Giai đoạn từ những năm 1960 đến 1985

Một phần của tài liệu Sự vận dụng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa của đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay ở việt nam (Trang 34 - 38)

B. NỘI DUNG

2.1.2Giai đoạn từ những năm 1960 đến 1985

Từ những kinh nghiệm thực tế công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước anh em, điều kiện cụ thể của nước ta với ba đặc điểm (quá độ lên xã hội chủ nghĩa từ nền sản xuất nhỏ; có hệ thống xã hội chủ nghĩa vững mạnh; đất nước bị chia cắt), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9/1960) đã xác định rõ nhiệm vụ của chiến lược cách mạng của nước ta: “Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”[20, 440]. Đại hội đã chỉ rõ cụ thể con đường xã hội chủ nghĩa và con đường cách mạng dân tộc dân chủ “miền Bắc bước và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa với đặc điểm lớn nhất là đi lên từ nền kinh tế lạc hậu. Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có ý nghĩa quyết định sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp với sự nghiệp giải phóng miền Nam ra khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước, hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng ở hai miền nhằm mục đích chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ thống nhất đất nước”[20, 441].

Đảng ta đã thấy rõ miền Bắc được giải phóng sẽ là phần nối liền sự nghiệp cách mạng nước ta với hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế đưa miền (vì sao chữ Bắc lại không viết hoa) bắc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn để tạo nên sức mạnh chi viện đắc lực cho cách mạng miền Nam, miền Bắc không xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ vì nhân dân miền Bắc mà còn vì sự nghiệp giải phóng miền Nam vì tương lai lâu dài của cả nước, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội là để tạo ra hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.

Như vậy, để tiếp tục đi lên trên con đường cách mạng đã được lựa chọn, trong giai đoạn cách mạng nước ta đồng thời phải thực hiện cùng

một lúc hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, nhưng đều chung mục đích cơ bản trực tiếp là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và điều chung mục tiêu lâu dài là đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây chính là sự xác định hay lựa chọn những bước đi thích hợp của con đường cách mạng nước ta, và cũng phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại. Sự lựa chọn ấy cho thấy rõ những khả năng phát triển thực tế tất yếu của nước ta cho thấy sự sáng suốt chủ động quyết đoán của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trước vận mệnh của dân tộc, điều đó cũng chứng tỏ sự kiên trì con đường mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta đã lựa chọn và là sự kiên trì ở thế tiến công với nguồn sức mạnh dân tộc cho đó là tình máu thịt không thể chia cắt giữa miền Nam và miền Bắc.

Điều đó nói lên lần đầu tiên cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ra một bước ngoặt mới trong việc thực hiện hóa trong việc lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa vào thực tiễn xã hội Việt Nam trên phạm vi nửa nước và sự nỗ lực chung của toàn dân tộc Việt Nam. Cụ thể nhân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đất nước có chiến tranh, nhưng miền Bắc vẫn không ngừng lớn mạnh luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ không chỉ khôi phục xây dựng phát triển kinh tế mà còn làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Với đại thắng mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam nước nhà thống nhất, nam Bắc sum họp một nhà, đó là những chiến công thắng lợi khẳng định tính đúng đắn của hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta, được đề ra cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ XX trên cơ sở kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa đã chọn.

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam được giải phóng hoàn toàn, đất nước độc lập, thống nhất, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành, đất nước ta lại đứng trước tình thế phải lựa chọn con đường phát triển. Đất nước thống nhất, nhưng kết cấu kinh tế xã hội ở hai miền không đồng bộ, khác nhau về nhiều mặt, kết cấu về kinh tế - xã hội ở miền Nam là kết cấu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến mới, do đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng dựng nên đã bị cách mạng đập tan, cho nên nó khác về căn bản so với miền Bắc. Trong khi đó kết cấu của xã hội ở miền Bắc, mặc dù phải trải qua cuộc chiến

tranh đánh phá của đế quốc Mỹ, vừa phải làm nhiệm vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn, nhưng đã bước vào quá trình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hơn 20 năm. Vậy trước sự khác biệt đó thì con đường phát triển của mỗi miền, của cả nước phải như thế nào? Miền Nam có thể bước ngay vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng với miền Bắc được hay không?.

Từ thực tiễn cấp bách đó Đảng ta trên cơ sở phân tích tình hình quốc tế và nước ta sau ngày đất nước thống nhất đã chỉ rõ “trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không thể tách rời nhau và ở nước ta khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản”[32, 39]. Vì vậy đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976 Đảng tiếp tục lựa chọn con đường cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, Đại hội khẳng định: “nước ta vẫn đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”[32, 47].

Với quan điểm đó Đại hội chẳng những khẳng định tiếp tục phát triển đi lên con đường chủ nghĩa xã hội trong cả nước mà còn phát triển thêm quan điểm đó với việc nêu rõ xuất phát điểm của sự bỏ là từ một nền sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đây là điểm lớn nhất, là thực chất của quá trình cách mạng nước ta và nó là nội dung quy định toàn bộ tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy có thể nói với sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong cả nước sau khi đất nước thống nhất thể hiện sự trung thành và sáng tạo của Đảng trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh nước ta, và sự lựa chọn đó đã được thực tiễn cách mạng nước ta chứng minh là hoàn toàn đúng đắn bởi nó phù hợp với lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về hình thái kinh tế - xã hội do đó nó phù hợp với thực tiễn chung của thời đại. Đó là con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1960 - 1975) và thực tiễn cách mạng Việt Nam thời kỳ này đã phát triển thêm một bước đường lối của Đại hội III, vạch ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Đó chính là đường lối “nắm vững

chuyên chính vô sản; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học–kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa (trong đó cách mạng khoa học-kỹ thuật là then chốt); đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa…”[32, 67].

Thực hiện nghị quyết Đại hội IV chúng ta bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa chúng ta đã gặp phải những khó khăn và yếu kém không nhỏ. Sở dĩ như vậy là bởi chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về thời kỳ quá độ đó là một thời kỳ lịch sử lâu dài phải trải qua nhiểu chặng đường, mặt khác chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu, bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Vì vậy sản xuất tăng chậm hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, năng suất lao động giảm cung không đủ cầu, quan hệ sản xuất chậm được củng cố không biết tận dụng và phát triển lực lượng sản xuất đã có đặc biệt nghiêm trọng trong giai đoạn này xuất hiện tư tưởng chủ quan duy ý chí về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam… tất cả những yếu kém làm cho nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Để góp phần khắc phục những sai lầm và yếu kém nói trên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội V của Đảng (3-1982) đã đưa ra tư tưởng về sự phân chia thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa thành nhiều chặng đường trong đó “chặng đường trước mắt của thời kỳ quá độ ỏ nước ta bao gồm thời kỳ 5 năm 1981-1985 kéo dài đến 1990”. Trong giai đoạn 1981- 1985 coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp, hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công nghiệp hợp lý. Xem đó là nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt”[20, 360-361].

Tuy nhiên có thể thấy rằng, những bước tiến tới trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đại hội V của Đảng đã đạt được lại chưa có đủ thời gian cần thiết để biến thành những thay đổi tích cực trong thực tiễn kinh tế - xã hội. Phân tích tình hình thực tế lúc này hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa V (12/1980) của Đảng

chỉ ra rằng tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn gay gắt, nền kinh tế có nhiều mặt mất cân đối nghiêm trọng, lưu thông phân phối có nhiều diễn biến xấu, thị trường rối loạn, công tác quản lý lỏng lẻo. Do vậy, khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày một nghiêm trọng chính vì vậy để vượt qua khỏi thực trạng đất nước trong giai đoạn này vấn đề cấp bách đặt ra đòi hỏi Đảng là phải tiếp tục đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội nhằm tạo ra cuộc cải biến cách mạng đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Thực tiễn đất nước đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và triệt để hơn. Đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ chính vì vậy vấn đề đặt ra đòi hỏi Đảng ta phải tiến hành quá trình đổi mới để tìm tòi ra phương cách mô hình phát triển mới để có thể thực hiện thành công công cuộc xây dựng CNXH trên đất nước ta. Đó là lý do dẫn đến Đại hội Đảng lần thứ VI – bước ngoặt trong đổi mới tư duy của Đảng ta về chủ Nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa của đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay ở việt nam (Trang 34 - 38)