Cải cách các thủ tục hành chính và sắp xếp lại các cơ quan quản lý Nhà nớc có liên quan tới hoạt động sở hữu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sở hữu công nghiệp tại việt nam trước thách thức hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 88)

- Hình thức vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đơn giản hơn các hình thức trên Đó là hành vi lấy nhãn, mác, đề can hàng ngoại gắn

6. Cải cách các thủ tục hành chính và sắp xếp lại các cơ quan quản lý Nhà nớc có liên quan tới hoạt động sở hữu công nghiệp.

quản lý Nhà nớc có liên quan tới hoạt động sở hữu công nghiệp.

* Về cải cách thủ tục hành chính:

Trớc hết phải cải tiến các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo các hớng sau đây;

- Giảm đến mức tối thiểu các giấy tờ phải đệ trình cơ quan sở hữu công nghiệp trong quá trình làm thủ tục.

- Bãi bỏ các thủ tục không cần thiết.

- Tăng cờng tính minh bạch trong việc xử lý hồ sơ đăng ký.

- Rút ngắn thời gian chờ đợi bằng cách kết hợp việc tự động hoá với tăng cờng số chuyên gia xét nghiệm đơn.

Mọi thủ tục hành chính khác liên quan đến việc duy trì, bảo vệ quyền (tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại, khiếu kiện về việc xâm phạm quyền, thực thi các biên pháp chế tài…) đều phải đợc tiến hành một cách minh bạch, chặt chẽ và công bằng. Đặc biệt chú ý các biện pháp khẩn cấp nhằm tăng cờng tính nghiêm minh của pháp luật nhng phải kèm theo các biện pháp bảo chứng cần thiết.

* Về việc sắp xếp lại các cơ quan quản lý Nhà nớc có liên quan tới sở hữu công nghiệp.

Quá trình sắp xếp lại phải theo hớng giảm bớt đầu mối để tập trung quyền hạn cho một số cơ quan, vạch rõ ranh giới trách nhiệm giữa các cơ quan đó, đồng thời phân công rõ ràng chức năng, thẩm quyền xét xử cho một số toà án có khả năng xử lý các vụ kiện về sở hữu công nghiệp.

Đây là một biện pháp quan trọng, có ảnh hởng lớn đến hiệu quả thực thi của toàn bộ hệ thống sở hữu công nghiệp. Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong vấn đề tổ chức bộ máy các cơ quan quyền lực để đảm bảo thực thi, đó là;

(i) thẩm quyền giải quyết các vụ án về sở hữu công nghiệp đợc giao cho tất cả các toà án cấp tỉnh, nhng hầu hết các thẩm phán thuộc các toà án đó đều cha đợc đào tạo về luật sở hữu công nghiệp (đây là sự bất cập về chuyên môn).

(ii) thẩm quyền xử lý hành chính các vi phạm về sở hữu công nghiệp đợc trao cho quá nhiều cơ quan (Hải quan, Quản lý thị trờng, Công an kinh tế, Thanh tra Khoa học công nghệ, Uỷ ban nhân dân các cấp) khiến cho các chức năng đợc thực thi vừa chồng chéo lại vừa tạo ra chỗ trống và thực tế khả năng ngăn chặn và xử lý rất hạn chế.

Để khắc phục tình trạng này, trong giai đoạn tới cần phải xúc tiến việc sắp xếp lại hệ thống các cơ quan chức năng nói trên theo hớng sau đây:

- Thiết lập toà án chuyên trách về sở hữu công nghiệp, bao gồm các thẩm phán đợc đào tạo sâu về sở hữu công nghiệp, đặt toà án này tại một số trung tâm (trớc hết là bốn thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh). Nhiệm vụ của các toà án này là thụ lý các vụ kiện về sở hữu công nghiệp trong khu vực. Các phiên toà do các toà này tiến hành đợc tổ chức tại các toà án tỉnh, nơi nguyên đơn hoặc bị đơn c trú.

- Tập trung chức năng xử lý hành chính cho hai cơ quan: Hải quan có trách nhiệm kiểm soát biên giới và Quản lý Sở hữu công nghiệp có chức năng kiểm soát nội địa.

7.Mở rộng hợp tác quốc tế.

Đây là biện pháp cực kỳ quan trọng, có tác dụng bổ sung nguồn lực đáng kể cho hoạt động sở hữu công nghiệp. Các thành quả trong gần 20 năm qua mà hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam đã thu đợc là có phần đóng góp to lớn của hoạt động này. Có thể thấy rằng các mục tiêu trong những năm sắp tới về sở hữu công nghiệp sẽ rất khó có thể đạt đợc nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp này đòi hỏi chúng ta phải chú ý những vấn đề sau:

- Bối cảnh quốc tế trong thập niên tới không cho phép hợp tác thụ động trong đó Việt Nam chỉ tiếp nhận sự trợ giúp mà không kèm theo nghĩa vụ, vì vậy, các mối quan hệ hợp tác cần đợc xây dựng trên các nguyên tắc có đi có lại, trong đó sự trợ giúp của các nớc hoặc các tổ chức quốc tế đều nhằm mục đích và đòi hỏi Việt Nam phải đủ sức thực thi các nghĩa vụ nhất định.

- Trớc đây và sau này cũng vẫn có nguy cơ lạm dụng những vấn đề có liên quan đến sở hữu công nghiệp để gây sức ép, thậm chí gây chiến tranh kinh tế, bởi vậy phải thờng xuyên cảnh giác và sẵn sàng đối phó với nguy cơ này.

- Việc hợp tác cần mở rộng theo hớng đa quan hệ, vừa hợp tác với các nớc cụ thể, vừa hợp tác với các nhóm nớc, các khối và các tổ chức quốc tế. Việt Nam cần đặt mối quan hệ với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và WTO lên hàng u tiên, đồng thời duy trì và phát triển quan hệ hợp tác sẵn có giữa nớc ta (do cơ quan có thẩm quyền là Cục sở hữu công nghiệp chủ trì) với các tổ chức khu vực và quốc gia nh Cơ quan Patent Châu Âu (EPO), Cơ quan Patent Nhật Bản (JPO),Viện sở hữu

công nghiệp Pháp (INPI), Cơ quan sở hữu trí tuệ Australia (IP Australia), Cục sở hữu trí tuệ Thái Lan (DIP), Cục sở hữu công nghiệp Liên bang Nga (ROSPATENT)... Song song với các nội dung trên, Việt Nam cũng cần tích cực tham gia vào các chơng trình hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, trong đó Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam tiếp tục giữ vai trò là cơ quan đầu mối về sở hữu công nghiệp để triển khai các hoạt động cụ thể. Các dự án hợp tác Việt Nam - EC về sở hữu công nghiệp cũng cần đợc tiếp tục triển khai.

- Để các quan hệ hợp tác có hiệu quả, phải chủ động điều hoà các mối quan hệ khác nhau sao cho các hoạt động trợ giúp của phía nớc ngoài thực sự là có lợi cho ta. Thập niên vừa qua cho thấy các nớc phát triển vẫn lợi dụng quyền sở hữu công nghiệp để khống chế, gây sức ép với các nớc kém phát triển, cản trở việc thực hiện các mục tiêu dân sinh của họ. Điển hình là trờng hợp Nam Phi và Braxin bị các công ty dợc nớc ngoài kiện vì đã làm nhái thuốc chống HIV-AIDS, rồi các nớc t bản viện lý do là Nam Phi và Braxin đã không bảo đảm các điều kiện bảo hộ thoả đáng để đe doạ sử dụng các biện pháp trừng phạt về thơng mại. Qua sự kiện này, chúng ta cần rút ra bài học là bên cạnh việc qui định bảo hộ thật chặt chẽ các đối tợng sở hữu công nghiệp, chúng ta vẫn phải tính đến các trờng hợp ngoại lệ vì nớc ta là một nớc nghèo, trình độ dân trí còn thấp.

Tóm lại, song song với quá trình phát triển toàn diện hệ thống sở hữu công nghiệp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sở hữu công nghiệp để đảm bảo các điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, chúng ta vẫn phải chú trọng bảo đảm lợi ích cho xã hội, hay nói cách khác là phải tạo ra đợc một trạng thái cân bằng tơng đối giữa lợi ích của xã hội và lợi ích của ngời chủ sở hữu các thành quả sáng tạo và phải có các biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa nguy cơ lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp.

Kết luận

Không giống nh các nguồn của cải khác – ví dụ nh năng lợng hay khoáng sản nằm sâu dới lòng đất hay các lò luyện kim công nghiệp – trí tuệ con ngời không có giới hạn. Đó là một nguồn của cải vô tận. Nguồn của cải này sẽ sinh sôi nảy nở hay cạn kiệt hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức con ngời khai thác và sử dụng chúng. Thế kỷ 20 đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống sở hữu trí tuệ vận hành hiệu quả để thông qua hệ thống đó tất cả các tài nguyên trí tuệ của con ngời đều đợc bảo hộ và sử dụng hợp lý. Những hiểm hoạ toàn cầu cũng buộc tất cả các quốc gia phải hợp tác với nhau để đi đến một cơ chế bảo hộ thống nhất cho những nhà phát minh, những ngời mà cả thế giới phải trông cậy để giải quyết những vấn đề về môi trờng, bệnh tật và nạn đói, làm cho họ có thể đem hết tài năng của mình phục vụ lợi ích cho toàn nhân loại.

Trong công cuộc đổi mới và trớc xu thế hội nhập, Việt Nam cũng đang nằm trong quĩ đạo đó và chúng ta bắt buộc phải chuyển động. Thực tiễn khách quan đã đặt ra những nhiệm vụ cấp bách mà chúng ta phải hoàn thành nh hoàn thiện hệ thống các qui phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi, giáo dục mọi ngời ý thức chấp hành pháp luật và biết tôn trọng thành quả lao động sáng tạo của ngời khác…Chỉ có nh vậy, chúng ta mới mong khơi dậy đợc những nguồn tài

sản trí tuệ quí báu của ngời Việt Nam, mở ra cơ hội để tiếp thu tri thức của toàn nhân loại.

Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng cùng với những kiến thức và kinh nghiệm nhất định đợc trang bị ở bậc đại học, đề tài mong muốn đóng góp đợc một phần có ý nghĩa cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng đem lại một giá trị thực tiễn nhất định.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sở hữu công nghiệp tại việt nam trước thách thức hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w