Những thuận lợi, khó khăn: 1 Thuận lợi:

Một phần của tài liệu Xây dựng phát triển vùng nguyên liệu giai đoạn năm 2011 2015 của công ty cổ phần mía đường 333 (Trang 45 - 46)

- Mục tiêu xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu:

2.3.7.Những thuận lợi, khó khăn: 1 Thuận lợi:

2.3.7.1 Thuận lợi:

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước và định hướng phát triển, sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền các cấp ở địa phương đã tạo nền tảng và động lực cho công tác xây dựng phát triển vùng nguyên liệu.

- Vùng nguyên liệu đã được quy hoạch của Công ty có quỹ đất rất dồi dào, tập trung, gần nhà máy, với cự li <30km đây là lợi thế rất cơ bản của Công ty cho định hướng phát triển đến năm 2020 nâng công suất lên 4.000 TMN.

- Điều kiện về thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu : chất đất, độ ẩm, nhiệt độ, độ chiếu sáng, lượng mưa trong vùng nguyên liệu… rất thuận lợi nên cây mía có chất lượng thuộc hạng cao nhất nước.

- Liên tục từ 2006 đến nay, giá đường ổn định ở mức cao do nhu cầu ngày càng tăng , giá mía tăng cao, cây mía có lợi thế so với cây trồng khác trong vùng. Năng lực đầu tư thâm canh và kỹ thuật canh tác mía của bà con nông dân trong vùng được nâng cao qua hơn 10 tích lũy về vốn và kinh nghiệm sản xuất.

- Dân số trong vùng thuộc loại trẻ, lực lương lao động vào khoảng 100.000 người chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số ( 49 % dân số).

2.3.7.2. Khó khăn:

- Địa hình đã và sẽ khai thác trồng mía chủ yếu trong vùng là đồi bát úp nối tiếp, dốc thoải không thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa canh tác mía và xây dựng hệ thống thủy lợi, kênh mương tưới tiêu. Diện tích đất chủ yếu thuộc hạng thích nghi trung bình do hạn chế về điều kiện tưới tiêu.

- Chịu tác động rất lớn bởi những điều kiện tự nhiên, bất lợi của thời tiết thiên tai, bão lũ, hạn hán, lượng mưa hàng năm nên năng suất bình quân thấp, bấp bênh.

- Những vùng mới khai thác, trình độ, kinh nghiệm và điều kiện kinh tế của dân cư rất hạn chế do mới di cư vào nên hiệu quả trồng mía còn hạn chế.

- Hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ, hệ thống thủy lợi, giao thông còn rất khó khăn cho việc xây dựng vùng nguyên liệu.

- Sự cạnh tranh giữa các nhà máy, giữa cây mía và các cây trồng khác còn diễn ra gay gắt làm giảm tính bền vững của vùng nguyên liệu.

- Máy móc, thiết bị mới được cải tạo, chưa đồng bộ nên an toàn thiết bị chưa cao, gia tăng nhiều chi phí sản xuất, thời gian sản xuất tác động lớn đến vùng nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Xây dựng phát triển vùng nguyên liệu giai đoạn năm 2011 2015 của công ty cổ phần mía đường 333 (Trang 45 - 46)