Thực trạng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực ở Đại Học Huế.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với giáo dục đào tạo nguồn nhân lực ở đại học huế (Trang 35 - 48)

Đại Học Huế là đại học trọng điểm quốc gia Viêt Nam đa ngành đa lĩnh vực, có trụ sở tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Đại học Huế là giáo dục đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học

- công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên nói riêng.

Cơ cấu tổ chức của Đại học Huế gồm 3 cấp quản lý hành chính: (1) Đại học Huế là đầu mối quản lý chung, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; (2) Các trường đại học thành viên, các khoa, trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực thuộc Đại Học Huế là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng; (3) Các khoa, trung tâm nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ trực thuộc các trường thành viên. Giám đốc Đại Học Huế, các phó giám đốc Đại Học Huế và hiệu trưởng các trường thành viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm. Đại học Huế bao gồm 07 trường đại học thành viên và 03 khoa trực thuộc (Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ và Khoa Giáo dục Thể chất; Khoa Luât; Khoa Du Lịch ); các trung tâm đào tạo là Trung tâm Đào tạo Từ xa, Trung tâm Giáo dục quốc phòng, Trung tâm Bồi dưỡng nguồn đào tạo tiến sĩ ; Trung tâm công nghệ thông tin; Trung tâm tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên; Trung tâm thí nghiệm thực hành; Trung tâm tài nguyên môi trường và Công nghệ sinh học, Trung tâm phục vụ sinh viên, Trung tâm học liệu, Phân hiệu Đại học Huế tại tỉnh Quảng Trị và Nhà xuất bản Đại học Huế. Các ban chức năng của Đại học Huế gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức- Nhân sự, Ban đào tạo đại học, Ban đào tạo sau đại học, Ban kế hoạch-Tài chính, Ban khoa học công nghệ, Ban hợp tác quốc tế, Ban quản trị cơ sở vật chất, Ban công tác chính trị-Quản lý sinh viên, Ban quản lý dự án xây dựng, Ban Đảm bảo chất lượng và Điều phối dự án Giáo dục đại học. Đại học Huế có một đội ngũ cán bộ đông đảo có uy tín và trình độ cao, với 2777 cán bộ công chức, lao động, gồm 2000 biên chế và 777 hợp đồng lao động. Trong đó, trên 1600 là cán bộ giảng dạy với 80 giáo sư, phó giáo sư, 2 tiến sĩ khoa học, 290 tiến sĩ, trên 650 thạc sĩ, 5 giảng viên cao cấp, 436 giảng viên chính, 1 nhà giáo nhân dân, 38 nhà giáo ưu tú và thầy thuốc ưu tú.

Đại Học Huế có quy mô đào tạo lớn, với khoảng 23.000 sinh viên hệ đại học chính quy, 22.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học và 45.000 sinh viên hệ đào tạo từ xa theo học 88 ngành đào tạo bậc đại học; gần 2.000 học viên cao học theo học 59 chuyên ngành đào tạo Thạc sỹ và khoảng 100 nghiên cứu sinh theo học 22 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ. Ngoài ra, hệ đào tạo trung học chuyên nghiệp khoảng 2.000 sinh viên và đào tạo bậc phổ thông

trung học khoảng 500 học sinh năng khiếu, tạo nguồn sinh viên giỏi cho bậc đại học.

Sinh viên theo học tại Đại Học Huế được tuyển sinh trong cả nước, số đông từ các tỉnh miền Trung –Tây Nguyên, hơn 150 sinh viên đại học và học viên cao học đến từ nước bạn Lào.

Đại học Huế chú trọng phát triển hệ thống đào tạo đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, đa ngành, đa lĩnh vực, đa hệ, đa cấp nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.

Đặc biệt, Đại học Huế triển khai các mô hình đào tạo liên kết theo chương trình đào tạo và tiêu chuẩn chất lượng của các trường đại học nước ngoài như: Chương trình tiên tiến ngành vật lý với Đại Học Công nghệ Virginia (Hoa Kỳ), chương trình đào tạo Sản khoa với Cộng hòa Liên bang Đức; chương trình đào tạo cao học với Thụy sỹ; chương trình liên kết đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành công nghệ thông tin với Đại học Monash (Ốt-xtrây-lia); chương trình liên kết đào tạo cao học với Đan Mạch; các chương trình hợp tác đào tạo nghiên cứu sinh với AIT (Thái Lan), với Đại Học Quốc gia Belarus; đào tạo ngành quản trị du lịch với Đại học Krem (Cộng hòa Áo); chương trình liên kết đào tạo đồng cấp bằng ngành Tài chính – Ngân hàng với Đại học Rennes 1 (Cộng hòa Pháp). Đang xúc tiến triển khai Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Kế toán với Đại học Québec tại Montréal (UQAM) (Canađa), chương trình hợp tác song phương với Đại Học Okayama (Nhật Bản) đào tạo Thạc sĩ về Sự bền vững nông thôn và môi trường.

Thông qua những chương trình này, các ngành đào tạo liên kết có điều kiện đổi mới, chuyển giao chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy theo chuẩn của các trường tiên tiến trên thế giới. Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ được nâng cao theo chuẩn quốc tế. Những chương trình, mô hình đào tạo này sẽ được đúc rút kinh nghiệm nhằm phổ biến, nhân rộng và tạo động lực nâng cao chất lượng đào tạo và tầm vóc của Đại Học Huế trong cộng đồng đại học.

Đại học Huế chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại Học Huế là một trong ba đại học của cả nước nhận được kinh phí lớn về nghiên cứu khoa học cơ bản. Đã thúc đẩy các nghiên cứu chuyển giao công nghệ, triển khai các đề tài nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như đề tài điều chế

glucozamin từ vỏ tôm; đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực Bình Trị Thiên; nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh trưởng để nâng cao khả năng chống chịu nóng, hạn đối với một số cây trồng chính ở Thừa Thiên Huế; Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật di truyền phân tử trong việc tạo giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao ở một số tỉnh thuộc miền Trung – Tây Nguyên.

Nhiều trung tâm công nghệ cao như Trung tâm phẫu thuật bằng dao Gamma (đây là trung tâm đầu tiên của Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ này) giúp điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, doanh thu dự kiến đạt 15 tỷ đồng/năm; Trung tâm Phát triển nông thôn Miền Trung đã có nhiều dự án giúp nông dân nâng cao năng lực sản xuất, xóa đói giảm nghèo, doanh thu bình quân đạt 10 tỷ đồng/năm. Trung tâm Tài nguyên Môi trường và Công nghệ sinh học được trang bị hiện đại phục vụ tốt cho nghiên cứu khoa học và đào tạo. Đại học Huế đã tạo được thế chủ động trong hợp tác quốc tế, đã ký thỏa thuận hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi cán bộ và nghiên cứu khoa học với 23 tổ chức và trường đại học của Mỹ, Pháp, Canada, Ôxtrâylia, Thái Lan, Nhật Bản, Italia…. Thông qua hợp tác quốc tế, Đại học Huế đã thực hiện được hơn 60 dự án tài trợ với tổng kinh phí trên 19 triệu đô-la Mỹ. Đại học Huế là một đầu mối giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế quan trọng, xây dựng và phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác với trên 100 trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học, tổ chức chính phủ và phi chính phủ thuộc nhiều nước trên thế giới.

Với những điều kiện như trên Đại Học Huế mang sứ mạng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hiệu quả phục vụ sự nghiệp phát triển vùng tại Việt Nam. Đại Học Huế đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức quản lý tương đối hoàn chỉnh và thống nhất từ cấp Đại Học Huế đến các trường thành viên, đơn vị trực thuộc và các khoa/bộ môn trong nội bộ các trường, đơn vị trực thuộc. Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể lãnh đạo và cá nhân cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên trong nhà trường được phân định rõ ràng. Đại học Huế luôn chủ động đáp ứng sự thay đổi đang diễn ra trong môi trường hoạt động của mình bằng cách xem xét, sửa đổi các quy trình phân bổ nguồn lực, các cấu trúc tổ chức quản lý và các chương trình giảng dạy của mình.

Ban Giám đốc Đại Học Huế chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động thống nhất trong toàn Đại Học Huế. Hội đồng khoa học đào tạo với nhiệm vụ tư vấn về chiến lược phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa

học của Đại Học Huế. Văn phòng và các ban trực thuộc Đại học Huế có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực hoạt động và quản lý liên quan.

Ban giám hiệu các trường thành viên chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường trên cơ sở điều lệ trường đại học và sự phân cấp của Đại Học Huế bao gồm đề ra chính sách và kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, quản lý nhân sự và các hoạt động đào tạo sinh viên, quản lý nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, quản lý tài chính, cơ sở vật chất. Thủ trưởng các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm về việc sử dụng đội ngũ cán bộ, quản lý ngân sách được phân cấp và việc sử dụng nhà xưởng, trang thiết bị tại đơn vị mình.

Sự hợp tác và hoạt động liên ngành là một đặc trưng nổi bật trong hệ thống các đơn vị thành viên của Đại Học Huế. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của thủ trưởng các đơn vị thành viên là điều phối hợp lý và hiệu quả cao về chi phí trong các chương trình đào tạo. Một nhiệm vụ khác là phát huy thế mạnh của đơn vị mình để mở ra những cơ hội mới cho việc hợp tác đào tạo và tiết kiệm trong quản lý điều hành.

Về đào tạo: Đại học Huế đã có những kết quả bước đầu đáng khích lệ về nhiều mặt trong đó có công tác đào tạo. Đại học Huế thực sự là một cơ sở đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực với nhiều loại hình đào tạo khác nhau.

Về cấp học bao gồm đào tạo sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ), đào tạo đại học - cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung học phổ thông (chuyên Toán, chuyên Văn ở Đại Học Khoa học, chuyên Anh, chuyên Pháp ở Đại Học Ngoại ngữ ). Về loại hình đào tạo, có hệ chính quy, đào tạo văn bằng 2, hệ vừa làm vừa học, chuyên tu, đào tạo từ xa, đào tạo cấp chứng chỉ quốc gia về ngoại ngữ và tin học. Ngoài ra còn có đào tạo nội trú, đào tạo chuyên khoa cấp 1, cấp 2 của ngành Y.

Về ngành học, hiện tại Đại Học Huế đảm nhận 88 ngành đào tạo cử nhân, 59 chuyên ngành cao học và 22 chuyên ngành Tiến sĩ. Số lượng sinh viên hiện đang theo học khoảng 80.000, trong đó có trên 23.000 sinh viên chính quy, còn lại là sinh viên các hệ khác. Qui mô đào tạo sau Đại Học tăng bình quân mỗi năm là 15%; số lượng học viên tuyển được đều đảm bảo và tăng so với kế hoạch giao.

Công tác sinh viên được tăng cường và có nhiều biện pháp tích cực trong quản lý, giáo dục tư tưởng chính trị, nhận thức về nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, hướng tới tương lai. Giáo dục hướng

nghiệp, giáo dục quốc phòng trong nhà trường cũng đã được chú trọng và quan tâm đúng mức.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo còn có một số tồn tại sau đây: Việc xác định và ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo một số ngành trọng điểm còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đều khắp ở các trường thành viên. Giáo trình giảng dạy đạt chuẩn mới thực hiện được khoảng 50% mục tiêu đề ra. Cơ sở vật chất còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học của giảng viên và sinh viên, công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng đào tạo triển khai chậm.

Về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Trong những năm qua, nghiên cứu khoa học đang được tiến hành trong tất cả các lĩnh vực ngành học của Đại Học Huế. Hàng trăm đề tài, dự án đã được triển khai nghiên cứu và ứng dụng. Hoạt động thông tin, phổ biến khoa học đã được đẩy mạnh để phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo và góp phần giúp địa phương áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào trong sản xuất và quản lý nhà nước. Đại Học Huế chủ trương khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ các lĩnh vực trọng tâm, cơ bản hoặc đối với các lĩnh vực có khả năng phát triển mạnh.

Công tác nghiên cứu khoa học và việc tổ chức các dịch vụ khoa học - kỹ thuật phục vụ cộng đồng là chủ đề được quan tâm và có sự chỉ đạo vĩ mô của Đại Học Huế, đã tạo ra những đề tài có giá trị cao, có tính liên ngành và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

Trên tinh thần tập trung quản lý vĩ mô ở cấp Đại Học Huế, công tác nghiên cứu khoa hoc được thực hiện dựa trên sự chủ động, năng động của các trường thành viên. Nghiên cứu khoa học đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng dạy, thực hiện gắn công tác nghiên cứu khoa học với giảng dạy đại học và sau đại học, kết hợp tổ chức tốt công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Công tác quản lý khoa học từng bước đi vào nề nếp. Quy trình xét duyệt, ký hợp đồng giao nhiệm vụ, đôn đốc thực hiện và chế độ báo cáo định kỳ, nghiệm thu, đánh giá kết quả được thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng quy trình đề ra.

Việc xây dựng các đề tài nghiên cứu và các dự án khoa học phần lớn bám sát các chương trình trọng điểm của nhà nước về khoa học công nghệ, các chương trình phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, do đó kết quả các đề tài đã phục vụ cho sản xuất và đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Các hợp đồng triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được ký kết và thực hiện với các tỉnh, địa phương có hiệu quả tốt.

Trong những năm qua, Đại học Huế đã thực hiện một số đề tài độc lập cấp nhà nước, những nhiệm vụ trong chương trình nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và các đề tài hợp tác với nước ngoài theo nghị định thư. Đại học Huế đã thực hiện 15 đề tài cấp Bộ trọng điểm, 369 đề tài cấp Bộ, 1 dự án sản xuất thử nghiệm, 822 đề tài cấp cơ sở. Tổng kinh phí trong giai đoạn này là trên 19 tỷ đồng.

Triển khai thực hiện 524 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên trong đó có hơn 70 đề tài đạt giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học.

Phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Đại Học Huế có 47 phòng thí nghiệm, Trung tâm học liệu, Bệnh viện Trường Đại học Y khoa, Trại Thực hành và Thí nghiệm nông nghiệp... Công tác hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ được chú trọng nhằm tranh thủ hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trang thiết bị, tài liệu...

Thực hiện chủ trương tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học và tăng cường năng lực nghiên cứu, Đại Học Huế xác định và

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với giáo dục đào tạo nguồn nhân lực ở đại học huế (Trang 35 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w