- Họ và tên người trả lời phỏng vấn Điện thoại: Email:
7 Các yếu tố khác ( xin vui lòng nêu rõ)
5.6.2 Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng [16]:
- Đề nghị các cấp và các ngành liên quan đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về BHXH trên cơ sơ nghiên cứu, bổ
sung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật BHXH, văn bản hướng dẫn các quy định chuyển tiếp về quản lý quỹ BHXH, thủ tục giải quyết các chế độ BHXH và khiếu nại tố cáo về BHXH tạo điều kiện về cơ sở pháp lý đầy đủ để cơ quan BHXH triển khai thực hiện.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp cần chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước phối kết hợp đồng bộ với cơ quan BHXH trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH.
- Các cơ quan ban ngành chức năng ở địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, kiểm tra, khảo sát xác định đầy đủ số đơn vị, số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định; đồng thời có biện pháp tích cực xử lý tồn đọng vướng mắc đối với những cơ quan, đơn vị không tham gia BHXH cho NLĐ; không đóng; chậm đóng; nợ đọng kéo dài…
- Đổi mới hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về các chính sách, chế độ BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, cần tập trung vào các đối tượng là người lao động trong các HTX, hộ kinh doanh cá thể, tư nhân… phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, sát thực với lao động, phù hợp với từng loại đối tượng. Đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể thành lập tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn trong các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiêp liên doanh. Đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị.
KẾT LUẬN
Công tác quản lý thu BHXH là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam. Việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thất thu BHXH, tìm ra nhân tố chủ yếu và nhân tố thứ yếu từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu BHXH là yêu cầu bức xúc. Kết quả của nó là đảm bảo cho tất cả các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH được tham gia BHXH và tiến tới mọi người lao động trong xã hội đều được tham gia BHXH theo hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện, đảm bảo chính xác quá trình và thời gian tham gia BHXH của từng người lao động, làm căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH được công bằng, chính xác theo nguyên tắc "có đóng, có hưởng" và "đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít".
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp: Xây dựng và thiết lập hệ thống thông tin về các đối tượng tham gia BHXH, phối hợp sức mạnh tổng hợp của sự liên kết liên ngành, đa cấp. Hoàn thiện quy trình quản lý thu phù hợp với từng loại đối tượng tham gia BHXH; Cải cách thủ tục hành chính trong công tác giải quyết các chế độ BHXH; ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; Tăng cường đề cao vai trò, hiệu quả trong việc phối kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; năng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật BHXH thì chắc chắn đem lại hiệu quả rất cao trong công tác quản lý thu BHXH ở tỉnh Đồng Nai nói riêng cũng như công tác quản lý thu BHXH ở Việt Nam nói chung. Có như vậy, công tác quản lý thu BHXH mới đạt được mục tiêu và yêu cầu đặt ra nhằm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đưa
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững, đem lại hạnh phúc cho mỗi con người .