Những mặt còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thất thu bảo hiểm xã hội từ đó đề xuất giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội đồng nai (Trang 72 - 74)

- Họ và tên người trả lời phỏng vấn Điện thoại: Email:

4.5.2Những mặt còn tồn tại:

7 Các yếu tố khác ( xin vui lòng nêu rõ)

4.5.2Những mặt còn tồn tại:

- Sự chênh lệch về số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh và số doanh nghiêp đã và đang tham gia BHXH khoảng 3.000 là một con số quá lớn, các số liệu thông kê trong niên giám thống kê mà BHXH Đồng Nai theo dõi không trùng khớp với số liệu báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND tỉnh Đồng Nai cho thấy chưa có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các cơ quan, ban ngành trong tỉnh về theo dõi đối tượng tham gia BHXH. Các thông tin, số liệu thống kê của các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp kinh tế tư nhân (Thống kê, kế hoạch Đầu tư, Thuế, Lao động, Liên đoàn lao động...) cập nhật chưa đầy đủ, thiếu sự thống nhất.

- Số người lao động không được tham gia BHXH lên đến 881.848 người (năm 2010), chiếm tỷ lệ 63% tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trong toàn tỉnh là một con số quá lớn, phản ánh thực trạng thất thu BHXH rất lớn, công tác quản lý nguồn thu BHXH, trong đó quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn yếu kém.

- Công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn cho người lao động về Luật Lao động và Luật BHXH chưa đi vào chiều sâu, vẫn còn mang tính chất chung chung, khẩu hiệu, chưa có giải pháp cụ thể và chưa cụ thể hóa giải pháp. Việc tập huấn kiến thức BHXH cho người lao động chỉ được thực hiện tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các cơ quan quản lý Nhà nước đặc biệt là Cơ quan BHXH Đồng Nai, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa có hành động cụ thể trong công tác này.

- Mặc dù BHXH đem lại lợi ích sát thực cho người lao động và quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội nhưng các kênh truyền thông đại chúng của tỉnh

rất ít đề cập đến BHXH, chưa thiết kế những chương trình dành riêng cho BHXH.

- Mặc dù các điều khoản về thu BHXH đã được thể chế hoá trong Luật BHXH nhưng mức phạt chậm đóng dành cho các đơn vị chây ỳ không đóng BHXH cho người lao động còn thấp, không đủ sức răn đe.

- Hiện nay tuy việc thực hiện thu BHXH đã được thực hiện theo khối loại hình quản lý, song mỗi khối loại hình lại có đặc thù riêng, nên những quy định chung chưa thể đáp ứng được cụ thể cho từng loại hình. Ví dụ như với khối hưởng lương từ nguồn ngân sách, hưởng lương từ sản phẩm...Như vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải hoàn thiện quy trình thu đối với từng khối loại hình.

- Cơ quan BHXH Đồng Nai chưa thiết lập được hệ thống thông tin doanh nghiệp và người lao động, số doanh nghiệp thành lập như không hoạt động (dạng công ty ma) không thống kê được, không nắm bắt được tình hình lao động trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa thực sự được quan tâm đúng mức, theo kết quả khảo sát, số người am hiểu và tham gia BHXH tự nguyện còn quá khiêm tốn, chưa xứng tầm với một tỉnh công nghiệp có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao nhất nước.

- Công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý mặc dù đã được sự tài trợ của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) tài trợ, nhưng phần mềm hỗ trợ không được sử dụng gây ra một sự lãng phí lớn, làm giảm uy tín của Việt Nam đối với tổ chức này.

- Quỹ BHXH là một quỹ độc lập với ngân sách quốc gia, quỹ này có được chủ yếu nhờ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy việc công khai, minh bạch hóa quỹ này chưa được thực hiện, điều đó làm giảm lòng tin của người lao động đối với BHXH dẫn

đến tình trạng người lao động đứng về phía người sử dụng lao động để thông đồng với nhau nhằm né tránh tham gia BHXH.

- Người sử dụng lao động chưa có nhận thức đúng về trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, phần lớn chưa tự giác, tìm mọi hình thức trốn tham gia BHXH như: Khai thấp số lao động sử dụng; không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng vụ việc; tiền lương khai báo thấp, hoặc ghi trong hợp đồng không rõ ràng, không có căn cứ xác định khi nộp BHXH. Tình trạng nợ nần dây dưa tiền đóng BHXH diễn ra khá phổ biến. Trong quá trình đăng ký kinh doanh, đăng ký sử dụng lao động chưa có quy định phải đăng ký tham gia BHXH. Vì vậy, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì cơ quan BHXH mới đến vận động, lúc bấy giờ chủ doanh nghiệp muốn tiếp xúc hay không còn tuỳ thuộc vào nhận thức của họ, chứ cơ quan BHXH không có thẩm quyền lập văn bản xử phạt đơn vị vi phạm phát luật về BHXH.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thất thu bảo hiểm xã hội từ đó đề xuất giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội đồng nai (Trang 72 - 74)