Xi măng Bỉm Sơn

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng bỉm sơn (Trang 48 - 58)

với lao động gián tiếp. Qua 3 năm ta thấy lao động trực tiếp, lao động gián tiếp có xu hướng giảm dần. Có điều này là do Công ty áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào dây chuyền sản xuất.

Như vậy, qua phân tích ta thấy lao động của Công ty có xu hướng giảm dần về mặt số lượng qua cả 3 năm nhưng chất lượng lao động lại không ngừng được cải thiện và nâng cao về cả chuyên môn lẫn tay nghề nhằm đáp ứng môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn.

3.1.7. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Bảng 3.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn (2009 – 2011)

Chỉ tiêu (Trđ)2009 (Trđ)2010 (Trđ)2011

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

(+/-) % (+/-) %

1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.422.519 2.720.749 3.319.301 298.230 12,31 598.552 22,0 2. Giá vốn hàng bán 1.932.422 2.233.893 2.435.111 301.471 15,6 201.218 9,01 3.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 490.097 486.856 884.190 (3.241) 0,66 397.334 81,61 4. Chi phí bán hàng 81.354 138.079 186.253 56.725 69,73 48.174 34,89 5. Chi phí quản lý DN 118.565 112.571 126.251 (5.994) 5,06 13.680 12,15 6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 290.178 236.206 571.686 (53.972) 18,6 335.480 142,03 7. Doanh thu hoạt động tài chính 2.183 6.573 5.600 4.390 201,04 (973) 14,8 8. Chi phí tài chính 68.587 183.126 538.025 114.539 167,0 354.899 193,80 9.Lợi nhuận hoạt động tài chính (66.404) (176.553) (532.425) (110.149) 165,88 (355.872) 66,84 10. Thu nhập khác 14.187 15.337 18.505 1.150 8,10 3.168 20,66 11. Chi phí khác 10.769 10.737 9.205 (32) 0,30 (1.532) 14,27 12. Lợi nhuận khác 3.418 4.600 9.300 1.182 34,58 4.700 102,20 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 227.192 64.253 48.561 (162.939) 71,72 (15.692) 24,42 14.Chi phí thuế TNDN 29.061 9.573 6.171 - - - - 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 198.131 54.680 42.390 (143.451) 72,4 (12.290) 22,48 16.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2.071 572 443 (1.499) 72,4 (129) 22,48 17.Giá vốn/ doanh thu thuần 0,80 0,82 0,73

18.Chi phí bán hàng/doanh thu thuần 0,03 0,05 0,06 19.Chi phí quản lý DN/doanh thu thuần 0,05 0,04 0,04 20.Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần 0,08 0,02 0,01

Chú thích: Công ty CP xi măng Bỉm Sơn là Công ty cổ phần được chuyển đổi từ DN Nhà nước nên được miễn thuế TNDN trong năm 2007, 2008 và được giảm 50% thuế TNDN trong 3 năm tiếp theo.

Nhận xét: Qua 3 năm (2009 – 2011) tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cụ thể như sau:

Doanh thu của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 là 2.422.519 Trđ, năm 2010 là 2.720.749 Trđ tăng 298.230 Trđ (12,31%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 598.552 Trđ ( 22,0%) so với năm 2010.

Trong khi đó giá vốn hàng bán của Công ty cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Giá vốn hàng bán năm 2009 là 1.932.422 Trđ, năm 2010 tăng 301.471 Trđ (15,6%) so với năm 2009, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 9,01% tương đương với 201.218 Trđ. Tỷ lệ giá vốn/doanh thu thuần cao và thay đổi thất thường là do Công ty là Công ty sản xuất vật liệu xây dựng, giá đầu vào của NVL cao và biến động theo nền kinh tế thị trường.

Chi phí bán hàng qua 3 năm có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2009 chi phí bán hàng là 81.354 Trđ, năm 2010 tăng 56.725 Trđ (69,73%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 48.174 Trđ (34,89%) so với năm 2010. Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần co xu hướng tăng chứng tỏ công tác bán hàng của Công ty không được hiệu quả.

Chi phí quản lý DN năm 2009 là 118.565 Trđ, năm 2010 là 112.571 Trđ giảm 5.944 Trđ (5,06%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 13.680 Trđ (12,15%) so với năm 2010. Tỷ lệ chi phí quản lý DN qua 3 năm tương đối đồng đều chứng tỏ Công ty đã duy trì công tác quản lý hiệu quả qua 3 năm.

Lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 3 năm có xu hướng giảm dần. Năm 2009 là 198.131 Trđ, năm 2010 là 54.680 Trđ giảm 143.451 Trđ (72,4%) so với năm 2009, năm 2011 là 42.390 Trđ giảm 12.290 Trđ (22,48%) so với năm 2010.

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế /doanh thu thuần qua 3 năm 2009 – 2011 giảm manh cho thấy Công ty kinh doanh không hiệu quả, nguyên nhân là do:

Công ty mới chuyển từ DN Nhà nước sang Công ty Cổ phần nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

Do Công ty phải trả lãi các khoản vay để đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất, nâng cấp dây chuyền sản xuất…

Do những ảnh hưởng của những diễn biến bất thường của kinh tế thế giới, đất nước phải thắt chặt tín dụng, cắt giảm đầu tư công, khiến mức tăng về nhu cầu xây dựng giảm. Tình trạng đó đã làm cho các nhà sản xuất xi măng nói chung và Công ty CP xi măng Bỉm Sơn gặp rất nhiều khó khăn.

Trong năm 2011, ngành bất động sản bị đóng băng hàng loạt dự án ngưng trệ do thiếu vốn kéo theo các DN sản xuất vật liệu xây dựng làm ăn thô lỗ, kém hiệu quả.

3.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu

3.2.1. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn

Là một DN sản xuất với số lượng NVL lớn, chủng loại phong phú, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn đã tiến hành phân loại NVL để hạch toán thuận lợi và nâng cao hiệu quả quản lý.

Căn cứ vào nội dụng kinh tế và yêu cầu quản trị của Công ty, NVL được chia thành các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chính cấu thành nên thực

thể sản phẩm như: đá vôi, đất sét, thạch cao, quặng sắt, đá bazan…

- Vật liệu phụ: Tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm

nhưng kết hợp với NVL chính để hoàn thiện sản phẩm hoặc để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện bình thường và phục vụ cho nhu cầu công nghệ,

kỹ thuật, bảo quản. Gồm có: vật liệu nổ, nhớt máy, mỡ máy, bi đạn, gạch chịu lửa, hoá chất…

- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt năng trong quá

trình sản xuất xi măng. Bao gồm: than, dầu ma Zút, dầu diezel, xăng…

- Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa máy móc. Bao gồm: phụ tùng thay thế, phụ tùng điện, phụ tùng ô tô, máy xúc, bu lông các loại…

- Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị phục vụ cho hoạt

động xây dựng, xây lắp.

- Vật liệu khác: Là các loại chưa được xếp vào các loại trên. Gồm có các

bán thành phẩm mua ngoài, các phế liệu.

3.2.2. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn

Công ty sử dụng hàng ngàn các NVL cho quá trình sản xuất. Các NVL này có đặc điểm, tính chất khác nhau do đó việc quản lý và phân loại là khó khăn, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao của cán bộ nói chung và cán bô kế toán nói riêng.

Đối với Công ty CP xi măng Bỉm Sơn NVL là một trong những yếu tố hàng đầu để quyết định chất lượng sản phẩm do đó quá trình đánh giá chất lượng, lựa chọn nhà cung cấp, công tác thu mua NVL… đóng vai trò hết sức quan trọng.

Công ty CP xi măng Bỉm Sơn được xây dựng gần vùng núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt do đó NVL chính là đá vôi và đất sét được Công ty khai thác ngay tại các mỏ cách nhà máy 3km với khối lượng lớn đưa vào sản xuất ngay không qua nhập kho. Do đó giúp giảm chi phí so với việc mua NVL ở bên ngoài, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của DN.

Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ tiêu giá thành sản phẩm của Công ty, với mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận đòi hỏi xuyên suốt từ

khâu thu mua, khai thác, bảo quản, quản lý, xuất kho để phục vụ cho quá trình sản xuất phải thực hiện đầy đủ các thủ tục nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

3.2.3. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty

3.2.3.1. Tổ chức xây dựng danh điểm vật tư và phân loại vật tư

Để thuận tiện tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và công tác hạch toán NVL Công ty đã xây dựng hệ thống danh điểm cho NVL. Danh mục NVL được xây dựng chi tiết cho hơn 5000 danh điểm NVL khác nhau theo quy cách sau:

Ký hiệu gồm 12 chữ số chia làm 6 cặp trong đó: - Cặp chữ số đầu là chỉ người quản lý NVL. - Cặp số thứ 2 là chỉ nhóm NVL.

- Cặp số thứ 3 là chỉ từng loại NVL.

- 3 cặp số còn lại là ký hiệu riêng cho từng quy cách, chủng loại, kích cỡ của NVL.

Bảng 3.4:

DANH MỤC HÀNG HÓA, VẬT TƯ Mã vật tư

(kế toán)

Mã vật tư

(Tổng kho) Tên vật tư ĐVT

01-01-01-01-01-00 01-01-01-01-01-00 Đá vôi Tấn 01-01-02-00-01-00 01-01-02-00-01-00 Đất sét Tấn 01-02-01-55-55-10 01-02-01-55-55-10 Đất giàu sắt Tấn 01-02-06-00-01-02 01-02-06-00-01-02 Phiến Si lích Tấn 01-04-01-00-01-02 01-04-01-00-01-02 Đất có hàm lượng sắt Tấn 01-08-00-00-02-02 01-08-00-00-02-02 Clinker Cpc 50 Tấn 01-09-02-00-01-02 01-09-02-00-01-02 Thạch cao Tấn 01-18-99-00-01-02 01-18-99-00-01-02 Đá ba gian Tấn ………….. ……… ………. …

3.2.3.2. Tổ chức xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu

Bảng 3.5:

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT SẢN XUẤT CLINKER, XI MĂNG CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

STT Tên vật tư, sản phẩm Đơn vị

tính Dây Định mức chuyền 1 Dây chuyền 2 Dây chuyền 3

A Cho khai thác, vận chuyển đá vôi đến trạm đập

1 Thuốc nổ Kg/t đá vôi 0,176 2 Dầu ADO l/t đá vôi 0,675

B Cho khai thác, vận chuyển đá sét đến trạm đập

1 Thuốc nổ Kg/t đá sét 0,066 2 Dầu ADO l/t đá sét 0,530

C Cho sản xuất clinker

1 Đá vôi t/t clinker 1,258 2 Đất sét t/t clinker 0,300

3 Đất giàu silic t/t clinker 0,040 Si02≥78% 4 Đất giàu sắt t/t clinker 0,042 Fe2O3≥40% 5 Dầu ADO( sấy + đốt lò) l/t clinker 0,200

6 Than hỗn hợp kg/t clinker 269,000 - - -Than cám 3c kg/t clinker 205,000 120,000 120,000 -Na dương kg/t clinker 64,000 - - 7 Gạch chịu lửa Kg/t clinker 3,5000 1,20000 0,70000

-Gạch Cr - Mg Kg/t clinker 2,300 0,800 0,500

………….. ….. …. ….. …. ….

D Cho sản xuất xi măng I Xi măng bột PC 1 Clinker t/t xi măng 0,960 - 0,955 2 Thạch cao t/t xi măng 0,045 - 0,050 SO3≥40% 3 Điện năng kWh/t xi măng - - 47,000 Cho D/c 3 II Xi măng bột PCB40 1 Clinker t/t xi măng - 0,860 0,840 2 Thạch cao t/t xi măng - 0,045 0,045 SO3≥40% 3 Phụ gia t/t xi măng - 0,100 0,120 4 Điện năng kWh/t xi măng - - 44,000 Cho D/c 3 III Xi măng bột PCB30 …. …… ….. ….. …… …. …..

Ghi chú: Định mức các nguyên, nhiên liệu đều được quy khô( độ ẩm 0%)

Định mức chi phí NVL trực tiếp bị chi phối bởi định mức lượng NVL tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm và đơn giá mua thực tế của một đơn vị NVL. Bởi vậy, khi xây dựng định mức chi phí NVL trực tiếp phải tổng hợp cả hai thành phần đó rồi tổng hợp lai.

Sau khi xác định được định mức chi phí NVL của từng NVL, Công ty sẽ tổng hợp tất cả các định mức lại thành bảng định mức kinh tế kỹ thuật. Bảng kinh tế kỹ thuật này phải được gửi lên Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) để được thông qua.

Hội đồng thành viên VICEM sẽ xem xét và đưa ra quyết định. Khi được hội đồng thông qua thì định mức kinh tế kỹ thuật sẽ được chính thức áp dụng tại Công ty, là căn cứ để xây dựng kế hoạch, quyết toán vật tư, tài chính.

3.2.3.3. Tổ chức xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu tồn kho

Công ty CP xi măng Bỉm Sơn cũng giống như ở các DN sản xuất khác thường xuyên xây dựng kế hoạch dự trữ NVL tồn kho.Nhằm đảm bảo một lượng NVL dự trữ cuối kỳ tối thiểu, vừa đủ cho nhu cầu sản xuất kỳ sau.

Việc xây dựng kế hoạch dự trữ NVL tồn kho được Công ty xây dựng dựa trên kinh nghiệm khảo sát tình hình thực tế của những kỳ đã thực hiện và khả năng dự đoán biến động thị trường cung cấp NVL của kỳ kế hoạch để ước tính một tỷ lệ hàng tồn kho cuối kỳ đáp ứng nhu cầu của kỳ sau.

Bảng 3.6:

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN Phường Ba Đình – TX Bỉm Sơn – Thanh Hóa

KẾ HOẠCH DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU TỒN KHO Năm 2011

STT MÃ VẬT TƯ TÊN VẬT TƯ ĐVT TỒN ĐẦU NHẬP XUẤT TỒN CUỐI

1 01-01-01-01-01-00 Đá vôi Tấn 55.000 3.628.335 3.654.235 29.100

2 01-01-02-00-01-00 Đât sét Tấn 16.500 866.098 870.498 12.100

3 01-08-00-00-02-02 Clinker Cpc 50 Tấn 33.328 903.141 924.599 11.870

4 01-09-02-00-01-02 Thạch cao Tấn 30.000 73.786 91.586 9.000

… ……. ……….. … ….. ….. …. …..

3.2.3.4. Tổ chức đánh giá vật liệu 3.2.3.4.1. Giá thực tế nhập kho

Căn cứ vào nhu cầu sản xuất của từng tháng, quý trong năm phòng vật tư sẽ đi khảo sát thị trường của các loại vật tư để tìm được nhà cung cấp vật tư với chất lượng tốt và giá thành hợp lý nhất.

Đối với NVL mua ngoài thì giá thực tế nhập kho bao gồm: giá mua (không bao gồm thuế GTGT); chi phí liên quan phát sinh trong quá trình thu mua: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức…

Ta có công thức tổng quát sau:

Giá thực tế nhập kho của NVL = Giá mua + Chi phí thu mua

Ví dụ: Theo phiếu nhập kho số 28 ngày 05 tháng 12 năm 2011 (Mẫu số 01-VT) kèm theo hóa đơn GTGT số 0011668 của Công ty CP Thạch cao Xi măng. Công ty mua thạch cao theo hợp đồng 12B số tiền: 2.590.908.000 (chưa bao gồm thuế GTGT) với chi phí vận chuyển đến kho K12 là : 28.600.000

Ngày 05/12/2011 nhập kho thạch cao. Cách xác định giá thực tế nhập kho là: Giá thực tế nhập kho = 2.590.908.000 + 28.600.000 = 2.619.508.000 Đối với NVL là đá vôi và đất sét được khai thác tại các mỏ của Công ty nên được coi là bán thành phẩm của công đoạn khai thác, được đưa thẳng vào sản xuất không qua nhập kho. Do đó, giá thực tế nhập kho của 2 NVL này được tính theo tháng. Vào cuối tháng, kế toán sẽ tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình khai thác, vận chuyển để tính ra giá thực tế nhập kho trong tháng đó.

3.2.3.4.2. Giá thực tế xuất kho

Công ty đã áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cố định theo tháng để tính giá thực tế xuất kho của NVL.

Trị giá vốn thực tế NVL xuất kho =

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng bỉm sơn (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w