- Mục tiêu xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu:
2.3.5. Yếu tố kỹ thuật, công nghệ:
Thiết bị của Nhà máy đường Eaknốp ban đầu là dây chuyền cũ mua của Trung Quốc từ 1997 với công suất ban đầu 500TMN, sau nhiều lần cải tạo, nâng cấp và thay mới, đến nay công suất chế biến tối đa 1.800TMN. Công nghệ chế biến theo phương pháp Sunfit hóa- axít tính. Do chưa đồng bộ vì cải tạo từ máy cũ, nên an toàn thiết bị
không cao, biên độ công suất nhỏ nên khả năng đáp ứng nhu cầu thu hoạch khi vào chính vụ thấp, gây tình trạng thừa mía cục bộ, dẫn đến thất thoát nguyên liệu, thất thoát nợ đầu tư do người dân bán mía chạy nợ, sản xuất kéo dài gây thiệt hại về vụ mùa cho người nông dân khi thời tiết bất lợi về cuối vụ. Khả năng thu hồi đường trong mía hạn chế nên giá thành sản xuất cao, khó có điều kiện tăng giá mía để tăng thu nhập cho người trồng mía, để chống cạnh tranh với các nhà máy khác vào những năm thiếu hụt nguyên liệu. Trong giai đoạn 2 của dự án nâng công suất lên 2.500TMN, Công ty đang khắc phục những hạn chế của dây chuyền nhằm tăng hiệu suất thu hồi đường trong mía từ vụ 2011/2012.
2.3.6.Vấn đề cạnh tranh nguyên liệu giữa các Nhà máy trong khu vực; Giữa cây mía và cây trồng khác:
Vùng nguyên liệu của Công ty được đánh giá thuộc hạng tốt cả nước, có quỹ đất dồi dào, tập trung gần Nhà máy. Nhưng đã và đang bị cạnh tranh gay gắt với các nhà máy ngoài Tỉnh đặc biệt là trước năm 2005. Năm cao điểm có đến đến 6 nhà máy cùng tham gia tranh mua mía trong vùng. Do không phải đầu tư vào vùng nguyên liệu về vốn đầu tư, về cơ sở hạ tầng… các nhà máy đẩy giá dịch vụ, giá mua mía tăng cao hơn so với công ty để thu hút mía. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy đường với nhau trong việc thu gom mía nguyên liệu trong giai đoạn thiếu hụt nguyên liệu làm cho giá mía tăng cao, điều này đã tác động tiêu cực, làm tăng chi phí bảo vệ vùng nguyên liệu, gây khó khăn cho Công ty trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu nợ, công tác xây dựng vùng nguyên liệu, ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của người trồng mía.
Vấn đề cạnh tranh nguyên liệu giữa các nhà máy với nhau cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng mía như chặt mía non, để tạp chất cao, có hộ mía chưa đến lịch chặt thì đã chặt tràn lan với mong muốn là không nhà máy này thu mua thì có nhà máy khác, mía để lâu trên ruộng dẫn đến mía kém chất lượng khó chế biến. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trong quá trình chế biến.
Quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía đường ban hành từ Quyết định 58/2005/QĐ-BNN đã làm dịu bớt tình hình cạnh tranh không lành mạnh trong vùng, nhưng tình hình cạnh tranh nguyên liệu vẫn còn xảy ra trong vùng nguyên liệu đã được quy hoạch của Công ty: diện tích đầu tư chồng lấn, đan xen da báo, tranh mua mía đã
ký hợp đồng bao tiêu với công ty theo hình thức tại cổng nhà máy, tăng giá dịch vụ cho thương lái thu gom mía.
Một đe dọa khác đến từ vùng nguyên liệu của công ty: đó là sự cạnh tranh của các cây trồng ngắn ngày như cây mì, bắp, các loại cây họ đậu… và dài ngày như cao su, cây nguyên liệu giấy, cà phê, ca cao…. đối với cây mía.
Tuy nhiên, qua so sánh lợi thế đã phân tích ở trên đây và hiện nay giá mía liên tục ổn định ở mức cao nên cây mía vẫn khẳng định được tính vượt trội so với cây trồng khác trong vùng.