Nh ưđã lưu ý ở trên, một công ty độc quyền có thể sản xuất với mức chi phí của mỗi đơn vị hàng hoá thấp hơn mức chi phí mà bất kỳ công ty nhỏ hơn nào có thể sản xuất trong một thị trường độc quyền tự nhiên. Trong trường hợp này, chính phủ nói chung điều chỉnh mức giá mà một công ty độc quyền có thể thay đổi. Biểu đồ dưới minh hoạ cho chiến lược điều chỉnh thay thế trong một ngành kinh doanh như vậy. Nếu chính phủđể mặc cho nhà độc quyền, họ sẽ tối đa hoá lợi nhuận bằng việc sản xuất Q(m) đơn vị hàng hoá và tính mức giá P(m). Thay vào đó, giả sử chính phủ cố cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo bằng cách đặt giá bằng với mức chi phí cận biên. Điều này sẽ xảy ra tại mức giá P(mc) và mức sản lượng Q(mc). Dù vậy, do đây là một sựđộc quyền tự nhiên, đường chi phí trung bình giảm dọc mức sản lượng tương đương. Nếu chi phí trung bình giảm, chi phí cận biên phải thấp hơn mức chi phí trung bình (mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí trung bình được nói chi tiết trong Chương 9). Vì vậy, nếu giá bằng chi phí cận biên, giá sẽ phải thấp hơn tổng chi phí trung bình và công tyđộc quyền sẽ chịu lỗ. Chiến lược giá cả này chỉ có thể tồn tại về dài hạn nếu chính phủ trợ cấp cho việc sản xuất hàng hoá này.
M ột chiến lược giá cả thay thế làđểđảm bảo người sở hữu độc quyền nhận được chỉ một "mức lợi tức công bằng" với sựđầu tư của họ thay vì nhận được lợi nhuận độc quyền.Điều này sẽ xảy ra nếu giá được đặt tại mức P(f). Tại mức giá này, lựa chọn tối ưu cho công ty là sản xuất Q(f) đơn vị hàng hoá. Chừng nào người sở hữu độc quyền còn nhận được tỉ lệ lợi tức công bằng, sẽ không có động cơđể công ty rời bỏ thị trường. Nói một cách đại thể, đây là chiến lược giá cả mà người điều chỉnh sử dụng giá lắp đặt thiết bị và dịch vụ cáp, và giá của các dịch vụ khác được sản xuất trong thị trường độc quyền được điều chỉnh.