Những cải cách về ngân sách nhà nướctrong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cải cách hành chính 5 pptx (Trang 41)

Từ khi bước vào đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước đ∙ chú trọng việc cải cách tài chính - tiền tệ, coi đó là một trong các nội dung quan trọng nhất của cải cách kinh tế nói chung. Với vai trò chủ đạo của ngân sách trong hệ thống tài chính Nhà nước, việc cải cách ngân sách được coi là trọng tâm của quá trình cải cách này.

Sau gần 10 năm thực hiện (1991 - 1999), ngân sách Việt nam đ∙ có những chuyển biến rất quan trọng, đáp ứng cơ bản tiến trình cải cách kinh tế. Có thể chia thành 2 giai đoạn cụ thể :

(1) Giai đoạn 1991 - 1995

ở giai đoạn này, ngân sách nhà nước đ∙ có bước biến đổi cơ bản, thu trong nước từ chỗ không đủ chi thường xuyên đ∙ tiến tới không những đủ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên mà còn dành phần ngày càng tăng cho đầu tư phát triển. Đồng thời đ∙ xoá bỏ tình trạng bao cấp nặng nề của ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước trước đây. Trong đó :

- Chính sách động viên ngân sách nhà nước có bước tiến bộ quan trọng, tỷ lệ động viên so với GDP đ∙ được nâng lên từ 13,5% GDP năm 1991 lên tới 23,3% GDP năm 1995, bình quân cả thời kỳ đạt 21,8% GDP (trong đó thu thuế, phí đạt 19,9% GDP).

- Chính sách phân phối ngân sách nhà nước đ∙ có nhiều biến đổi mới tích cực hướng về đầu tư cho phát triển, tiết kiệm chi tiêu dùng thường xuyên. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong GDP không ngừng tăng : năm 1991 bằng 3,5% GDP, đến năm 1995 đ∙ đạt xấp xỉ 6% GDP. Ngân sách nhà nước cũng đ∙ đ∙ chú trọng đầu tư cho chiến lược con người trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá,... xác định đây là lĩnh vực ưu tiên của chi thường xuyên.

- Bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát và có xu hướng giảm dần, từ mức 7,7% GDP những năm 1986-1990 giảm xuống còn 4,3% GDP trong những năm 1991-1995. Cơ cấu nguồn bù đắp bội chi đ∙ thay đổi, kể từ năm 1991đ∙ chấm dứt sử dụng nguồn phát hành và vay thương mại để bù đắp bội chi, thay vào đó là vay dân trong nước thông qua phát hành tín phiếu Kho bạc và vay ưu đ∙i nước ngoài (ODA) để bù đắp bội chi. Thực chất bội chi từ giai đoạn này trở đi chính là bội chi cho đầu tư phát triển.

Những cải cách tài chính - ngân sách chủ yếu đ∙ được thực hiện trong giai đoạn này là :

Một phần của tài liệu Tài liệu Cải cách hành chính 5 pptx (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)