Giai đoạn những năm trước 1960

Một phần của tài liệu Sự vận dụng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa của đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay ở việt nam (Trang 29 - 34)

B. NỘI DUNG

2.1.1 Giai đoạn những năm trước 1960

Kinh nghiệm lịch sử đã chỉ rõ, bất cứ quốc gia dân tộc nào muốn tồn tại, phát triển và nhịp bước cùng thời đại, đều phải có một tư tưởng thích hợp của mình. Đồng thời kinh nghiệm lịch sử cũng chỉ rõ, sự lựa chọn ấy chỉ được coi là đúng đắn, hợp quy luật: Khi một mặt phải xuất phát từ thực tế đất nước, từ tính cách của dân tộc, từ ước vọng tha thiết của nhân dân. Mặt khác phải phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, xu thế vận động tất yếu của nhân loại.

Lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là lựa chọn con đường phát triển giữa nhiều khả năng, giữa những con đường phát triển khác ở một nước nào đó. Trong đó chủ nghĩa xã hội được coi là con đường đúng đắn tất yếu phù hợp với điều kiện, tiền đề phát triển của nước đó. Phù hợp với xu hướng tất yếu của thời đại chủ nghĩa xã hội và sự lựa chọn đó cho phép giải quyết được những nhiệm vụ lịch sử cấp bách, sống còn đang được đặt ra cho dân tộc và cho nhân dân nước đó. Lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa là sự lựa chọn của giai cấp công nhân, nhân dân lao động của cả một dân tộc là con đường đem lại hạnh phúc tự do cho họ, là xác định cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả một dân tộc, con đường phát triển lâu dài nhằm định hướng cho họ trong hoạt động sáng tạo lâu dài.

Vấn đề lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa được đặt ra với những nước tiền tư bản chủ nghĩa hoặc chưa hoàn toàn giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Khi trên thế giới chủ nghĩa tư bản không còn là xu thế duy nhất chi phối; khi chủ nghĩa xã hội đã trở thành một phong trào, một xu hướng đang phủ định trực tiếp chế độ tư bản chủ nghĩa. Việc Lênin lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa cho nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và nhiều nước lựa chọn con đường phát triển ấy, sau cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi và chế độ xã hội ra đời ở nước Nga đã chứng tỏ điều đó.

Tuy nhiên trong sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa đều mang một nội dung bước đi và hình thức mới, điều đó cho ta thấy rằng con đường ấy không phải là một cái gì cứng nhắc, tĩnh lặng; là một công thức sơ đồ duy nhất đúng, vĩnh viễn, mà là một quá trình không ngừng biến đổi. Do đó lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là một quá trình.

Sự lựa chọn mục tiêu phát triển của Việt Nam xét từ góc độ lịch sử không nằm ngoài tất yếu ấy. Lịch sử dân tộc từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay là lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đã trải qua những giai đoạn, với những bước ngoặt quan trọng mà đó là vấn đề lựa chọn con đường luôn được đặt ra một cách gay gắt cấp thiết, mang ý nghĩa sống còn.

Ở Việt Nam vào cưối thế kỷ XIX, sau khi thực dân Pháp đặt xong ách thống trị của nó, thì chế độ thuộc địa nửa phong kiến cũng hình thành, chế độ phong kiến trong nước đã tỏ ra mục ruỗng thối nát về hình hài, bạc nhược phản động về chính trị tư tưởng; thậm chí một bộ phận cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp kìm hãm dân tộc mình trong vòng tay nô lệ. Chủ nghĩa thực dân Pháp lộ rõ nguyên hình là một tên thực dân với tất cả sự tàn bạo, đẫm máu sau tấm áo khoác gọi là “Khai hóa văn mình”. Trong khi đó giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện và ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng đã bước đầu ý thức được sứ mệnh của giai cấp, đứng lên chống Pháp và đã trở thành phong trào yêu nước tiên tiến nhất.

Chính thực tiễn xã hội lúc bấy giờ làm chất chứa trong lòng xã hội Việt Nam những mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và bọn thực dân Pháp xâm lược, giữa giai cấp công nhân Việt Nam và bọn tư sản, giữa nông dân Việt Nam và giai cấp địa chủ phong kiến, đã nảy sinh và phát triển ngày càng gay gắt. Chúng tác động đan xen vào nhau không thể giải quyết mâu thuẫn này mà không giải quyết mâu thuẫn kia và ngược lại. Trước nhu cầu lịch sử xã hội Việt Nam các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, mục tiêu của thời kỳ này đều hướng tới giành độc lập cho dân tộc, nhưng đứng trên các lập trường giai cấp khác nhau nhằm khôi phục chế độ phong kiến hoặc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến hoặc cao hơn nữa là thiết lập chế độ tư sản Cộng hòa, các phong trào đấu tranh diễn ra với các phương thức và các biện pháp khác nhau, mà nảy sinh ra những nhu cầu tìm đường cứu nước mới.

Tất cả những cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân ta chống Pháp cho đến trước năm 30 của thế XX, hầu như đều bị đàn áp đẫm máu và bị thất bại, những tìm tòi của các nhà yêu nước lớn về con đường giải phóng dân tộc, cứu nguy giống nòi đều không thành công, nhưng tất cả đã chứng tỏ chủ nghĩa yêu nước truyền thống rực rỡ của dân tộc lại trỗi dậy, được tô rèn trong điều kiện mới với nội dung mới, với sức sống mãnh liệt hơn, chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước chân chính, nó thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trước sau như một xuất phát từ lợi ích nguyện vọng của toàn thể dân tộc mưu cầu và hy vọng đem lại tự do hạnh phúc cho toàn thể dân tộc và luôn cháy lên mạnh mẽ mỗi khi có giặc ngoại xâm.

Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc với lòng yêu nước, thương nòi vô bờ bến, với một trí tuệ anh minh và sự mẫn cảm của lịch sử lớn và lòng quả cảm cao độ đã bôn ba nhiều nơi trên thế giới hy vọng tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Từ việc tìm đường cứu nước buôn ba ở nhiều nơi Nguyễn Ái Quốc thấy được và nghiệm ra rằng các dân tộc bị áp bức ở đâu cũng “cùng khổ” và bọn thực dân ở đâu cũng tham lam tàn bạo và đáng bị “lên án”. Từ đó Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả, đến với tình yêu và sự tôn trọng phẩm giá con người. Đây chính là điều mà những người thầy của giai cấp công nhân thế giới là Mác, Ăngghen đã trải nghiệm trước khi các ông rút ra kết luận rằng sự nghiệp giải phóng con người phải thực hiện thông qua sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản. Chính chân lý trên đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với phong trào công nhân, đến với chủ nghĩa Mác. Khi người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành đảng viên của đảng này, như thế tức Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy được con đường phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại – con đường xã hội chủ nghĩa.

Nhưng điều trăn trở lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc lúc này là tìm ra mối liên hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc. Sau khi Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin, từ đó Người đưa ra kết luận “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa vô sản”[20, 314]. Kết luận đó cho thấy Nguyễn Ái Quốc đã đặt cách mạng

giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như thế cũng có nghĩa là Người đã lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa cho nước ta và Người đã chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân.

Ngày 3/2/1930, ngay khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng ta khẳng định “Con đường phát triển của đất nước ta là tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa mà trước hết phải làm cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) với hai nhiệm vụ phản đế và phản phong (đánh đổ đế quốc, phong kiến, giải phóng dân tộc và thực hiện dân cày có ruộng) rồi tiến lên thực hiện kỳ được xã hội chủ nghĩa thông qua con đường bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa”[20, 85]. Đó là chủ trương cách mạng triệt để, là sự vận dụng sáng tạo học thuyết không ngừng của chủ nghĩa Mác–Lênin và quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và hoàn cảnh Việt Nam.

Sau cách mạng tháng 8/1945 thành công. Trong hoàn cảnh khó khăn cuộc cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đã xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với phương châm “vừa kháng chiến vừa kiến quốc” nhằm đưa ra cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã ý thức rõ việc chuẩn bị đường lối bước tới chủ nghĩa xã hội khi giành và giữ vững chính quyền ở nước ta và nhờ liên xô và các nước dân chủ khác giúp đỡ.

Tại Đại hội II của Đảng Lao động Việt Nam (1951) đã thảo luận và thông qua báo cáo quan trọng mang tên “Bàn về cách mạng Việt Nam” do đồng chí Trường Chinh trình bày, đã bổ sung, phát triển các cương lĩnh trước đó, và chỉ rõ cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng Việt Nam do giai cấp công nhân lãnh đạo, nên con đường tất yếu của nó là tiến lên chủ nghĩa xã hội và con đường này là lâu dài, phức tạp vì điểm xuất phát của chúng ta là thuộc địa nửa phong kiến.

Như vậy, chủ nghĩa xã hội được xác định trong Chính cương vắn tắt

của Đảng thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng, sau đó được phát triển tại Đại Hội II (2/1951) là mục tiêu là phương hướng tiến lên của cách mạng Việt Nam. Để đi đến mục tiêu ấy, bước đi tất yếu của Đảng và nhân dân ta phải: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng” với các nhiệm vụ rất cụ thể về chính trị, kinh tế văn hóa, về lực lượng cách mạng và lãnh đạo cách mạng. Phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội trong

tương lai của cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng quyết định đến tính chất triệt để và sức mạnh của “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng”[20, 444]

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954 mọi điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ đã hoàn tất và được ký kết. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng khỏi chế độ thực dân phong kiến, nhưng miền Nam lại rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Trong tình hình đó, nhiệm vụ của mỗi miền không giống nhau. Vì vậy vấn đề lựa chọn con đường bước đi thích hợp cho cách mạng mỗi miền và trong cả nước có ý nghĩa cấp thiết định hình cho sự nghiệp cách mạng mới nên có sự chuyển hướng đúng đắn.

Trải qua những tìm tòi thực tiễn và lý luận, xuất phát từ thực tiễn của cách mạng miền Nam, từ quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa về kinh tế - xã hội ở miền Bắc, phân tích một cách biện chứng mối quan hệ giữa thực tiễn cách mạng hai miền, đồng thời đánh giá khách quan tình hình thế giới qua các nghị quyết, các văn kiện, đề cương cách mạng cả nước và từng miền, Nghị quyết trung ương 15 (1959) và 16(4/ 1959) của Đảng đã từng bước xác định rõ đường lối cách mạng của ta trong giai đoạn này. Đó là đường lối “cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam”[20, 421].

Sở dĩ như vậy, ở miền Nam do nhu cầu của cuộc cách mạng cần phải có sự củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến trường kì gian khổ trước kẻ thù hùng mạnh nhất của chủ nghĩa đế quốc đang ráo riết thực hiện bành trướng và xâm lược. Hơn nữa, trong những thập niên 50 - 60 của thế kỉ XX, ba làn sóng cách mạng mới nổi lên nhiều phong trào mạnh mẽ và rầm rộ trên khắp các châu lục đã tạo nguồn cổ vũ thúc đẩy củng cố xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Do đó, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc không chỉ vì nhân dân miền Bắc mà còn tạo cơ sở vững chắc để làm hậu phương cho tiền tuyến lớn miền Nam. Chính vì vậy đưa miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng để tạo nên sức mạnh chi viện đắc lực cho cách mạng miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, và vì tương lai lâu dài của đất nước.

Tóm lại sự lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta thông qua Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những năm 20-30 của thế kỷ XX là sự lựa chọn đầu tiên đánh dấu bước ngoặt quan trọng chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, từ đó cũng khẳng định sự lãnh đạo tài tình vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa của đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay ở việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w