Về hệ thống ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Cải cách hành chính 5 pptx (Trang 56 - 57)

- Hệ thống ngân sách của ta hiện nay khá phức tạp và dàn trải trên một phạm vi rộng (các cơ quan trung ương, 61 tỉnh thành phố, 600 huyện và 10.000 x∙).

- Luật ngân sách nhà nước đ∙ quy định rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương trong việc quá trình ngân sách (từ phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách), đòi hỏi một khối lượng rất lớn những nỗ lực "điều phối" nhằm thực hiện những yêu cầu về pháp lý- đây cũng là điểm mấu chốt để đảm bảo giữ được mối quan hệ theo chiều " dọc" và theo chiều "ngang". Ví dụ : vai trò của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong khâu lập kế hoạch đầu tư và chi tiêu thường xuyên; vai trò của Bộ Tài chính, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp trong lập kế hoạch và phân bổ ngân sách cho ngành... Trên thực tế, hệ thống này mặc dù kiểm soát được một cách hợp lý trên tổng thể, song lại không đủ để giúp phân bổ tốt nguồn lực hay hiệu quả trong sử dụng nguồn lực. Ngoài ra, khả năng giám sát được số thực chi còn hạn chế.

Hạn chế

Khuôn khổ pháp lý : Luật ngân sách nhà nước năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 1998 đ∙ tạo khuôn khổ pháp lý cho quá trình lập ngân sách, đánh dấu bước ngoặt tích cực tiến tới thể chế hoác quá trình lập ngân sách ở Việt Nam. Luật ngân sách đ∙ cố gắng thực hiện một ngân sách thống nhất và tập trung hoá trong một cơ cấu ra quyết định và hành chính phi tập trung. Tuy nhiên, một số điều khoản chưa được thực hiện đầy đủ do những khó khăn về luật pháp và vận hành. Chẳng hạn:

(1) Việc soạn thảo một ngân sách quốc gia thống nhất cho mọi cấp chính quyền, việc đồng bộ hoá các chỉ tiêu quyết toán với chỉ tiêu giao kế hoạch và soạn thảo báo cáo trong điều kiện tin học hoá không cao nên là trở lực lớn đối với Bộ Tài chính. Điều này có thể dẫn đến báo cáo và phân tích sử dụng ngân sách không chính xác.

(2) Vai trò của Bộ chuyên ngành không rõ ràng trong việc phân bổ nguồn lực giữa các ngành và trong báo cáo kết quả chi tiêu.

(3) Ngân sách nhà nước là một thể thống nhất và tập trung hoá song Quốc hội và HĐND các cấp lại có vai trò y như nhau trong quyết định ngân

sách trong phạm vi thẩm quyền quản lý. Điều này có thể dẫn tới sự chồng chéo trong quyết định hoặc phủ định lẫn nhau.

(4) Mâu thuẫn giữa phi tập trung hoá hành chính và l∙nh đạo (phân công, phân cấp) với quá trình lập nhân sách thống nhất, tập trung (cân đối tổng thể...)

(5) Chú trọng vào kiểm soát cụ thể hơn là kiểm soát theo nhiệm vụ và quản lý hiệu quả chi tiêu.

(6) Thiếu năng lực thể chế ở một số đơn vị chi, đặc biệt là ở cấp cơ sở , cụ thể là thiếu cán bộ có chuyên môn tài chính và các công cụ ngân sách để đảm bảo yêu cầu đặt ra.

(7) Hệ thống báo báo ngân sách hiện hành chưa cung cấp đủ những thông tin cần thiết để có thể đánh giá đúng hoạt động của chính quyền.

Định hướng sửa đổi

(1) Làm rõ hơn vai trò của chính quyền địa phương trong soạn thảo và thực thi ngân sách.

Làm sáng tỏ vai trò của các Bộ chuyên ngành và phân bổ ngân sách ngành theo các ưu tiên và nhu câù của quốc gia.

(2) Thiết lập hệ thống thông tin đủ mạnh để phục vụ công tác ra quyết định. Tổ chức lại mối liên hệ chặt chẽ và thường xuyên giữa các Bộ, ngành chức năng; giữa Bộ với địa phương để cùng thực hiện.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cải cách hành chính 5 pptx (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)