Các giải pháp về chính trị tư tưởng

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC CƠTU Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY (Trang 78 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Các giải pháp về chính trị tư tưởng

Giải pháp về chính trị là một những giải pháp quan trọng nằm trong hệ cơ cấu kinh tế- chính trị- văn hóa của một xã hội. Do đặc thù của vùng miền núi, vùng biên giới Việt- Lào và tiếp giáp với “điểm nóng” Tây Nguyên, nên vấn đề tư tưởng- chính trị được đặt ra một cách cấp thiết. Theo đó, cần chú trọng một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về chính trị tư tưởng, giúp đồng bào nâng cao nhận thức, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách- pháp luật của Nhà nước.

Do điều kiện miền núi bị cách trở bởi địa hình, thông tin khó khăn nên cần chú trọng thực hiện giải pháp này. Bằng cách, phát huy vai trò của đảng bộ, chi bộ, của chính quyền, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, vai trò của già làng... để trực tiếp phổ biến, tuyên truyền về chính trị tư tưởng, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước... đến từng người dân, từng nóc nhà nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chính trị trong nhân dân, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi công tác xóa đói giảm nghèo, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của ngành tư pháp ở địa phương trong việc phổ biến kiến thức về luật, vận động nhân dân xóa bỏ dần những hủ tục trong đời sống.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng bào Cơtu đã có công cưu mang, nuôi giấu cán bộ cách mạng, bộ đội. Tình quân- dân cá- nước đó cần phải được phát huy hơn nữa trong thời bình. Muốn vậy, các cấp

ủy Đảng, chính quyền cần phải xây dựng các chương trình hành động cụ thể, thiết thực; phải làm sao để mỗi cán bộ, đảng viên ngoài việc thực thi chính sách công, phải “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với đồng bào để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào một cách nhanh nhất, chính xác nhất để tham mưu cho Đảng, chính quyền đề ra những chính sách phù hợp, kịp thời, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào. Làm được như vậy, Đảng, Nhà nước mới phần nào trả được nghĩa cưu mang, nuôi dưỡng của đồng bào trong hai cuộc kháng chiến; đồng thời, xác lập, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, góp phần chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Thứ hai, giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Mặc dù vấn đề dân tộc- tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc Cơtu chưa trở thành điểm nóng như Tây Nguyên, nhưng hiện nay các thế thực thù địch đang lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép ở một số khu vực. Nhân hoàn cảnh đồng bào Cơtu còn khó khăn về kinh tế, thấp kép về trình độ học vấn, các thế lực thù địch đang dùng lợi ích vật chất để mua chuộc, lôi kéo đồng bào, gieo rắc niềm tin tôn giáo mù quáng làm mê muội đồng bào để xúi giục họ gây rối trật tự xã hội, tham gia các tổ chức chính trị phản động. Trước thực trạng đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải thường xuyên theo dõi, tăng cường giám sát hoạt động tôn giáo để nắm bắt tình hình, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, tránh xảy ra căng thẳng và hình thành điểm nóng như ở Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC CƠTU Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY (Trang 78 - 79)

w