Các nhân tố khách quan:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty cổ phần thương mại và tư vấn tân cơ (Trang 27 - 31)

6. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:

6.2. Các nhân tố khách quan:

Thứ nhất, tác động của môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc mở rộng thị trường của doanh

nghiệp. Các ảnh hưởng chủ yếu như là:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:tốc độ phát triển kinh tế càng cao thì tốc độ phát triển thị trưởng cũng càng cao, góp phần làm giảm áp lực cạnh tranh. Tổng sức mua của thị trường cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Khi kinh tế rơi vào tình trạng suy

thoái thì sức mua giảm khiến kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn.

Lãi suất:Đây là một trong những yếu tố thuộc chính sách tiền tệ. Khi ngân hàng trung ương gia tăng lãi suất chiết khấu tức là họ đang nỗ lực làm cho lượng cung tiền trong xã hội giảm bằng cách tạo chi phí vay tiền đắt hơn. Bản thân các doanh nghiệp cần vay tiền từ ngân hàng thương mại để duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất. Một khi các khoản vay từ ngân hàng trở nên đắt hơn thì các doanh nghiệp sẽ có tâm lý ngại vay tiền và thực tế thì họ phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay. Với một doanh nghiệp trong thời kỳ tăng trưởng thì điều này có thể tác động nghiêm trọng, doanh nghiệp phải thu hẹp phạm vi hoạt động và kết quả là lợi nhuận bị giảm sút.Thực chất, tất cả các doanh nghiệp không ai hoạt động chỉ dựa trên vốn của mình mà còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Vì vậy, khi lãi suất tăng lên, giá của vốn vay tăng lên thì doanh nghiệp sẽ dễ lao đao nếu như mức sinh lời không tăng.

Chính sách thuế. Thuế là một khoản chi phí mà hàng quý hoặc hàng năm doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. Sự biến động trong chính sách thuế của nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động mở rộng thị trường. Nhìn chung thuế cao sẽ bất lợi cho kinh doanh, thuế thấp sẽ khuyết khích kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc quan tâm đến mức thuế suất, còn quan tâm tới cả tính ổn định của thuế suất. Thuế suất ổn định sẽ gây khó khăn cho các dự kiến chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế là tổng thể các nhân tố tác động tương hỗ qua lại lẫn nhau. Vì vậy ngoài các yếu tố nêu trên khi mở rộng thị trường doanh nghiệp cần lưu ý tới các yếu tố kinh tế như: tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát,

tình trạng việc làm và thu nhập của dân cư, chính sách và cán cân thương mại quốc tế, chi tiêu của chính phủ…

Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường chính trị, luật pháp.

Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động củng cố và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Chính phủ ngày càng có những biện pháp và hình thức phong phú can thiệp vào đời sống kinh tế. Đó là các chủ trương, chính sách, biện pháp của nhà nước các cấp tác động vào thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực chất các nhân tố này thể hiện sự quản lý của nhà nước với thị trường, sự điều tiết cảu nhà nước đối với thị trường.

Trong thời kỳ hiện nay, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị ổn định nhất. Đó là một điều kiện thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước, họ phải tìm cách mở rộng thị trường nếu không với thị trường hấp dẫn ở Việt nam thì các doanh nghiệp nước ngoài rât muốn thâm nhập. Với việc gia nhập WTO, doanh nghiệp nước ngoài ngày càng được nới lỏng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cùng với kinh nghiệm quản lý, họ thực sự là đối thủ đáng gờm cho doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó, ‘miếng bánh’ thị trường trong nước cũng đang bị xâu xé bởi rất nhiều doanh nghiệp trong hoặc thậm chí ngoài lĩnh vực hoạt động. Rõ ràng cơ hội mở rộng thị trường lúc này vừa là cơ hội vừa lại là thách thức lớn lao.

Hệ thống pháp luật được lập ra nhằm điều chỉnh các hành vi trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Biểu hiện tập trung tư tưởng của luật pháp là khẳng định những cái được phép và cái không được phép, nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh, chủ thể pháp nhân, chủ thể xã hội…Do đó, luật pháp cũng trực tiếp chi phối cơ hội hay thách thức trong hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Ở nước ta, hệ thống pháp luật còn chưa thực sự hoàn thiện, chồng chéo,chưa ổn định. Vì

thế , doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ sự thay đổi, điều chỉnh các điều lệ, luật lệ trong môi trường luật pháp để có biện pháp hữu hiệu.

Thứ ba là tác động của môi trường văn hóa-xã hội:

Yếu tố văn hóa quyết định tới nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên không phải dễ dàng nhận biết nhưng khi đã nhận biết đôi khi đem lại thành công lớn trong kinh doanh hoặc giúp cho doanh nghiệp tránh được tổn thất.

Quan niệm về giá trị cuộc sống và giá trị tiêu dùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Trong cuộc sống có biết bao câu hỏi được đặt ra: những gì có giá trị trong cuộc sống,? cuộc sống vật chất hay là tinh thần? sức khỏe, tri thức, sự giàu sang, cuộc sống tiện nghi… được nhận thức như thế nào? Những câu hỏi này được đặt ra và hình thành nên quan niệm về giá trí cuộc sống. Và quan niệm này lại làm nảy sinh quan niệm về giá trị tiêu dùng, tiếp theo là tác động hình thành lối sống và những ước vọng trong sự nghiệp, và sớm hay muộn nó cũng ảnh hưởng tới quyết định mua sắm hàng hóa, làm xuất hiện cơ hội hay đe dọa tới quyết định mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.

Phong tục tập quán cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng nên khi thực hiện việc tìm hiểu thị trường các doanh nghiệp cần hiểu rõ yếu tố này. Người Việt nam có câu ‘nhập gia phải tùy tục’ mà.

Thứ tư là môi trường cạnh tranh:

Môi trường cạnh tranh liên quan đến các dạng và số lượng đối thủ mà doanh nghiệp phải đối phó cùng với những vấn đề phải ứng xử thích hợp. Những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp,chiến lược của họ như thế nào?, mục đích của họ là gì?, những điểm mạnh?, điểm yếu?....là

những yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm khi quyết định và thực hiện hoạt động mở rộng thị trường của mình.

Doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những chiến lược thích hợp để cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ,củng cố lợi thế của mình. Đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí, lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khi nhập cuộc đặc biệt khả năng tiếp cận kênh phân phối là hết sức khó khăn bởi vì các cửa hàng phân phối là hạn chế.

Thứ năm là nhân tố về địa lý:

Thị trường tổng thể bị chia cắt thành nhiều đơn vị địa lý:vùng, miền, thành phố,tỉnh… Yếu tố địa lý cũng ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng, vì thế nghiên cứu thị trường cần đưa ra phương hướng tiêu thụ sản phẩm hợp lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty cổ phần thương mại và tư vấn tân cơ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w