Phát huy giá trị văn hóa

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC CƠTU Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY (Trang 36 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Phát huy giá trị văn hóa

Phát huy giá trị văn hóa là hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực văn hóa. Giá trị văn hóa là cái chuẩn mực tương đối ổn định được hình thành và phát

triển trong lịch sử xã hội. Song theo thời gian và trước sự tác động của những nhân tố bên ngoài, giá trị văn hóa nếu không được gìn giữ sẽ có nguy cơ mờ nhạt. Nên việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc là hoạt động trực tiếp góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Phát huy giá trị văn hóa là hoạt động có tính kế thừa, bao gồm việc bảo tồn những giá trị được thực tiễn kiểm nghiệm và phát triển chúng trong điều kiện lịch sử mới. Làm cho những giá trị, chuẩn mực, cái hay, cái đẹp, cái có ý nghĩa đã được khẳng định trong đời sống tiếp tục tồn tại, thích nghi và phát triển theo thời gian. Xu thế phát triển bao hàm tính kế thừa, chắt lọc giá trị cũ. Nhưng nếu không giữ gìn, không có cách thức bảo tồn thì sẽ không tạo được cơ sở cho sự phát triển.

Phát triển văn hóa phải theo xu thế tạo sự thống nhất trong đa dạng về bản sắc. Bởi vì, mỗi dân tộc đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng. Các giá trị và sắc thái luôn bổ sung làm phong phú cho nhau. Sự hình hành và phát triển nền văn hóa thống nhất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển quốc gia, gắn liền với sự thống nhất của cộng đồng dân tộc. Nét đặc trưng nổi bật và là nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam là ở sự thống nhất mà đa dạng, thống nhất trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng sự đa dạng và nhằm phát triển bản sắc riêng của văn hóa các dân tộc, tuyệt nhiên là không phải thống nhất trên cơ sở đồng hóa hoặc thôn tính. Vì vậy, nói thống nhất là có bao hàm tính đa dạng.

Trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay cần hướng vào việc củng cố và phát triển sự thống nhất, tạo ra sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc. Đồng thời phải khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hóa của các dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao và nhu cầu phát triển của từng dân tộc. Do đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị

văn hóa của mỗi dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt là giữ gìn và phát huy tính đa dạng về bản sắc văn hóa trong tính thống nhất.

Phát huy giá trị văn hóa phải chú trọng đến việc bảo tồn bản sắc dân tộc. Nói đến bản sắc dân tộc là nói đến những đặc trưng tiêu biểu, riêng có, không thể trộn lẫn của một nền văn hóa, của một dân tộc khác, biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức phát triển của dân tộc.

Vị trí rất quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở chỗ, chính bản sắc văn hóa dân tộc đảm bảo cho dân tộc tồn tại, đứng vững qua tất cả biến động của lịch sử. Nhờ có bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta biểu lộ được sự trọn vẹn, sự hiện của một bản sắc văn hóa trong giao lưu quốc tế, trong xu thế hội nhập. Chỉ có giữ vững được bản sắc văn hóa dân tộc thì mới có điều kiện giao lưu bình đẳng với các nền văn hóa thế giới. Bản sắc văn hóa dân tộc luôn biến động, bổ sung qua các thời kỳ lịch sử. Có giá trị được hình thành từ xa xưa, lại có những giá trị mới đã có vị trí rất quan trọng. Từ năm 1967 cũng là mới hơn 30 năm nay, với lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giá trị "không có gì quý hơn độc lập tự do" đã nghiễm nhiên trở thành giá trị văn hóa rất quan trọng của dân tộc ta.

Trước yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, trước nguy cơ đồng nhất về văn hóa (văn hóa nước lớn thống trị) thì bản sắc văn hóa có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Khi nói đến văn hóa dân tộc cần tránh cả hai khuynh hướng: "đóng cửa, thu mình" chỉ "khư khư" giữ bản sắc, không mở cửa giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, hoặc phục hồi tất cả những cái lỗi thời.

Phát huy giá trị văn hóa cần được đặt trong mối quan hệ với yếu tố đối lập. Nhận diện mặt phản văn hóa, mặt đối lập với giá trị để dần dần loại bỏ chúng khỏi tiến trình phát triển. Trong mỗi nền văn hóa, những phong tục, tập quán lạc hậu là những nhân tố kìm hãm sự phát triển. Cần nâng cao nhận thức

để khắc phục dần yếu tố lạc hậu này vốn đã ăn sâu vào nếp sống của cộng đồng.

Bên cạnh việc bảo tồn những di sản vật thể và phi vật thể, phát huy giá trị văn hóa cũng cần chú trọng đến việc phát huy về mặt tư tưởng. Kích thích phát triển những tư tưởng tiến bộ và xóa bỏ những tư tưởng, quan điểm lạc hậu trong đời sống văn hóa của dân tộc. Một tư tưởng tiến bộ sẽ có tác dụng tích cực trong việc nhận thức, xóa bỏ cái lạc hậu và hướng đến cái phù hợp.

Trong quá trình phát huy giá trị văn hóa, phải đặt trong mối quan hệ với kinh tế. Xuất phát từ tính quyết định của vật chất đối với ý thức, việc phát triển văn hóa phải đặt trên nền tảng kinh tế, xem kinh tế là môi trường để giá trị văn hóa được phát huy. Việc nâng cao đời sống trong mỗi cộng đồng dân tộc có vai trò quan trọng cho việc nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho tư tưởng tiến bộ hình thành và phát triển.

Việc xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hóa và tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Nhưng văn hóa không thể chỉ là kết quả của kinh tế mà còn là và phải là động lực của sự phát triển bền vững về kinh tế. Do văn hóa có mặt trong các lĩnh vực và mọi hoạt động xã hội, vì vậy cần phát huy tối đa sức mạnh của văn hóa trong các lĩnh vực và hoạt động đó. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương..., biến văn hóa thành một nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.

Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 10 (khóa VIII), Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhấn mạnh: “Kinh tế và văn hóa gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ. Kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa kinh tế và văn hóa là sự phát triển năng động, có hiệu quả và vững chắc nhất” [46,tr.278].

Văn hóa với tinh thần động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội thể hiện ở chỗ, văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển. Vì vậy, trong mỗi chính sách kinh tế- xã hội phải bao hàm nội dung văn hóa, kết hợp các yêu cầu, mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phải hướng vào việc vun trồng, khơi dậy sức sáng tạo của con người. Con người là trung tâm của các chính sách kinh tế- xã hội.

Trong cơ chế thị trường có nhiều yếu tố tác động mạnh đến tâm tư, tình cảm, cách ứng xử, quan hệ giữa người với người, giữa người với công việc,...có những giá trị truyền thống bị thay đổi. Phát huy giá trị văn hóa phải đi từ việc bảo tồn những giá trị truyền thống đến phát triển nó lên tầm cao hơn phù hợp với điều kiện xã hội.

Kết luận chương 1

Văn hóa xét về mặt tinh thần là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh trình độ phát triển của lịch sử nhất định của một xã hội hay cộng đồng dân cư. Lịch sử của văn hóa gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Với tư cách là sản phẩm sáng tạo của con người trong thực tiễn xã hội lịch sử của họ, văn hóa có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lý, lối sống và phương thức hoạt động của con người trong xã hội.

Với những chức năng giáo dục, thẩm mỹ, nhận thức và cải tạo hiện thực bằng thực tiễn, văn hóa thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, tác động tích cực đến sự phát triển và hoàn thiện bản chất con người. Ngày nay, trong xu thế đổi mới và hội nhập, văn hóa luôn được xem là động lực của sự phát triển, trong đó những giá trị văn hóa truyền thống là nhân tố đảm bảo cho tính bền vững.

Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là đòi hỏi có tính nguyên tắc của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay.

Nhận thức tầm quan trọng của nhân tố văn hóa trong đời sống xã hội, việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của mỗi dân tộc ở mỗi địa phương. Để tạo sự thống nhất trong tính đa dạng về bản sắc văn hóa, cần chú trọng đến việc phát huy giá trị văn hóa của mỗi dân tộc. Phát huy, trước hết phải bảo tồn, giữ gìn những giá trị và trên cơ sở đó kế thừa và phát triển lên tầm cao hơn.

Chương 2

V N D NG QUAN I M C A TRI T H C MÁC- LÊNIN V V NẬ Đ Ể Ề Ă HÓA VÀO VI C PHÁT HUY GIÁ TR V N HÓA DÂN T C C TU Ệ Ị Ă Ơ

T NH QU NG NAM HI N NAY

Ở Ỉ

2.1. Những giá trị văn hóa dân tộc Cơtu ở Quảng Nam

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC CƠTU Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY (Trang 36 - 42)