Khái niệm nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với giáo dục đào tạo nguồn nhân lực ở đại học huế (Trang 27 - 35)

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu của mọi quốc gia nhằm phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải phát huy mọi nguồn lực cần thiết trong nước và từ nước ngoài bao gồm: Nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và các lợi thế về điều kiện địa lý, thể chế chính trị… Trong đó nguồn nhân lực là quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định. Nhận thức rõ điều đó Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội bền vững.

Vậy nguồn nhân lực là gì? Khái niệm nguồn nhân lực đã được sử dụng từ những năm 60, ở nhiều nước Phương Tây và một số nước châu Á. Hiện nay khá thịnh hành trên thế giới dựa trên quan niệm mới về vai trò, vị trí con người trong sự nghiệp phát triển. Ở nước ta khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng tương đối rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 đến nay.

Khi đưa ra khái niệm nguồn nhân lực, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Trong lý luận về lực lượng sản xuất, con người được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do đó, quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Theo định nghĩa của liên hợp quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế cũng như tiềm tàng để phát triển kinh tế, xã hội trong cộng đồng”.

Ở nước ta, theo giáo trình quản lí nguồn nhân lực của học viện hành chính quốc gia: “ nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kì xác định dựa trên một phạm vi, một ngành hay một vùng”, những nghiên cứu về con người được hiểu cụ thể là nguồn nhân lực (nguồn lực con người) xem xét con người vừa là động lực cụ thể bên cạnh các nguồn lực khác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nhu cầu về nguồn nhân lực với nội dung ngày càng cao.

Một số nhà khoa học tham gia chương trình khoa học – công nghệ cấp nhà nước: “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội” mang mã số KX – 07 do GS. TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm cho rằng: Nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng con người bao gồm cả thể chất và tinh thần, còn Thủ tướng Phan Văn Khải cũng khẳng định rằng: “Nguồn nhân lực bao gồm cả sức lao động trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc ta [25, 32- 33]. Nguồn nhân lực là nguồn lao động (tổng số người đang có việc làm. Số người thất nghiệp và số lao động dự phòng), đôi khi nó còn được hiểu là lực lượng lao động (số người trong độ tuổi lao động). Vậy có thể hiểu: Nguồn nhân lực (nguồn lực con người) của một đất nước hay một địa phương là tổng thể các tiềm năng lao động xã hội ( gồm dân số, cơ cấu dân số và chất lượng con người) được chuẩn bị ( ở các mức độ khác nhau), sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Như vậy, là có nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực, nhưng được dựa trên một cách hiểu chung đó là nhấn mạnh yếu tố thể lực và trí lực của con người. Bởi chỉ khi nào đảm bảo hai yếu tố đó mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước trong mọi giai đoạn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. hội ở nước ta hiện nay.

Lý luận và thực tiễn phát triển ở tất cả các nước trên thế giới đã cho thấy nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hayami và Godo (2005) cho rằng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu là dựa vào tích lũy vốn vật chất. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn sau sẽ chủ yếu dựa trên cải tiến công nghệ và phát triển vốn con người hay vốn nhân lực. Trên thực tế, sự hồi phục nhanh

chóng của Tây Âu cùng với Kế hoạch Marshall thời hậu chiến, sự phát triển thần kỳ của nhiều nước ở khu vực Đông Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nhiều nước công nghiệp mới, các nước ASEAN và Trung Quốc đều phần lớn nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng. Không chỉ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, nguồn nhân lực có chất lượng còn có ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, đói nghèo, các vấn đề về môi trường, và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì nguồn nhân lực đóng vai trò ngày càng quan trọng.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã hoàn toàn đúng khi khẳng định rằng, sự phát triển xã hội không phải do lực lượng siêu nhân nào, mà chính con người sáng tạo ra lịch sử của chính mình và của lịch sự xã hội loài người. Nhận thức vai trò to lớn của nguồn nhân lực con người trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực và coi đó như là nguồn lực nội sinh và bền vững của đất nước.

Với sự ra đời của triết học Mác - Lênin vấn đề con người đã được nhìn nhận, đánh giá lý giải một cách sâu sắc, khoa học và toàn diện. Đặc biệt triết học Mác- Lênin đã có những phân tích đúng đắn và khoa học vai trò của con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy khi nói đến nguồn nhân lực và vai trò của nó là nói đến con người, con người vừa là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế xã hội, vừa là khách thể của quá trình đó. Là chủ thể con người khai thác, sử dụng nguồn nhân lực hiện có. Đồng thời qua quá trình đó góp phần tạo ra các nguồn lực mới để duy trì, tồn tại và phát triển của xã hội. Là khách thể, con người trở thành đối tượng khai thác cả về mặt trí lực và thể lực cho mục tiêu phát triển của xã hội.

Thông qua thực tiễn, con người khẳng định vai trò là động lực đối với sự phát triển xã hội. Nhờ hoạt động lao động, con người không chỉ tạo nên bước chuyển biến quan trọng của mình, tách khỏi thế giới động vật để trở thành con người theo đúng nghĩa từ con người viết hoa mà còn “ tự nhân đôi mình lên một cách tích cực, một cách hiện thực”. Trên cơ sở đó con người vận dụng những hiểu biết của mình về thế giới vào hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới, phục vụ lợi ích của mình. Chính con người từng bước nhận thức, khám phá những thuộc tính bản chất, quy luật, sức mạnh của tự nhiên và đã vận dụng, sử dụng, cải biến theo mục đích của chính

mình. Đồng thời, trong quá trình tác động vào tự nhiên, con người dần dần hoàn thiện bản thân mình.

Nguồn nhân lực với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo ra lịch sử, làm cho lịch sử vận động theo khuynh hướng tiến bộ. Lịch sử nhân loại chính là lịch sử hoạt động của con người. Con người là chủ thể tích cực trong quá trình phát triển xã hội và sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Họ là chủ nhân của các quan hệ kinh tế xã hội.

Khi so sánh với các nguồn lực khác của sự phát triển kinh tế xã hội, con người đóng vai trò là nguồn lực trọng yếu nhất, hơn thế con người còn là nguồn lực vô tận có khả năng khai thác không bao giờ cạn. Chúng ta đều biết sự phát triển xã hội luôn cần đến hệ thống các nguồn lực khác nhau như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động… Trong đó, con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất. Các nguồn vật chất ngoài con người, đương nhiên là cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội song chúng là nguồn lực hữu hạn. Nghĩa là có thể bị cạn kiệt và một trong số đó là không thể tái tạo được, mặt khác chúng chỉ thực sự phát huy giá trị khi kết hợp với nguồn lực con người. Trong khi đó nguồn nhân lực có tiềm năng nổi trội hơn. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi khoa hoc kỹ thuật phát triển mạnh, trí tuệ được ví như là nguồn tài nguyên vô giá, đồng thời lao động trí tuệ của con người có ảnh hưởng quyết định đối với năng suất lao động. Công cuộc khảo sát cho phép người ta tính toán ở mức độ chính xác tương đối trữ lượng của cải chứa đựng trong thiên nhiên, nhưng khoa học ngày nay cũng cho con người những căn cứ để hình dung về đại thể trữ lượng tiềm năng trí óc của con người. Trong thời đại văn minh, con người càng là chủ thể thì đồng thời là đối tượng khai thác của chính mình. Do đó con người trở thành nguồn lực nội sinh rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, một lần nữa vai trò của nguồn nhân lực được Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định và phát huy. Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì nguồn nhân lực được xem là chủ chốt, đóng vai trò thúc đẩy tiến trình phát triển của quốc gia, dân tộc và dường như nguồn nhân lực đã trở thành nguồn lực của mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao. Để công nghiệp hóa hiên, đại hóa giành được thắng lợi thì nguồn nhân lực giữ vai trò cơ bản, quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững. Nền kinh tế đất nước muốn phát triển cần có sự tham gia của các nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu, đóng vai trò quyết định.

Nguồn nhân lực là lực lượng duy nhất, có khả năng phát hiện, xác định mục tiêu, nội dung và những giải pháp phát triển đất nước. Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản nhất, trong hệ thống nguồn lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nguồn nhân lực trở thành yếu tố quan trọng mang tính quyết định nhất.

Qúa trình phát triển kinh tế xã hội diễn ra nhanh hay chậm, đạt hiệu quả cao hay thấp là do sự tác động của nhiều nguồn lực mà trước hết nguồn lực con người là rất quan trọng. Trong xu thế toàn cầu hóa và mở rộng giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới thì có thể khẳng định rằng, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố nội sinh quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế vươn tới kinh tế tri thức hiện nay.

Con người vừa là “ mục tiêu, động lực” của sự phát triển kinh tế xã hội, vừa là bộ phận hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta “ Phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữ cá nhân và tập thể cộng đồng xã hội”

Nguồn nhân lực còn có vai trò to lớn trên phương diện chính trị, văn hóa, xã hội. Xét nguồn nhân lực trên phương diện chính trị khi mà người dân có tri thức, có năng lực và thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn người có đức, có tài trong cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh toàn diện. Có thể khẳng định rằng, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và quyết định sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Con người có tri thức, có khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra những khả năng cho họ có những đóng góp xứng đáng trong sự phát triển khoa học của đất nước. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tri thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ rằng, con người là nguồn lực quan trọng nhất của sự

phát triển xã hội; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân là nhiệm vụ chiến lược của Đảng nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào với dân số hơn 86 triệu người, trong đó khoảng hơn 50% số người trong độ tuổi lao động và nhóm tuổi từ 15 đến 34 chiếm hơn 45% tổng số lực lượng lao động. Với tốc độ tăng dân số khá cao, hàng năm có khoảng 1,5 tới 1,7 triệu lao động trẻ tham gia thị trường lao động. Do vậy, nói chung cung lao động trên thị trường lao động Việt Nam rất dồi dào và lớn hơn nhu cầu về lao động. Tuy nhiên, phần lớn lượng cung lao động này là lao động phổ thông. Mặc dù tỷ lệ người lao động không biết chữ là rất thấp, khoảng dưới 3,5%, nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo lại cao và chất lượng lao động không đồng đều giữa các vùng. Cụ thể, có đến gần 77% người lao động trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng lao động ở khu vực thành thị cao hơn so với ở khu vực nông thôn (Tổng cục thống kê, 2005).Với một nước đang phát triển như Việt Nam thì việc phát huy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp thiết. Có thể phát triển và đào tạo nguồn nhân lực về cả trí lực và thể lực một cách có hiệu quả và hợp lý thì mới mau chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phát triển nguồn lực con người là phát triển nhân cách tạo dựng, là nâng cao cả đức và tay nghề, cả tâm và hành vi.

Về mặt nhu cầu, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chủ yếu được phân bố trong khu vực nông nghiệp, nơi kỹ năng, tay nghề, và trình độ của người lao động thường không cần cao. Lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp chỉ chiếm 20% và trong khu vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng 26%. Điều này phần nào phản ánh cầu lao động giản đơn, phổ thông ở Việt Nam vẫn còn khá lớn. Đồng thời phần lớn lao động ở Việt Nam hiện nay đang làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của các doanh nghiệp mới, nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng của các ngành dịch vụ và công nghiệp như marketing, tài chính, bảo hiểm, quản trị doanh nghiệp, công nghệ thông tin, điện, điện tử và hóa chất ngày càng tăng lên. Do Việt Nam đẩy mạnh cải cách hành chính, làn sóng đầu tư trong nước cũng như nước ngoài ngày càng tăng lên. Các doanh nghiệp trong nước

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với giáo dục đào tạo nguồn nhân lực ở đại học huế (Trang 27 - 35)