và bàn biện pháp thực hiện nghị quyết Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nhận định: “Tình hình đang chuyển biến mau lẹ đòi hỏi ta phải có một sự cố gắng cao nhất, tranh thủ thời gian khắc phục khó khăn, nhược điểm, xây dựng thế và lực của ta trên chiến trường lên nhanh hơn nữa, kịp thời nắm lấy thời cơ, hành động bất ngờ, giành lấy thắng lợi cao nhất, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút hết quân Mỹ, đánh cho ngụy quân ngụy quyền tan rã, sụp đổ một bước nghiêm trọng”. Về địch, Quân ủy trung ương nhận thấy: Mặc dù bị thất bại nặng nề trong Xuân - Hè 1971, nhưng đế quốc Mỹ chưa từ bỏ âm mưu cơ bản của chúng là “Bám giữ miền Nam Việt Nam, Lào, Cam- pu-chia, duy trì chủ nghĩa thực dân mới bằng cách “Việt Nam hóa chiến tranh”, làm cho ta suy yếu phải chịu thua, hoặc chúng chấm dứt được chiến tranh bằng thương lượng trên thế mạnh”. Quân ủy Trung ương xác định quyết tâm chiến lược 1971-1972 là: “Tập trung mọi cố gắng, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng chiến lược ở miền Nam Việt Nam và khắp cả chiến trường Đông Dương”.
__________________
Quân ủy dự kiến 3 hướng tiến công chiến lược trong năm 1972: “Hướng chủ yếu số 1 là chiến trường biên giới Cam-pu-chia và miền Đông Nam Bộ, hướng chủ yếu thứ 2 là chiến trường Tây Nguyên; hướng phối hợp quan trọng là miền núi Tây Trị Thiên”. Trị Thiên tuy là hướng phối hợp quan trọng nhưng lại gần miền Bắc, có điều kiện bảo đảm hậu cần, vì vậy cần phải gấp rút chuẩn bị để có thể đánh lớn khi cần thiết hoặc có lợi” . Phương hướng hoạt động chung cho toàn chiến trường miền Nam là: “Phối hợp đòn chủ lực mạnh Ơ rừng núi và phong trào tiến công nổi dậy mạnh ở đồng bằng, phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang mạnh ở đô thị, tiến công vào ba chỗ dựa của chính sách “’Việt Nam hóa chiến tranh”, tạo nên một cục diện mới có lợi cho ta trong trường hợp ngừng bắn, tạo điều kiện để đưa phong trào cách mạng tiến lên một cách vững chắc trong tình hình mới”.
Đối với miền Bắc, Quân ủy trung ương nhấn mạnh: Phải ra sức củng cố và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng vũ trang, nhằm đối phó với các đợt oanh tạc của không quân, hải quân địch, tiêu diệt biệt kích và tập kích nhỏ, đánh bại mọi hành động xâm lược phiêu liêu quân sự của địch. Muốn vậy cần có lực lượng cơ động mạnh sẵn sàng đối phó kịp thời, khi cần thiết có lực lượng bổ sung đầy đủ cho miền Nam. Tháng năm 1971, Quân ủy trung ương họp, xác định: “Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tập trung chỉ đạo chiến tranh và tăng cường miền Nam”. Nhân lúc Mỹ - ngụy vừa thua to trên cả chiến trường ba nước Đông Dương, nước Mỹ lại đang ở vào thời điểm chính trị nhạy cảm của cuộc chạy đua
vào Nhà Trắng, Quân ủy trung ương quyết định nắm lấy thời cơ thuận lợi tập trung lực lượng đánh bại địch bằng ba đòn chiến lược:
- Một là, đòn tiến công của bộ đội chủ lực trên những hướng và chiến trường có lợi cho ta nhằm tiêu diệt lớn và đánh quỵ lực lượng chủ lực ngụy.
- Hai là, đòn tiến công và nổi dậy ở các vùng nông thôn đồng bằng quan trọng. Kết hợp tiến công quân sự, chính trị và binh vận, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích và phong trào nổi dậy của quần chúng. - Ba là, đòn đấu tranh của nhân dân các đô thị, kết hợp đấu tranh cách mạng của quần chúng, làm rối loạn hậu phương địch, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ cua ngụy quyền Sài Gòn và mâu thuẫn giữa Mỹ với tay sai. Căn cứ vào kết quả công tác chuẩn bị của ta và sự thay đổi về thế bố trí chiến lược của ta và địch trên chiến trường, ngày 11 tháng 3 năm 1972, Thường vụ Quân ủy trung ương họp chính thức quyết định phương hướng cuộc tiến công chiến lược lăm 1972 như sau: Trị Thiên trước xác định là hướng phối hợp quan trọng, nay chuyển thành hướng chiến lược chủ yếu. Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên hướng chủ yếu số 1 và 2, nay cùng với Khu 5 đẩy mạnh tác chiến quy mô vừa và lớn tạo thành một cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam nhằm: “Tiêu diệt lớn quân địch và mở rộng vùng giải phóng, góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam, đưa cuộc kháng chiến tiến lên một bước mới” .
Về hướng tiến công chiến lược chủ yếu, Quân ủy trung ương xác định đây là một trong những hướng chiến lược rất quan trọng. Tại đây, ta sẽ mở một chiến dịch quy mô lớn, một chiến dịch hợp đồng binh chủng, một chiến dịch tổng hợp cả về quân sự và chính tri. Nhiệm vụ của chiến dịch:
1. Tiêu diệt thật nhiều lực lượng quân sự, thật nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, nhất là quân chủ lực của chúng, đập vơ tuyến phòng thủ của địch, phát triển tiến công thắng lợi.
2. Phối hợp với phong trào quần chúng ở đồng bằng, đô thị, các vùng địch còn kiểm soát, hỗ trợ cho quần chúng tiến công và nổi dậy, phá kìm kẹp giành qulền làm chủ, đánh bại kế hoạch bình định của địch, củng cố thế ba vùng vững mạnh của ta.
3. Giải phóng những khu vực có điều kiện và khi có thời cơ thuận lợi ra sức mở rộng vùng giải phóng của ta.
4. Thu hút, giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng địch, phối hợp chặt chẽ với các chiến trường khác.
5. Rèn luyện và phát triển lực lượng quân sự và chính trị của ta về mọi mặt.
Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ hàng đầu có tính chất quyết định là tiêu diệt thật nhiều lực lượng quân sự địch, nhất là quân chủ lực của chúng, nhanh chóng làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta để tiến lên giành thắng lợi quyết định.
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương, từ cuối năm 1971, công tác chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị vật chất cho cuộc tiến công chiến lược đã được khẩn trương tiến hành. Trên tuyến vận tải chiến lược, Đoàn 9 vừa củng cố mở rộng tuyến đường đông Trường Sơn, vừa xây dựng con “đường kín” tây Trường Sơn. Nhờ vậy trong mùa khô 1971-1972, khối lượng hàng vận chuyển từ miền Bắc vào các chiến trường tăng gấp 2 mùa khô 1970-1971. Cùng với mạng đường chiến lược, mạng đường chiến dịch cũng được gấp rút xây dựng. Trên các chiến trường, bộ đội công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và nhân dân địa phương mở đường chiến lược Bắc - Nam đến Lộc Ninh và xẻ núi bạt đồi mở nhiều tuyến đường ngang chạy từ tây sang đông, nối trục đường chiến lược xuống các vùng tây Trị Thiên, tây Quảng Bình.
Với hệ thống đường chiến lược, chiến dịch khá hoàn chỉnh, từ hậu phương miền Bắc, vật chất chi viện cho chiến trường miền Nam vào đầu năm 1972 tăng vọt. Chỉ trong quý I năm 1971 lượng hàng mà Đoàn 559 vận chuyển tương đương cả năm. Cùng vơi vật chất, quân bổ sung cho các mặt trận cũng được tăng cường. Nhiều Sư đoàn, trung đoàn bộ binh, pháo binh, công binh, cao xạ, tăng thiết giáp cùng hàng ngàn thợ sửa chữa, cán bộ kỹ thuật được điều động vào chiến trường. Lực lượng tại chỗ cũng được củng cố, xây dựng.
Ở miền Đông Nam Bộ, Bộ tư lệnh Miền thành lập Sư đoàn 75 pháo binh và trung đoàn 6 thiết giáp. Quân khu 5, Sư đoàn 3 bộ binh được bổ sung đủ quân số và trang bị, quân khu thành lập thêm Sư đoàn 711 bộ binh.
Chiến trường Trị Thiên, Bộ tăng cường 7 trung đoàn ‘pháo xe kéo từ 85mm trở lên và một số tiểu đoàn độc lập, tương đương 8 trung đoàn gồm 200 khẩu. Đây là chiến dịch triển khai pháo binh lớn nhất của ta gồm 14 loại pháo, đạn miền Bắc hiện có, trừ hai loại pháo phòng thủ bờ biển chưa dùng.
Pháo binh ta hình thành 3 cấp: pháo chiến dịch, pháo Sư đoàn và pháo đi cùng đội hình trung đoàn bộ binh tiến công. Pháo binh chiến dịch triển khai trên một chính diện rộng từ 10 đến 100km, nghĩa là từ phòng tuyến Nam - Bắc đường 9 đến Huế.
Một Bộ từ lệnh chiến dịch được tổ chức để chỉ huy hướng chủ yếu này gồm các đồng chí: Thiếu tướng Lê Trọng Tấn - Phó tổng tham mưu trưởng - Tư lệnh chiến dịch, Thiếu tướng Lê quang Đạo - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Các đồng chí Cao Văn Khánh, Giáp Văn Cương, Doãn Tuế, Hồng Sơn, Anh Đệ, Lương Nhân, Lê Tự Đồng, Hoàng Tinh Thi được cử làm Phó tư lệnh, Phó chính ủy chiến dịch. Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị - Tổng tham mưu trưởng trực tiếp chỉ đạo hướng chiến lược quan trọng Trị Thiên.
Ở Tây Nguyên, ta mở chiến dịch Đắc Tô. Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm các đồng chí: Trung Chí Cương (Tư Thuận) - ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Chính ủy chiến dịch. Đồng chí Hoàng Minh Thảo - Tư lệnh, đồng chí Trần Thế Môn - Phó chính ủy.
Tại miền Đông Nam Bộ, Trung ương Cục Quân ủy, Bộ chỉ huy Miền mơ chiến dịch Nguyễn Huệ, Trung tướng Trần Văn Trà được cử làm Tư lệnh chiến dịch, Thiếu tướng Trần Độ - Chính ủy.
Trong lúc ta đang gấp rút dồn sức chuẩn bị cho chiến dịch tiến công, địch vẫn chủ quan cho rằng: “Từ năm 1969 đến nay, hầu hết các đơn vị chủ lực Cộng sản đã rút ra ngoài biên giới không yểm trợ cho hạ tầng cơ sở được. Từ đó đến nay, hạ tầng cơ sở của Cộng sản vẫn chưa được phục hồi. Cộng sản còn ở thế bị động về chiến lược, chiến thuật và đang thiếu thốn trầm trọng, nhất là đạn dược, tinh thần các binh lính giảm sút, tuyển mộ khó khăn, số hồi chánh tăng, mức độ hoạt động của Cộng sản trong năm 1972 sẽ tương tự như 6 tháng cuối năm 1971. Có thể việc chống phá bình định được tăng cường hơn và đẩy mạnh hoạt động trong dịp bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11 năm 1972”.
Với nhận định trên, địch vẫn giữ thế bố trí lực lượng mạnh ở hai đầu và tăng quân ra các vùng biên giới để bịt kín hành lang, phá cơ sở hậu cần của ta.
Ở Trị Thiên địch bố trí 2 Sư đoàn bộ binh tăng cường, 3 thiết đoàn xe tăng, thiết giáp, 13 tiểu đoàn và 5 đại đội pháo binh với 258 khẩu pháo cùng 4 tiểu đoàn, 94 đại đội bảo an, hơn 5.000 cảnh sát... lực lượng này phòng thủ trên 2 tuyến Đường 9 - Quảng Trị và Thừa Thiên lấy Quảng Trị làm trọng điểm.
Ở Tây Nguyên, địch củng cố tuyến phòng thủ Đắc Tô - Tân Cảnh do Sư đoàn 22 ngụy đảm trách. Khi phát hiện Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 Quân khu 5 có mặt ở Tây Nguyên, dịch liền điều Lữ đoàn dù và tiếp sau là cả Sư đoàn dù ngụy từ Sài Gòn ra cùng với tiểu đoàn 11 biệt động quân tổ chức thêm tuyến phòng ngự lâm thời bên bờ tây sông Pô Cô để ngăn chặn ta và tăng cường củng cố tuyến phòng ngự cơ bản bắc Kon Tum.
Ở Nam Bộ để giữ cửa ngõ Sài Gòn, đề phòng ta tấn công, địch củng cố tuyến phòng thủ biên giới chạy dọc theo các tỉnh Bình Long, Tây Ninh. 3 Sư đoàn chủ lực 9, 25 18 và 40 xe tăng, thiết giáp, 396 khấu đại bác, 7 liên đội, l4 đại đội bảo an cùng hàng chục vạn dân vệ, phòng vệ dân sự được bố trí phòng giữ trên 2 hướng đường 22 và đường 13, trong đó đường 22 là hướng chủ yếu. Địch tin rằng ta không có khả năng đánh lớn vào các tuyến phòng ngự của chúng để chọc vào đô thị và vùng đông dân, mà chỉ mở đợt hoạt động vừa trên hướng Tây Nguyên và đánh phá bình định ở đồng bằng.
Tết Nguyên đán Nhâm Tý l97l qua đi, địch không thấy ta có hoạt động gì lớn, chúng càng chủ quan. Đột nhiên, ngày 30 tháng 3 năm 1972, ta đồng loạt nổ súng tiến công vào các tuyến phòng thủ Đường 9 - Quảng Trị, Kon Tum- Tây Nguyên rồi miền Đông Nam Bộ. Địch hoàn toàn bất ngờ cả về thời gian, hướng chủ yếu cũng như quy mô, cường độ cuộc tiến công. Chúng lúng túng, bị động điều quân đối phó khắp nơi.
Trên hướng chủ yếu Quảng Trị, đúng 11 giờ ngày 30 tháng 3 cùng lúc pháo binh ta thực hiện “bão táp1” đánh vào tuyến phòng thủ Nam - Bắc đường số 9 tiêu diệt căn cứ Động Toàn, Ba Hồ, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Quán Ngang, Miếu Bái Sơn, Đông Hà, Đầu Mầu, Mai Lộc, điểm cao 41. Sau 2 ngày chiến đấu, ta đã đập vỡ hoàn toàn vỏ cứng của tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, đánh chiếm nhiều bàn đạp quan trọng, tiêu diệt một bộ phận lớn lực lượng định phát động được quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ. Ngày 2 tháng 4 năm 1972, ta dùng 34 khẩu pháo l30mm bắn 3.700 viên đạn vào điểm cao 241 buộc trung đoàn 5 ngụy xin ta ngừng bắn để đầu hàng. Được pháo chiến dịch chi viện mạnh mẽ, Trung đoàn 24 (Sư 304) được tăng cường 1 đại đội xe tăng tiến công điểm cao. Chỉ sau vài giờ chiến đấu, quân ta hoàn toàn làm chủ căn cứ. Cùng ngày, 2 trung đoàn 27 và 48 (Sư 308) đánh thiệt hại cánh quân địch phản kích tại
Của (gồm 1 trung đoàn thiết giáp và 1 tiểu đoàn thủy quân Lục chiến) hỗ trợ nhân dân nổi dậy giải phóng hoàn toàn huyện Cam Lộ.
Ngày 3 tháng 4 năm 1972, pháo binh ta tập trung bắn dồn dập hơn 6.000 qủa đạn vào căn cứ Mai Lộc và Miếu Bái Sơn, yểm trợ mạnh mẽ cho Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) tiến công sở chi huy Lữ đoàn 147 thủy quân Lục chiến ở Mai Lộc, trung đoàn 36) Sư đoàn 308 tiến công Miếu Bái Sơn. Tiểu đoàn bảo an, Sở chỉ huy Lữ đoàn l không chống cự nổi trước sự tiến công của ta đã tháo chạy và bị diệt gần hết. Ta giải phóng toàn bộ khu vực này. Trung đoàn 36 (Sư đoàn 308) sau khi tiến công Miếu Bái Sơn buộc trung đoàn 57 ngụy rút chạy, đã vượt sông Cam Lộ đuổi đánh trung đoàn 5 ngụy đến tận phía bắc thị trấn Đông Hà. Tiểu đoàn bộ binh cơ giới của trung đoàn nhanh chóng thọc sâu về phía đông thị trấn. Song, trên đường cơ động, tiểu đoàn bị máy bay địch ném bom trúng đội hình phải dừng lại củng cố. Quân địch ở Đông Hà vô cùng hoang mang, nhưng lực lượng ta ở phía sau lên không kịp, ta bỏ lỡ cơ hội đánh chiếm Đông Hà sớm hơn dự kiến.
Tính đến ngày 4 tháng 4 năm 197 sau 6 ngày tiến công liên tục ta đã phá vỡ tuyến phòng thủ Đường 9 - bắc Quảng Trị của địch, diệt 4 căn cứ trung đoàn, 7 căn cứ tiểu đoàn, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 56, đánh thiệt hại nặng trung đoàn 2 và Lữ đoàn 1 giải phóng hoàn toàn huyện Gio Iinh, Cam Lộ.
Ở Tây Nguyên, ngày 30 tháng 3 năm 1972, cùng lúc với tiếng súng mở màn chiến dịch ở hướng chính Trị Thiên, Trung đoàn và một tiểu đoàn của Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320) tiến công vào tuyến phòng thủ tây sông Pô Cô, vây ép tiểu đoàn dù 2 ở điểm cao 1049 và các chốt phụ cận, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn dù 2. Địch buộc phải đưa tiếp tiểu đoàn dù 3 ra tuyến phòng thủ tây sông Pô Cô. Để nhanh chóng đập vỡ tuyến phòng thủ ngăn chặn của địch, Bộ tư lệnh chiến dịch giao cho Trung đoàn 4 Sư đoàn 32O tiến công