Các cơ cấu thị trường khác

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô (Trang 82 - 83)

C ơ cấu thị trường cơ bản mà chúng ta sẽ xem xét trong vài tuần kế tiếp gồm: cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm. Hãy xem định nghĩa đặc điểm của từng cơ cấu thị trường này. Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition)được đặc trưng bởi:

* s ố lượng người bán và mua rất lớn * dễ dàng gia nhập thị trường * sản phẩm tiêu chuẩn * mỗi người mua và mỗi người bán không kiểm soát được giá cả thị trường

(điều này có nghĩa là mỗi công ty là một người nhận giá (price taker)

đứ ng trước với một đường cầu sản phẩm nằm ngang). Một thị trường độc quyền (Monopoly Market)được đặc trưng bởi: * một người bán một sản phẩm không có sản phẩm thay thế * có những rào cản hữu hiệu ngăn cản việc gia nhập thị trường * công ty là một người làm giá (price maker), được gọi là một người tìm

giá (price searcher) do nó đứng trước với một đường cầu sản phẩm có độ dốc đi xuống dưới (trong thực tế, lưu ý là đường cầu này là đường cầu thị trường).

M ột hình thức đặc biệt của độc quyền là độc quyền tự nhiên (natural monopoly), một sựđộc quyền nảy sinh do thiếu quy mô kinh tế với toàn bộ phạm vi sản lượng xác đáng. Trong trường hợp này, một công ty lớn hơn luôn có thể sản xuất với mức chi phí thấp hơn một công ty nhỏ hơn. Áp lực cạnh tranh trong một ngành kinh doanh như vậy có thể dẫn tới một mức cân bằng về dài hạn trong đó chỉ một công ty có thể sống sót (do công ty lớn nhất có thể sản xuất ở mức chi phí thấp hơn và có thể thay đổi giá thấp hơn ATC của các công ty nhỏ hơn).

Trong một thị trường cạnh tranh độc quyền (Monopolistically

Competitive Market) : * có một số lượng lớn các công ty * các sản phẩm có tính khác biệt (ví dụ, mỗi công ty sản xuất một sản phẩm

gi ống nhau, nhưng không y hệt nhau), * gia nhập thị trường tươngđối dễ dàng và * công ty là một người làm giá đứng trước với một đường cầu có độ dốc đi

xu ống. Trong một thị trường độc quyền nhóm (Oligopoly Market): * một số lượng nhỏ các công ty sản xuất ra hầu hết các sản phẩm * các sản phẩm có thểđược tiêu chuẩn hoá hoặc có sự khác biệt * có một số rào cản đáng kể với việc gia nhập thị trường * tồn tại nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau (ví dụ, mỗi công ty nhận thức là

l ợi nhuận của nó phụ thuộc vào hoạt động và phản ứng của các công ty cạnh tranh). Hầu hết các sản phẩm được sản xuất và bán trong các ngành kinh doanh mang tính cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)