dục con người mê tín thần thánh. Đạo Phật là một triết lý khẳng định đời là bể khổ, rồi dùng phương pháp duy tâm chỉ cho con người tự tu luyện cho đến khi ngoại cảnh không còn làm động được tâm trí, đời không làm khổ được mình nữa.

Nhìn lại thời điểm triết học Phật giáo ra đời - khi mà trình độ nhận thức xã hội còn thấp kém thì nhận thức luận Phật giáo cũng mắc vào lập trường duy tâm là một điều không tránh khỏi. Quan trọng là nhận thức luận Phật giáo tuy duy tâm nhưng ở trong đó vẫn ẩn chứa nhiều luận giải hợp lí, nhất là những tư tưởng có tinh thần biện chứng sâu sắc.

2.2. Ý nghĩa của nhận thức luận đối với sự phát triển của triết học Phật giáo giáo

Có thể nói rằng, quá trình hình thành lý luận nhận thức trong các học thuyết triết học thường diễn ra thông qua việc giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Vì vậy, trong triết học Phật giáo, bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan cũng thống nhất với nhau. Điều đó biểu hiện ở chỗ: vấn đề “Tính không” hay “Vô ngã, vô thường” của bản thể được triết học Phật giáo giải quyết trong quan hệ với “Tâm”. Quan hệ này cũng giống với quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng. Thành thử, nếu trong sự phân tích của triết học Phật giáo có việc tách rời nhận thức luận với bản thể luận và nhân sinh quan thì cũng chỉ có tính tương đối và nhằm cố gắng rạch ròi hơn những khía cạnh được bàn đến mà thôi. Việc nghiên cứu về nhận thức trong triết học Phật giáo, do đó không chỉ có tác dụng làm rõ các vấn đề nhận thức luận chuyên biệt mà còn góp phần quan trọng làm sáng tỏ, bổ sung phát triển kinh bổn và giáo lý của cả hệ thống triết lý của trường phái này.

Xét về nội dung, triết học Phật giáo chủ yếu là học thuyết về nhân sinh; những phương diện khác dù có tác dụng quan trọng như bản thể luận, nhận thức luận, nhân minh luận…cũng chỉ nhằm phục vụ mục tiêu cơ bản là làm sáng tỏ các vấn đề nhân sinh, từ đó tìm kiếm con đường có thể giúp con người giải thoát bằng cách thể nghiệm tâm thức và tự chứng. Nhận thức luận là một nội dung trong hệ thống có tính chất như thế của triết học Phật giáo, cũng nhằm mục đích chủ yếu là phục vụ cho việc làm sáng tỏ các vấn đề nhân sinh quan, qua việc sử dụng các công cụ của nó và qua trung gian là xem xét các vấn đề khác thuộc bản thể luận hay nhân minh luận.

Nhận thức luận Phật giáo, do đó, có mục tiêu chính là giúp con người nhận ra chân bản thể của vạn vật, nhận ra chân tâm của mình, để rồi tự mình đi vào con đường giác ngộ, giải thoát. Đó là sự nhận thức chân lý theo quan niệm riêng của triết học Phật giáo, và để đạt tới chân lý thì con người phải tự trãi nghiệm và thể nghiệm Tâm thức, tự chứng và tự giác ngộ qua con đường trực giác của Tâm thức.

Với mục đích giải thoát những đau khổ tinh thần nơi trần thế cho con người, Phật giáo còn đưa ra chủ trương Tam học. Kết quả của việc thực hành Tam học, người học đạo sẽ có trí tuệ sáng suốt. Tuy nhiên, những trí tuệ này không phải do tri thức khoa học mà con người có được thông qua quá trình biện chứng của nhận thức, mà là trí tuệ vô sư.

Nhận thức luận Phật giáo cho rằng, theo cách hiểu thông thường, mỗi khi chúng ta thấy hay biết cái gì thì đó là sự tích hợp của hai yếu tố, đó là căn và cảnh, tức là chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức tương ứng của nó. Nhưng chúng ta biết rằng, căn không tự biết nó là cái gì cả, như cái lưỡi dao không tự biết cắt đứt chính nó. Chỉ khi nào “tự ngã” hay “cái tôi” xuất hiện với tư cách như là chủ thể của quá trình nhận thức thì lúc bấy giờ căn mới nhận biết được nó và đối tượng của nó, tức căn đi tới thức. Thêm nữa, ta cũng không biết “cái tôi” ấy là gì, tồn tại như thế nào, nhưng do thấy kết quả rồi ta

suy luận ra là có căn đang thấy hay đang biết... Từ những kinh nghiệm được tích lũy bởi thức và trong thức, người ta suy ra có linh hồn, như là của chủ thể của sinh mạng và của nhận thức. Như vậy, giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức luôn có mối quan hệ với nhau, thực ra đây là một quá trình hay một chuỗi những quan hệ bao hàm sự đan nhập, hòa quyện vào nhau giữa căn và cảnh, giữa các quan năng nhận thức và đối tượng.

Con người là chủ thể nhận thức, nhưng cái đảm nhiệm vai trò nhận thức lại chính là Tâm, và hoạt động nhận thức của tâm là Tâm thức. Thế giới Tâm thức được triết học Phật giáo trình bày trong học thuyết về Tám thức.

Nếu nhìn một cách tổng quát, Tâm thức đó chính là kinh nghiệm hay nhận thức được tích lũy, là kinh nghiệm của đời sống. Tất cả những gì con người đã trãi qua trong đời sống của mình, bằng hành động và nhận thức được tích lũy lại thành Tâm thức. Nếu diễn tả trong cuộc đời con người, từ khi bắt đầu có suy nghĩ, biết hành động và có ghi nhớ cho đến khi chết, tất cả những gì còn động lại trong bộ não ấy theo triết học Phật giáo đó chính là Tâm thức. Chính những ghi nhớ ấy tạo thành một con người thiện hay ác là tùy vào kinh nghiệm của bản thân, môi trường và hoàn cảnh. Chính vì thế mà Phật giáo gọi Tâm thức hướng dẫn đời sống của mỗi con người. Như vậy, Tâm thức cũng chính là nghiệp, là hành vi của con người, vì những năng lực tạo ra hành vi của con người không bao giờ mất.

Với nhận thức luận Phật giáo, thế giới này không sinh cũng không diệt, không có cái gì xuất hiện hoàn toàn mới mẻ cũng không có cái gì biến mất đi hoàn toàn. Chúng sinh luân hồi vô thủy, vô chung, chỉ là sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, như gạo biến thành cơm, cơm biến thành những dưỡng chất trong dạ dày, biến hóa thành da, máu thịt... khi chết, da, máu, thịt... biến thành phân tro và phân tro này lại được đem bón lại cho cây cối, rau cỏ..., trở lại làm thực phẩm cho con người và vật theo một chu trình sinh diệt, sống chết mãi mãi. Như vậy, với Phật giáo, thân con người chết nhưng

không mất mà trở thành những cái khác, biến thành phân, tro, đất..., những cái này cũng không mất mà trở thành máu thịt của con người, tức là không có cái gì sinh mà cũng không có cái gì diệt, chỉ có sự biến đổi mà thôi. Sự biến đổi này tuân theo luật nhân duyên.

Như ở chương một đã trình bày, mọi Thức đều có chủng tử tại Alaya. Những chủng tử này là nhân, với sự cộng tác của những điều kiện gọi là duyên như thân, căn, trần... những chủng tử ấy được hiện hành thành thức. Nhân là chủng tử, quả là hiện hành. Tuy nhiên, một chủng tử có thể được coi như là một quả (quả do huân tập), bởi vì nó cũng là một pháp, dẫu cho nó không phải là một pháp hiện hành. Chủng tử là kết quả huân tập của các pháp hiện hành.

Tâm cũng vậy, nó tích lũy. Những gì con người đã làm, đã nói, đã suy nghĩ, điều đó có thể thiện hay bất thiện..., tất cả đều không mất mà tự chúng là sự biến hóa của Tâm từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ở đó, nghiệp chính là nguồn năng lượng được tích lũy trong kho chứa gọi là Tâm, phát hiện ra ngoài thành hành vi của thân, khẩu; hướng thân, khẩu đến mục tiêu, theo hướng được định ban đầu bởi lực đẩy là Tâm. Kho chứa này không phải nằm im lìm bật động vì nguồn năng lượng trong nó, cái mà nhận thức luận Phật giáo gọi là chủng tử luôn luôn được Huân tập. Tất cả những hạt giống năng lượng này tồn tại trong trạng thái sinh và diệt trong từng sát na, tạo thành hình ảnh như một dòng thác chảy liên tục.

Cơ cấu của Tâm thức như đã trình bày bao gồm tầng ngoài của năm thức gồm Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức và Thân thức. Năm thức này được gọi là thức thường nghiệm, tức là những hoạt động mà ta có thể nhận thức được bằng các giác quan thường nhật. Tiếp theo là tầng trung gian của Ý thức và Mạt na thức. Nó cũng được gọi là thức vì nhận thức được sự tồn tại của một tự ngã, của một cái tôi. Năm thức đầu tuy có nhận biết được ngoại cảnh nhưng không có tác dụng suy luận nên chỉ có thể đóng vai trò trợ lực

cho ý tạo nghiệp. Trong hệ thống Tám thức, Ý thức là thức năng động và tinh xảo nhất; trong sự tư duy và thực hành cái thiện thì nó đứng đầu và trong sự tính toán, mưu mô, xảo quyệt để làm các điều ác thì nó cũng đứng đầu. Như vậy, Ý thức chính là động lực chính để tạo nghiệp và cũng chỉ có ý thức mới có năng lực diệt trừ nhân xấu để nuôi dưỡng nghiệp nhân tốt, làm nền tảng cho sự giải thoát hoàn toàn chúng sinh mà thôi. Thức Mạt na lại chuyên về chấp ngã; nó hay so sánh, yêu ghét thiên lệch, vừa tham lam, vừa keo kiệt, chỉ muốn vơ về mình; vì thế, cái gốc tội lỗi, khổ não, mê lầm chính là do thức thứ bảy này. Tầng trong cùng gọi là Alaya thức và vai trò nhận thức của nó là duy trì mối quan hệ tồn tại của thân, tâm và thế giới; Bởi thức này chuyên về chứa nhóm, tức nó có đủ các hạt giống của tất cả các sự vật trong ba cõi. Các hạt giống này do Huân tập mà được gieo vào và phát triển. Có thể nói, vạn pháp trong vũ trụ vốn không có pháp nào hiện diện một cách độc lập mà không liên hệ với các pháp khác, cũng như không có pháp nào không nương tựa vào thức Alaya mà có thể sinh khởi, có thể lớn lên và có thể tồn tại. Tính chất này nói lên tính tương liên, tương sinh và tương thành của vạn vật. Tuy nhiên, hai tầng sau này thuộc về thức siêu nghiệm, tức là không thể nhận biết được bằng kinh nghiệm giác quan thường nhật.

Đối tượng nhận thức như đã phân định ban đầu trong nhận thức luận Phật giáo gồm Tánh cảnh, Đới chất cảnh và Độc ảnh cảnh. Ba bộ phận này thực ra chính là thế giới Hữu vi và thế giới Vô vi trong triết học Phật giáo. Thế giới Hữu vi chính là thế giới sự vật hiện tượng vật chất và các quy luật của nó. Thế giới Vô vi là thế giới yên tĩnh, không sinh, không diệt, là bản thể của vũ trụ, vạn vật. Thế giới này còn được gọi là thế giới Chân như, Chân tông, Phật tính... là thế giới không có luân hồi, nghiệp báo.

Thế giới Vô vi theo nhận thức luận Phật giáo thì chỉ có thể nhận biết được qua nhận thức trực giác (Hiện lượng); một sự nhận thức trực tiếp, tức khắc, phi ảo giác, phi kiến tạo và cộng thêm vào đó là có tính chất siêu

nghiệm. Chính những yếu tố này đã đem đến cho chủ thể một sự nhận thức có tính chất vô phân biệt.

Ở thế giới Hữu vi, quá trình nhận thức lại gắn với hình thái Tỷ lượng, nghĩa là sự xét đoán, tính toán theo sự đúng sai, cân nhắc lợi hại, phải trái... thông qua hoạt động của Tâm. Thế giới này chỉ được nhận thức qua cấu trúc là căn, cảnh và thức. Vì vậy, việc nhận thức thế giới hữu vi này là một sự nhận thức có phân biệt. Mà sự nhận thức có phân biệt thì với triết học Phật giáo đó chính là vọng tưởng, vì nó không phản ánh đúng thật thực tại, thực tại như chính nó. Vì vậy, thế giới hiện tượng cũng như mọi sự vật hiện tượng không phải là thực thể, thực ngã mà chỉ là biểu hiện của thực thể mà thôi. Tất cả chỉ là một dòng biến đổi không ngừng, theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không... Mọi tri thức của con người về sự vật hiện tượng theo nhận thức luận Phật giáo, do đó chỉ là giả. Những tri thức về thế giới ấy không phản ánh đúng đắn và chính xác về nó như nó tồn tại trong thực tế. Vì con người không nhận thức được cái biến ảo, vô thường, vô định của vạn vật là thường hằng, và cũng vì không nhận thức được rằng, cái Ta có mà không, không mà có, cho nên con người luôn nhầm tưởng rằng Ta tồn tại mãi mãi, cái gì cũng thường định. Có nghĩa là những tri thức của con người về thế giới, vạn vật là ảo giả, không chân thực, là kết quả của sự vô minh, không hiểu biết của con người.

Như vậy, nhận thức luận Phật giáo xem rằng, con người thường nhận thức một cách Biến kế chấp - một sự nhìn nhận theo lăng kính vọng tưởng, phân biệt, là nhận thức về sự vật không đúng với tính cách Như thị của chúng, gán vào cho chúng những thuộc tính mà chúng không có. Vạn vật đều chuyển biến vô thường nhưng trong nhận thức Biến kế chấp của ta, lại chỉ có những khái niệm thường và ngã về sự vật. Thế giới mà con người tạo ra trong nhận thức Biến kế chấp chỉ tương đương với sợi dây mà ta tưởng nhầm là con rắn khi đi trên đường nhá nhem tối. Nhưng con rắn ấy sẽ biến mất nếu ta biết nhìn vào tự tính Y tha khởi để khám phá ra sự có mặt của sợi dây, tức là nhìn

sự vật như nó vốn có trong mối tương duyên, tương sinh, tương thành. Tự tính này gần với tự thân thực tại nên có thể điều chỉnh dần nhận thức, phá vỡ dần nhận thức mà Biến kế sở chấp đã khoác lên cho thực tại. Nhận thức chân lý theo triết học Phật giáo cần được xây dựng trên nguyên tắc vô thường, vô ngã nếu ta không muốn quay lưng với thực tại.

Có thể nói, chính cách tiếp cận trên của nhận thức luận Phật giáo đã quy định tính chất, lập trường và phương pháp của bản thể luận và nhân sinh quan trong toàn bộ triết lý của nền triết học này.

Trong bản thể luận, triết học Phật giáo căn cứ vào tính chất tương liên, tương sinh của vạn vật mà cũng đi đến kết luận rằng, vũ trụ là tự nó, không sinh và không thể tiêu diệt, không có một thế lực nào có thể dùng ý muốn của mình mà chi phối sự vận hành của nó, đó là một vũ trụ không sinh, không diệt, vô thủy, vô chung.

Trong vũ trụ, vạn sự vạn vật, Phật giáo gọi là vạn Pháp. Vạn Pháp không có tự tính (không có bản tính riêng của mình) mà chỉ là sự hoà hợp của nhân duyên. Trong thuyết nhân duyên giải thích căn nguyên biến hoá vô thường của vạn pháp, với ba khái niệm chủ yếu: nhân, quả và duyên. Có thể nói, tất cả các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều không thoát ra được sự chi phối của luật nhân quả. “nhân” là nguyên nhân, là mầm tạo “quả”. Nhân nhờ duyên (điều kiện) để sinh ra quả. Quả nhờ duyên để thành ra nhân khác, nhân này lại nhờ duyên thành ra quả mới... chuỗi các mối liên hệ nhân- duyên- quả như vậy gọi là tính “trùng trùng duyên khởi”, “pháp giới tính”. Phật giáo cho rằng, nhân duyên hoà hợp thì sự vật sinh, nhân duyên tan rã là sự vật diệt. Với quan niệm như thế nên đạo Phật cho rằng, không phải sự vật hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh, mất đi mới gọi là diệt, mà trong cái sinh đã có mầm mống của cái diệt và trong cái diệt đã có mầm móng của cái sinh. Sinh diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vật, hiện tượng cũng như trong toàn thể vũ trụ rộng lớn. Vạn vật trong thế giới là một hệ thống nhân duyên

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa của nhận thức luận phật giáo (Trang 55 - 73)