Hình dạng thùng xe và những phần cơ bản của thùng ảnh hưởng tới tính cản khí động học của ôtô.
Sức cản khí động học của ôtô khi chuyển động gồm 5 phần: - Sức cản do hình dạng thùng xe
- Sức cản phụ - Sức cản bên trong
- Sức cản do ma sát bề mặt - Sức cản do hiệu ứng
Thành phần thứ nhất phát sinh chủ yếu do hiện tượng hình thành áp lực của không khí đối với một ôtô chuyển động. Sức cản này phụ thuộc rất nhiều vào tuyến hình của ôtô điện.
Thành phần thứ hai gây ra do các phần nhô ra của ôtô như: đèn pha, đèn báo trước sau. Thành phần thứ ba gây ra do dòng không khí luồn lách trong xe làm nhiệm vụ thông gió thùng xe, làm mát động cơ.
Thành phần thứ tư phụ thuộc vào độ nhẵn của bề mặt bên ngoài của xe, độ bụi và mật độ không khí tiếp xúc với xe.
Thành phần thứ năm phát sinh do tác động của lực nâng. Tỉ lệ các thành phần lực cản khí động học trên đây như sau: (%) thành phần một đến năm lần lượt là : 57% ; 15% ; 12% ; 7%. Việc nghiên cứu thiết kế thùng xe phải giải bài toán giảm mọi thành phần lực cản ở trên. Trước tiên là thành phần lực cản dohình dáng hình học của ôtô hay gọi là tuyến hình của ôtô. Việc thiết kế tuyến hính của ôtô bus điện 40 chỗ được dựa trên khung xương thiết kế mảng sàn, mảng nóc, mảng thành trái phải, mảng đầu xe, mảng đuôi xe và các thiết bị phụ bố trí bên ngoài như: logo, kính chiếu hậu, móc kéo… Ô tô bus điện điện được khảo sát chạy trong thành phố nên hình dạng cơ bản của thùng xe là hình hộp, có hệ số cản mặt đầu là Cx=0,8 – 0,88, nhưng nếu lượn tròn các góc của thùng xe với bán kính R15 (mm) hoặc R230(mm) thì hệ sốCxgiảm xuống từ 30 %- 45 %.
7.TÍNH TOÁN TỌA ĐỘ TRỌNG TÂM CỦA Ô TÔ7.1.Tính toán phân bố trọng lượng trên ô tô