- Lao động phổ thông 54 65,85 56 65,88 58 65,05 103,70 103,57 103,
5. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD và Tài chính 27 183 87 677,65 47,74 362,
3.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
• Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phòng tài chính kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty, ở các xí nghiệp thành viên chỉ bố trí các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu, thu nhập số liệu giản đơn gửi về phòng tài chính kế toán.
Phòng Tài chính kế toán của công ty bao gồm 5 người đứng đầu là kế toán trưởng ( trưởng phòng kế toán), sau đó là 1 phó phòng, 2 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ.
Sơ đồ 6:
Bộ máy kế toán tại công ty TNHH gốm sứ Đại An
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán ( kiêm kế toán thanh toán
ngân hàng, kế toán giá thành, tiêu thụ) Kế toán tiền lương ( kiêm kế toán tiền mặt và kế toán công nợ) Kế toán TSCĐ ( kiêm kế toán thống kê) Thủ quỹ Kế toán ở các xí nghiệp
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của kế toán, căn cứ vào yêu cầu quản lý, trình độ quản lý, trình độ hạch toán, bộ máy kế toán của công ty được phân công như sau:
- Kế toán trưởng: Là người trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty. Có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán, kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn Công ty, lập báo cáo theo đúng chế độ tài chính mà nhà nước ban hành.
- Phó phòng kế toán có nhiệm vụ:
+ Căn cứ vào các bảng phân bổ, các bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan để tổng hợp vào sổ chi tiết sản phẩm, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm, từng mặt hàng, mã hàng.
+ Theo dõi thành phẩm nhập kho, thành phẩm tiêu thụ. Báo cáo tình hình nộp ngân sách với nhà nước. Theo dõi và hạch toán tình hình thanh toán của doanh nghiệp với ngân hàng. Đồng thời có nhiệm vụ hướng dẫn các xí nghiệp thành viên hạch toán và phân tích hoạt động kinh tế 6 tháng một lần.
- Kế toán tiền lương: theo dõi chi tiết việc thực hiện các nghiệp vụ cụ thể liên quan đến nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất cả về mặt số lượng và giá trị. Lập bảng lương từng xí nghiệp, lập bảng phân bổ lương và BHXH, BHYT, KPCĐ. Theo dõi và hạch toán tài sản bằng tiền mặt, đồng thời theo dõi công nợ với người bán, người mua.
- Kế toán TSCĐ: theo dõi sự biến động của tài sản, chịu trách nhiệm trong quản lý TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng theo
quy định của Nhà nước. Làm công tác thống kê nhập, xuất, tồn kho vật tư, thành phẩm, viết phiếu thu chi…
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý số tiền hiện có của công ty, trực tiếp thanh toán các khoản chi phí bằng tiền mặt của công ty.
• Đặc điểm tổ chức sổ sách của công ty
Công ty TNHH gốm sứ Đại An là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, để đảm bảo cung cấp thông tin cho lãnh đạo, cơ quan chủ quản các cấp nên công ty đã áp dụng các loại chứng từ và hệ thống tài khoản theo đúng mẫu do Bộ tài chính ban hành và một só chứng từ được công ty sửa đổi, hệ thống tài khoản được mở chi tiết cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngoài ra, công ty còn áp dụng công nghệ tin học vào trong công tác hạch toán, giúp cho việc hạch toán được thực hiện một cách chính xác và gọn nhẹ hơn, thuận tiện cho việc đối chiếu kiểm tra. Hiện tại, công ty đang áp dụng phần mềm kế toán FAST.
Hình thức ghi sổ kế toán: “ Nhật kí chứng từ”.
Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ: VNĐ
Sổ sách áp dụng: Công ty sử dụng tất cả các loại Nhật kí chứng từ, bảng kê, Các sổ chi tiết, bảng tổng hợp sổ chi tiết, sổ cái, sổ quỹ.
Trình tự ghi sổ kế toán:
- Trong quá trình hạch toán kế toán công ty lấy chứng từ gốc làm cơ sở để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào nhật kí chứng từ, sổ chi tiết, sổ quỹ, bảng kê và bảng phân bổ theo các phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn… có liên quan.
- Các chứng từ gốc được kế toán nhập hàng ngày vào máy vi tính theo các mẫu có sẵn, và được tập hợp tự động vào “ Sổ chi tiết”, “Bảng kê”, “ Nhật kí chứng từ”… trên máy.
- Cuối tháng căn cứ vào Nhật kí chứng từ, sổ chi tiết, kế toán lên sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết và đối chiếu kiểm tra.
- Cuối cùng căn cứ vào sổ cái, nhật kí chứng từ, bảng kê và bảng tổng hợp chi tiết kế toán lên báo cáo tài chính.
3.2.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 3.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành
Hệ thống sản xuất của Công ty bao gồm 2 xí nghiệp:
- Xí nghiệp chế biến nguyên liệu (CBNL): đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ các chi phí phát sinh trong xí nghiệp và đối tượng tính giá thành là các nguyên liệu như đất, hồ, men…
- Xí nghiệp sản xuất gốm sứ mỹ nghệ (SXGSMN): đối tượng tập hợp chi phí là các chi phí phát sinh trong xí nghiệp và đối tượng tính giá thành là các sản phẩm gốm sứ nhập kho thành phẩm.