Có chính sách giá mềm dẻo:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty cổ phần thương mại và tư vấn tân cơ (Trang 32 - 33)

3. Một số phương pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:

3.2. Có chính sách giá mềm dẻo:

Hạ giá thành sản phẩm giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay trên thị trường, cạnh tranh về giá cả, về chất lượng, thời gian và điều kiện giao hàng đang trở nên phổ biến. Nhưng cạnh tranh về giá vẫn là chủ yếu.

Những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ sẽ xâm nhập thị trường dễ dàng hơn và nhanh chóng mở rộng thị trường.Việc cắt giảm giá thành thoạt xem dường như khá thích hợp để nâng cao doanh số và sức cạnh tranh, tuy nhiên, việc làm này có thể chặn đứng con đường phát triển lâu dài và huỷ hoại tiềm năng kinh doanh. Rõ ràng, giá thấp không phải lúc nào cũng là người bạn tốt của mỗi công ty.

Tùy theo chiến lược ở từng thời điểm nhất định mà doanh nghiệp áp dụng giảm hay tăng giá phù hợp. Thông thường có hai loại chiến lược giá sau:

Chiến lược giá hướng vào doanh nghiệp: chiến lược này hướng vào mục tiêu nội tại của doanh nghiệp, vào chi phí và lợi nhuận. Ở chiến lược này thể hiện qua cách định giá xuất phát từ chi phí và đảm bảo lợi nhuận tối đa.

Chiến lược giá hướng ra thị trường: chiến lược này gồm có các loại giá khác nhau. Nó dựa trên những yếu tố quan trọng: tiềm năng thị trường, quan hệ cung cầu, khả năng tài chính, giá cả cạnh tranh:

Giá thấp: muốn thâm nhập vào thị trường nhanh thí đặt giá thấp sẽ làm tăng doanh số bán ra vì thu hút sự yêu thích giá rẻ của người tiêu dùng. Những điều kiện sau đây thuận lợi cho lối định giá thấp:Thị trường rất nhạy cảm với giá cả và giá thấp sẽ kích thích sức tăng trưởng của thị trường nhiều hơn nữa;Chi phí sản xuất và phân phối ngày càng giảm do cải tiến và tích lũy được nhiều kinh nghiệm; Do giá thấp, giảm bớt được cạnh tranh thực tế và tiềm tàng vì đối thủ không thấy hấp dẫn khi lợi nhuận ít

Giá cao: giá cao đôi khi lại là chiến lược hữu hiệu bởi lẽ nó nói lên rằng sản phẩm thật là đáng giá. Và giá cao trở thành một lợi ích của sản phẩm. Giá cao chỉ được thực hiện khi sản phẩm thực sự là mới và không có nguy cơ bị tẩy chay, không có sản phẩm cạnh tranh.

Giá dẫn và tuân theo: trên thị trường này phần lớn tổng khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp kiểm soát thì họ có thể ở vị trí dẫn giá, có khả năng áp đặt giá. Trên thị trường khác, doanh nghiệp chiếm thị phần nhỏ thì buộc phải tuân theo gía cả của người khác, của đối thủ cạnh tranh

Giá phân biệt: trong từng hoàn cảnh cụ thể mà công ty định giá phù hợp với đặc điểm phân biệt của khách hàng, sản phẩm , điạ phương và cái khác. Giá khác nhau có thể biểu hiện ở phần chính hoặc phần phụ như giảm giá do mua nhiều , giảm giá do thanh toán ngay…Dùng giá phân biệt có thể kích thích bán được nhiều hàng, phục vụ được nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Giá linh hoạt: doanh nghiệp có thể áp dụng khi sản phẩm bán ế, tồn kho như: bán chịu, trả dần hoặc người mua phải trả gía

Định giá toàn danh mục sản phẩm: trong đó công ty quy định việc định giá cho những tính năng tùy chọn, những sản phẩm bắt buộc, sản phẩm và sản phẩm trọn gói.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty cổ phần thương mại và tư vấn tân cơ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w