- LO5, LM8, L61, L43, L35, L
3.2.1.2 Biến động về nguồn tài trợ của các công ty
Qua phân tích thực trạng tài sản của các công ty cho thấy tăng dần qua các năm. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn tài trợ cho các tài sản này được bổ sung hàng năm cùng với tốc độ 24,6%/năm. Trong kết cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chính, vậy các tài sản này được tài trợ như thế nào và chủ yếu là từ những nguồn nào? Chúng ta sẽ đi vào phân tích bảng 3.7 để làm rõ vấn đề này.
Bảng 3.7 Biến động cơ cấu nguồn vốn của các công ty (2007 – 2011)
ĐVT: %
STT Công ty Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
2007 2008 2009 2010 2011 BQ 2007 2008 2009 2010 2011 BQ 1 LO5 51,9 71,9 73,2 74,0 77,8 69,8 48,1 28,1 26,8 26,0 22,2 30,2 2 LM8 83,3 83,6 76,7 84,7 89,5 83,6 16,7 16,4 23,3 15,3 10,5 16,4 3 LM3 70,5 67,5 77,8 83,0 89,2 77,6 29,5 32,5 22,2 17,0 10,8 22,4 4 L62 53,0 65,2 63,5 72,5 71,3 65,1 47,0 34,8 36,5 27,5 28,7 34,9 5 L61 53,5 50,2 57,2 63,9 72,6 59,5 46,5 49,8 42,8 36,1 27,4 40,5 6 LCD - 67,2 67,6 57,8 54,8 61,8 32,8 32,4 42,2 45,2 38,2 7 L44 - 82,4 72,7 80,9 79,7 78,9 17,6 27,3 19,1 20,3 21,1 8 L43 64,9 64,2 60,2 61,8 74,6 65,1 35,1 35,8 39,8 38,2 25,4 34,9 9 L35 64,1 70,2 75,4 67,2 68,4 69,0 35,9 29,8 24,6 32,8 31,6 31,0 10 L10 62,6 67,9 74,4 77,9 79,9 72,5 37,4 32,1 25,6 22,1 20,1 27,5 11 LM7 61,9 66,7 67,8 70,4 72,7 67,9 38,1 33,3 32,2 29,6 27,3 32,1 Cả nhóm 67,3 71,8 71,4 76,2 80,9 73,5 32,7 28,2 28,6 23,8 19,1 26,5 ( Nguồn: Tự tổng hợp )
Qua bảng 3.7 cho thấy, nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong nhóm là các khoản vay nợ. Nợ phải trả luôn chiếm một tỷ trọng cao trong kết cấu nguồn tài trợ của các công ty. Bình quân qua 5 năm, tổng nợ phải trả của cả nhóm chiếm 73,2% tổng nguồn vốn. Nhìn vào tỷ lệ này, cho thấy các công ty trong nhóm đều đang sử dụng các nguồn từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh đơn vị mình là chính. Trong trường hợp lãi suất ngày một tăng thì sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Trong khi đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 26,5% trong tổng nguồn vốn huy động. Một tỷ lệ rất thấp thế này sẽ khá mạo hiểm, đặc biệt trong thời kì nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, quyền tự chủ về tài chính là rất quan trọng.
Các công ty trong nhóm có hệ số nợ bình quân khá đồng đều nhau. Mức dao động phổ biến từ 60% đến 75%. Tuy nhiên, trong số 11 công ty của nhóm thì nổi bật lên bốn công ty có hệ số nợ bình quân qua 5 năm từ 70% tổng vốn trở lên như: LM8, LM3, L44, L10. Trong đó, công ty Lilama 18 (LM8) là có hệ số này cao nhất, lên tới 83,6%. Tỷ trọng nợ phải trả cao trong các công ty này dẫn đến nợ phải trả cả nhóm cao. Việc sở hữu một tỷ nợ cao như thế này, các công ty cần có chiến lược kinh doanh đúng đắn, chính sách hợp lý tránh tình trạng mất khả năng trong thanh toán do áp lực nợ cao và chi phí lãi vay phải trả lớn. Ngược lại những công ty còn lại có hệ số thấp hơn trong nhóm sẽ có sự chủ động hơn về mặt tài chính, ít phụ thuộc bên ngoài hơn.
Quan sát bảng 3.8, ta thấy sự tăng lên của tổng nguồn vốn là do tăng lên của nợ vay và vốn chủ sở hữu của các công ty. Tuy nhiên, tốc độ tăng nợ phải trả (30,5%/năm) rất nhanh, cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (8,8%/năm). Đây là nguyên nhân dẫn đến tổng nguồn vốn hàng tăng nhanh với tốc độ bình quân 24,6%/năm.
Bảng 3.8 So sánh tốc độ phát triển của các nguồn tài trợ các công ty
ĐVT: %
STT Công ty Tổng vốn Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
1 LO5 123,0 136,1 101,3 2 LM8 119,2 121,4 106,1 3 LM3 131,7 139,6 99,6 4 L62 129,7 139,7 119,8 5 L61 122,5 132,2 104,6 6 LCD 94,9 87,2 103,8 7 L44 105,7 106,4 112,9 8 L43 119,5 123,7 110,3 9 L35 105,4 107,1 102,2 10 L10 126,0 134,0 107,9 11 LM7 109,5 114,0 100,7 Tổng 124,6 130,5 108,8 ( Nguồn: Tự tổng hợp)
Tất cả các công ty trong nhóm đều có tốc độ tăng nợ cao hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Trong đó có 5/11 công ty có tốc độ tăng nợ rất nhanh, trên 30%/năm, chiếm 45,5% số các công ty trong nhóm. Bao gồm các công ty như: LO5 (36,1%), LM3(39,6%), L62 (39,7), L61 (32,2%), L10 (34%). Trong đó có công ty LM3 có tốc độ tăng trưởng nợ bình quân rất cao nhưng vốn chủ sở hữu lại bị giảm nhẹ (-0,4%). Các công ty còn lại có tốc độ tăng nợ hàng năm dưới 20% như: LM8, L44, L43, L35, LM7. Điều này cho thấy các công ty này có nguồn vốn tăng là do nợ vay. Chỉ có công ty LCD là công ty duy nhất có tốc độ tăng hệ số nợ âm mạnh qua các năm, với - 12,8%/năm. Trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ, 3,8%/năm, đây chính là nguyên nhân làm cho tổng vốn của LCD luôn thấp và giảm 5,1%/năm.
Bảng 3.9 Biến động cơ cấu nợ phải trả của các công ty (2007 – 2011) ĐVT: % STT Công ty Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn 2007 2008 2009 2010 2011 BQ 2007 2008 2009 2010 2011 BQ 1 LO5 65,6 50,8 59,5 67,8 77,2 64,2 34,4 49,2 40,5 32,2 22,8 35,8 2 LM8 67,7 68,3 83,0 91,5 89,5 80,0 32,3 31,7 17,0 8,5 10,5 20,0 3 LM3 98,0 59,5 44,4 55,9 75,8 66,7 2,0 40,5 55,6 44,1 24,2 33,3 4 L62 97,6 89,9 77,1 74,6 75,7 83,0 2,4 10,1 22,9 25,4 24,3 17,0 5 L61 89,6 88,7 86,4 92,9 92,0 89,9 10,4 11,3 13,6 7,1 8,0 10,1 6 LCD - 68,7 72,9 87,8 87,0 79,1 - 31,3 27,1 12,2 13,0 20,9 7 L44 - 98,7 99,2 96,8 98,0 98,2 - 1,3 0,8 3,2 2,0 1,8 8 L43 96,5 98,7 99,95 99,96 99,96 99,03 3,5 1,3 0,05 0,04 0,04 0,97 9 L35 79,5 88,0 82,8 73,9 86,4 82,1 20,5 12,0 17,2 26,1 13,6 17,9 10 L10 90,2 94,2 86,4 69,9 61,1 80,4 9,8 5,8 13,6 30,1 38,9 19,6 11 LM7 61,9 58,8 63,2 75,4 80,7 68,0 38,1 41,2 36,8 24,6 19,3 32,0 Tổng 80,2 77,3 76,4 78,6 82,2 78,9 19,8 22,7 23,6 21,4 17,8 21,1 ( Nguồn: Tự tổng hợp)
Trong tổng nợ phải trả của các công ty thì nợ ngắn hạn chiểm tỷ trọng rất lớn, bình quân cả nhóm có nợ ngắn hạn chiếm 78,9% trong tổng nợ, trong khi đó nợ dài hạn chỉ đóng góp 21,2%. Bình quân tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm trên 75% tổng nợ và có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong đó hai năm 2007 và 2011 tỷ trọng này rất cao lần lượt là 80,2% và 82,2%. Sự tăng nhanh của các khoản nợ ngắn hạn làm cho tổng nợ các công ty tăng nhanh qua các năm. Ngược lại thì các khoản nợ dài hạn chiếm một tỷ trọng không đáng kể, các khoản nợ này chủ yếu là do các nợ ngắn hạn từ công ty mẹ chuyển sang.
Trong các công ty của nhóm, có 7/11 công ty (chiếm 64%) có tỷ trọng nợ ngắn hạn rất cao, trên 80% tổng nợ. Đặc biệt có công ty L43 với 99% và L44 là 98% tổng nợ vay. Các công ty còn lại cũng chiếm từ 65% trở lên là nợ ngắn hạn. Dễ thấy một nguyên nhân dẫn đến kết cấu này là do đặc thù kinh doanh, tính chất công việc của các công ty xây lắp. Khi thực hiện thi công các công trình, các công ty chưa được khách hàng thanh toán hết số tiền theo giá trị hợp đồng, trong khi số vốn tự có không thể chi trả cho tất cả các công trình mà phải thực hiện đi vay, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng. Chính vì thế, các khoản nợ vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ của các công ty xây lắp.
Nhận xét: Qua phân tích tình hình biến động cơ cấu nguồn tài trợ của các công ty cho thấy nguồn vốn kinh doanh của các công ty Lilam có một số đặc điểm sau:
- Tổng vốn hàng năm của cả nhóm tăng nhanh với tốc độ bình quân đạt 24,6%/năm.
- Trong kết cấu nguồn tài trợ của các công ty thì nợ phải trả chiếm một tỷ trọng chủ yếu. Bình quân qua 5 năm của nhóm, nợ phải trả chiếm 73,5% tổng vốn, vốn chủ sở hữu góp tỷ trọng không đáng kể. Có tới 4/11 công ty trong nhóm có hệ số nợ bình quân trên 70%, trong đó công ty LM8 có hệ số này cao nhất là 83%.
- Bình quân hàng năm, số nợ phải trả liên tục tăng với tốc độ tăng rất nhanh (30,5%)và cao hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu(chỉ đạt 8,8%/năm). Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng cao của tổng vốn hàng
năm. Các công ty trong nhóm cũng có tốc độ tăng hệ số nợ rất nhanh (có 5/11 công ty có tốc độ tăng nợ bình quân trên 30%/năm), có những công ty trong khi nợ tăng nhanh với mức gần 40%/năm thì vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm nhẹ(0,4%/năm). Qua đó càng nhấn mạnh hơn việc các nguồn tài trợ chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty Lilama chủ yếu là các khoản vay nợ.
- Trong các nguồn nợ ngoài thì các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Việc tăng nhanh nợ hàng năm là do tăng lên nhanh của nợ ngắn hạn(bình quân cả nhóm chiếm 78,9% trong tổng vốn). Nợ ngắn hạn trong các công ty của nhóm đều chiếm trên 65% tổng nợ. Có công ty nợ ngắn hạn chiếm tới 99% như ở công ty L43, 98% của L44. Như vậy đây chính là nguồn huy động chính làm cho tổng vốn hoạt động tăng hàng năm, và là nguồn tài trợ chính cho các tài sản của các công ty( mà chủ yếu là các tài sản ngắn hạn).