Phát triển kinh tế thị trường là một động lực xuyên suốt thời kỳ quá độ lên

Một phần của tài liệu Sự vận dụng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa của đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay ở việt nam (Trang 48 - 57)

B. NỘI DUNG

2.2.1Phát triển kinh tế thị trường là một động lực xuyên suốt thời kỳ quá độ lên

2.2 Những nội dung cơ bản trong thời kỳ đổi mới định hướng xã hội chủ nghĩa

2.2.1Phát triển kinh tế thị trường là một động lực xuyên suốt thời kỳ quá độ lên

kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của 20 năm đổi mới đất nước là cơ sở, là bằng chứng hùng hồn để chúng ta tự hào mà khẳng định rằng, việc đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng CNXH là một đột phá lý luận hết sức sáng tạo của Đảng.

Thực vậy, trong những năm trước đổi mới, nổi lên quan điểm cho rằng, chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường như nước với lửa không thể dung hòa được. Người ta thường xem kinh tế thị trường là nét đặc trưng cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, những quan điểm cho rằng chủ nghĩa xã hội cũng phải áp dụng nền kinh tế thị trường đều bị phê phán, lên án là chạy theo luận điệu tuyên truyền của chủ nghĩa tư bản, và xa rời với lý tưởng cộng sản, bị quy là xét lại. Nhưng đến Đại hội VI Đại hội đã mở đầu sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã dứt khoát từ bỏ mô hình kinh tế phi hàng hóa, phi thị trường mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác–Lênin đã dự kiến (cho xã hội phát triển mà ta đã áp dụng sai), từ bỏ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, mà chúng ta đã thực hiện gần như rập khuôn theo mô hình của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu để chuyển sang mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta đã khẳng định “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng CNXH vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”[28, 11].

Đối với nước ta, để chuyển từ nền kinh tế kém phát triển lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa phải phát triển kinh tế thị trường khắc phục tình

trạng kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng công nghệ - kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất lao động, tăng số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy tích trụ tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi đơn vị kinh tế, đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội một cách hợp lý, tiết kiện,… Vì vậy việc phát triển kinh tế thị trường được coi là đòn xeo để xây dựng CNXH, là phương tiện khách quan để xã hội hóa nền sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta hoàn toàn có cơ sở khẳng định kinh tế thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất, phát triển nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa Cộng sản. Kinh tế thị trường là phương thức tổ chức, vận hành kinh tế là phương tiện điều tiết kinh tế, lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bố các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người.

Chính vì thế, ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sử dụng nhiều hình thức sở hữu, chủ trương này hình thành từ Đại hội VI và đến Đại hội VII của Đảng (6/1991), chủ trương này tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác, phát triển triển bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Sau 5 năm phát triển nền kinh tế này với những thành tựu nhất định, tại Đại hội VIII của Đảng đưa ra một quan niệm mới và có thể coi là rất quan trọng – quan niệm thừa nhận “sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, nó tồn tại khách quan và cần thiết cho xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng”[3, 97].

Đại hội cũng xác định cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng chủ nghĩa xã hội của nước ta là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, và các công cụ khác trong cơ chế kinh tế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Nhà nước quản lý nền kinh tế để định hướng dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận

lợi cho sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh tế, đảm bảo hài hòa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

Nước ta đang trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho nên việc hình thành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta. Nền kinh tế đó không phải là nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Song cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường chủ nghĩa xã hội, đất nước ta đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy về thực chất, nền kinh tế nước ta là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Đây là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa phát huy các động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa phát huy nhân tố, mở đường, hướng dẫn, và chế định sự phát triển kinh tế theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là xây dựng định hướng xã hội chủ nghĩa là xây dựng thị trường văn minh, lấy phát triển vì lợi ích của nhân dân lao động của đất nước, làm mục tiêu chi phối từng bước tạo tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường kinh tế đi đôi công bằng xã hội, mọi người điều được khuyến khích làm giàu cho cá nhân, cho tập thể và cho xã hội một cách hợp pháp, thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo. Những cá nhân, những đơn vị sản xuất kinh doanh giỏi được khuyến khích, những người khó khăn được giúp đỡ làm theo năng lực hưởng theo lao động. Đây là nền kinh tế không lấy lợi nhuận ích kỷ làm mục tiêu, phát triển kinh tế chỉ là phương tiện đạt tới tiến bộ, công bằng xã hội và hoạt động phù hợp của nhân dân.

Thực vậy, chúng ta thấy rằng trước đổi mới do chúng ta không thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bố mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch, không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân. Chính vì duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, đó là những nguyên nhân đẩy kinh tế vào tình trạng hết sức khó

khăn, khủng hoảng trầm trọng kéo dài. Từ phía quốc tế những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ XX gây nhiều sức ép đối với kinh tế Việt Nam. Trong mô hình kinh tế này, nhà nước đảm nhận trách nhiệm thực hiện việc điều hành và quản lý toàn bộ nền kinh tế theo một cơ chế thống nhất, đó là cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp với đặc điểm nổi bật nhất của cơ chế này là tuyệt đối hóa vai trò quản lý của nhà nước và phủ nhận vai trò điều tiết của thị trường.

Từ nhận thức trên tại Đại hội VIII của Đảng (1996) ngoài sự khẳng định rõ ràng mục tiêu vận hành kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đại hội VII đã đề ra, lần đầu tiên đưa khái niệm kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước “kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng trong nền kinh tế. Kinh tế cá thể, chủ thể, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỉ trọng đáng kể, kinh tế nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến”[37, 91]. Đại hội cũng thay đổi quan niệm về kinh tế tư bản tư nhân, chuyển từ thái độ e dè sang thừa nhận chính thức tồn tại phổ biến của tư bản tư nhân thực hiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, lấy việc giải phóng sức sản xuất động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hóa hiện đại hóa nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân là mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh.

Như vậy ý tưởng về một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành lâu dài, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhờ sự xác định tương đối rõ về chủ trương đối xử với các thành phần kinh tế của Đại hội nêu chính sách đối xử với các thành phần kinh tế của nhà nước giai đoạn 1996 - 2000 đã có nhiều tiến bộ giúp nền kinh tế của nước ta vượt qua được khủng hoảng tài chính – tiền tệ, tạo sung lực cho phát triển vượt bậc của kinh tế tư bản tư nhân trong giai đoạn. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sử dụng nhiều hình thức sở hữu được hình thành từ Đại hội VI và được hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội. Đến Đại hội IX, khái niệm “kinh tế thị trường”, lần đầu tiên được Đảng chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội, đồng thời với khẳng định kinh tế thị trường của chúng ta là không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà cũng chưa phải là

nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tại Đại hội này Đảng ta chỉ rõ “thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[38, 55-69].

Việc chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế mới kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN thì cách thức quản lý và điều tiết nền kinh tế theo kế hoạch pháp lệnh đã dần dần bị bãi bỏ. Điều này nhằm mở đường cho cơ chế mới về quản lý và điều tiết của nhà nước với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận hành theo cơ chế mới sẽ đảm bảo tính hướng dẫn, điều khiển hướng tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, theo phương châm nhà nước điều tiết vĩ mô, thị trường hướng dẫn doanh nghiệp điều tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế, là để cho các hoạt động thị trường diễn ra chủ yếu theo sự hướng dẫn của các quy luật kinh tế thị trường, đảm bảo nguyên tắc vận hành của nền kinh tế là nguyên tắc thị trường “tự điều chỉnh”. Mặt khác, do trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải là thị trường tự điều chỉnh hoàn toàn, mà còn phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, do vậy nó còn chịu sự điều chỉnh quản lý của nhà nước XHCN.

Cơ chế vận hành kinh tế thị trường định hướng XHCN thể hiện: Một là: nhà nước của dân, do dân và vì dân là nhân tố quan trọng đóng vai trò “Nhân vật Trung tâm” và điều chỉnh kinh tế vĩ mô nhằm tạo dựng và đảm bảo môi trường pháp lý kinh tế xã hội thuận lợi cho các doanh nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường thực hiện các chính sách xã hội đảm bảo công bằng xã hội, can thiệp vào các hoạt động kinh tế để đạt các mục tiêu đề ra.

Hai là: cơ chế thị trường là nhân tố “trung tâm” của nền kinh tế đóng vai trò trung gian giữa nhà nước và doanh nghiệp.

Như vậy sự hiện diện của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa với tư cách là “bộ phận cấu thành trọng yếu” vừa với tư cách là chủ thể tổ chức, xây dựng quan hệ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường.

Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường là thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, chức năng đó được thực hiện bởi

nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH chỉ rõ: “là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân,nhà nước ta có dủ quền lực và đủ khả năng định ra pháp luật và quản lý mọi mặt đời sống bằng pháp luật”[33,19]. Từ nhận định đó Đảng ta cho rằng, nền kinh tế thị trường XHCN là mô hình tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời nền kinh tế thị trường tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất phát triển kinh tế mà còn là điều kiện khách quan để phát triển nền sản xuất, xã hội hóa tư liệu sản xuất.

Sự khẳng định mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu của đất nước trong Đại hội IX có hai ý nghĩa sâu sắc: một là khẳng định tính nối tiếp của quá trình đổi mới của nước ta từ Đại hội VI; hai là xác định rõ tính chất thị trường, tính chất nhiều thành phần mà còn là thành phần kinh tế cùng với thành phần kinh tế hợp tác tạo nền tảng của chế độ kinh tế mới. Đồng thời tại Đại hội IX cũng phân tích kinh tế nhà nước với doanh nghiệp nhà nước phân định sở hữu thành phần và hình thức tổ chức kinh doanh phân định quyền chủ sở hữu của nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, từ đó đưa ra những quan điểm đổi mới về thành phần kinh tế nhà nước thứ nhất thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu nhà nước, thứ hai sở hữu nhà nước có thể nằm trong tài sản của doanh nghiệp, có thể nằm dưới hình thức khác như: ngân sách nhà nước tài sản của công…, thứ ba chỉ với toàn bộ sức mạnh của sở hữu nhà nước hậu thuẫn cho chính sách kinh tế của nhà nước thì nhà nước mới thể định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế tức là thực thi vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Ngoài ra cần phát huy tối đa khả năng sản xuất của các thành phần kinh tế nhằm xây dựng nước ta thành một nước: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Đến Đại hội X Đảng đã xác định rõ những đặc trưng cơ bản của việc phát triển nền kinh tế này là.

Thứ nhất thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo,

Một phần của tài liệu Sự vận dụng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa của đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay ở việt nam (Trang 48 - 57)