Thực trạng biến động tài sản của các công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trực thuộc tổng công ty lắp máy việt nam (LILAMA) được niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 35 - 41)

- LO5, LM8, L61, L43, L35, L

3.2.1.1 Thực trạng biến động tài sản của các công ty

Qua bảng 3.4 cho thấy, tổng tài sản của cả nhóm tăng rất nhanh, với tốc độ tăng trưởng bình quân qua 5 năm rất cao, xấp xĩ 25%/năm. Năm 2007 cả nhóm có tổng giá trị tài sản là 1971,9 tỷ đồng, nhưng đến năm 2011 tổng tài sản cả nhóm đã lên tới 4759,9 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần. Tổng giá trị tài sản của các công ty rất lớn, với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy làm cho lượng tài sản tăng thêm hàng năm là rất lớn.

Số liệu trên bảng 3.4 cho thấy trong số 11 công ty của nhóm thì có 5 công ty (chiếm 45,5%) có tốc độ tăng tổng tài sản hàng năm rất nhanh, đạt trên 20%/năm. Đó là các công ty: LM3 (31,7%), L62 (29,7%), L10 (26%), LO5

(23%), L61 (22,5%). Trong đó, công ty LM3 có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nhóm. Đạt tốc độ tăng trưởng tài sản từ 15% đến 20% thì có 2/11 công ty (chiếm 18,2%), gồm các công ty: LM8 (19,2%) và L43 (19,5%). Những công ty có tốc độ tăng trưởng cao thường là những công ty có giá trị tổng tài sản đạt trên 300 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng cao về tài sản so với cả nhóm. Chính vì thế sự tăng lên nhanh tổng tài sản các công ty này dẫn tới sự tăng lên nhanh của tổng tài sản cả nhóm (đạt tốc độ 24,6%/năm). Các công ty còn lại có tốc độ tăng tài sản dưới 10%/năm. Trong đó, có công ty LCD có tốc độ tăng trưởng âm (5,1%/năm), như vậy bình quân qua 5 năm LCD có tổng giá trị tài sản không những không tăng mà còn bị giảm đi.

Bảng 3.4 Biến động tài sản của các công ty (2007 – 2011) ĐVT: Tỷ đồng STT Công ty Tổng tài sản So sánh (%) 2007 2008 2009 2010 2011 08/07 09/08 10/09 11/10 BQ 1 LO5 145,1 251,5 286,4 300,2 332,1 173,3 113,9 104,8 110,6 123,0 2 LM8 553,4 631,5 477,9 702,0 1117,6 114,1 75,7 146,9 159,2 119,2 3 LM3 248,9 234,4 357,0 513,2 748,0 94,1 152,3 143,8 145,7 131,7 4 L62 116,7 154,2 209,7 282,9 330,9 132,0 136,0 134,9 117,0 129,7 5 L61 202,0 193,2 242,6 331,3 454,4 95,6 125,5 136,6 137,2 122,5 6 LCD - 58,6 62,3 49,4 47,7 - 106,3 79,3 96,4 94,9 7 L44 - 270,9 199,2 311,4 337,9 - 73,5 156,3 108,5 105,7 8 L43 151,1 176,4 172,1 203,5 307,9 116,7 97,6 118,2 151,3 119,5 9 L35 119,6 136,8 175,2 142,4 147,8 114,4 128,0 81,3 103,8 105,4 10 L10 285,3 355,4 489,0 654,6 720,1 124,6 137,6 133,9 110,0 126,0 11 LM7 149,7 171,5 179,7 203,9 215,2 114,5 104,8 113,5 105,6 109,5 Tổng 1971. 9 2634, 4 2851, 1 3694, 8 4759, 5 133,6 108,2 129,6 128,8 124,6 ( Nguồn: Tự tổng hợp)

Nhìn chung qua các năm thì tổng tài sản các công ty tăng 24,6%/năm là rất nhanh, trong đó nhanh nhất vào năm 2008, với tốc độ tăng bình quân cả nhóm đạt 33,6% so với năm 2007, và năm 2010 có tốc độ tăng tài sản là 29,8% so với năm 2009. Cuộc khủng hoảng kinh tế từ nửa cuối năm 2008 đến đầu năm 2009 đã gây nhiều khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp nói chung cho nên các doanh nghiệp cũng cắt giảm phần vốn vay ngoài là nguyên nhân làm cho tổng tài sản năm 2009 có sự chững lại hẳn so với giai đoạn 2007 – 2008, tốc độ tăng trưởng tài sản năm này chỉ đạt 8,2%, thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên nhờ có các quyết sách kịp thời và thích hợp của nhà nước như: Gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh với nhiều giải pháp thích ứng như giảm lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi suất lưu động 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, .... Đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tăng quy mô tài chính, thực hiện mở rộng sản xuất. Chính vì vậy, từ cuối năm 2009 về sau, các công ty LILAMA có tốc độ tăng trưởng tài sản hàng năm khá ổn định trong khoảng 28%-29%/ năm.

Qua bảng 3.5 ta thấy trong kết cấu tài sản các công ty thì tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn, trên 50% tổng giá trị tài sản. Bình quân qua 5 năm, cả nhóm có tài sản ngắn hạn chiếm 67,2% tổng giá trị tài sản. Và tỷ trọng này khá ổn định qua các năm, chủ yếu dao động trong khoảng 66% đến 70%. Trong đó, năm 2011 có tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao nhất , chiếm tới 70,8% tổng giá trị tài sản.

Số liệu trên bảng 3.5 cho thấy có 5 trong tổng số 11 công ty của nhóm có tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng từ 70% trở lên, gồm các công ty: LM8, L62, L44, L43, L35. Trong đó, công ty L44 có tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao nhất, 85,7%. Chính tỷ trọng lớn của các công ty này góp phần làm cho tổng tài sản ngắn hạn của nhóm cũng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Bên cạnh đó, có ba công ty có tỷ trọng tài sản ngắn hạn nằm trong khoảng 60 %- 70% là LM3 (64,7%), L61 (66,4%) và L10 (63,9%). Các công ty còn lại đều có tỷ trọng này đạt từ 50% trở lên. Duy nhất chỉ có công ty LCD có tỷ trọng tài sản ngắn hạn là thấp nhất, chưa đạt tới 50% giá trị tổng tài sản.

Bảng 3.5 Biến động cơ cấu tài sản của các công ty (2007 – 2011)

ĐVT: %

STT Công ty Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

2007 2008 2009 2010 2011 BQ 2007 2008 2009 2010 2011 BQ 1 LO5 41,8 50,0 54,3 59,1 51,3 58,2 50,0 45,7 40,9 48,7 2 LM8 57,2 57,5 78,6 82,2 89,2 72,9 42,8 42,5 21,4 17,8 10,8 27,1 3 LM3 83,6 70,8 54,3 53,1 61,8 64,7 16,4 29,2 45,7 46,9 38,2 35,3 4 L62 83,1 72,9 68,7 64,2 62,9 70,4 16,9 27,1 31,3 35,8 37,1 29,6 5 L61 67,4 62,1 63,9 67,9 70,7 66,4 32,6 37,9 36,1 32,1 29,3 33,6 6 LCD - 45,4 54,3 49,3 50,1 49,8 - 54,6 45,7 50,7 49,9 50,2 7 L44 - 85,6 81,7 86,4 89,0 85,7 - 14,4 18,3 13,6 11,0 14,3 8 L43 76,6 80,8 76,9 82,5 81,6 79,7 23,4 19,2 23,1 17,5 18,4 20,3 9 L35 74,9 80,9 85,7 86,2 88,9 83,3 25,1 19,1 14,3 13,8 11,1 16,7 10 L10 77,5 75,4 68,4 49,5 48,9 63,9 22,5 24,6 31,6 50,5 51,1 36,1 11 LM7 73,3 60,7 51,2 54,3 59,3 59,7 26,7 39,3 48,8 45,7 40,7 40,3 Tổng 65,6 66,4 67,2 66,0 70,8 67,2 34,4 33,6 32,8 34,0 29,2 32,8 ( Nguồn: Tự tổng hợp)

Trong kết cấu tài sản của các công ty LILAMA, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, và việc tăng lên hàng năm của tổng tài sản là do sự tăng lên của tài sản này. Để thấy được rõ điều này chúng ta quan sát ở bảng 3.6 dưới đây.

Bảng 3.6 Tốc độ phát triển bình quân của tổng tài sản, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của các công ty

ĐVT : %

STT Công ty Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

1 LO5 123,0 123,1 97,5 2 LM8 119,2 133,2 84,6 3 LM3 131,7 122,1 162,6 4 L62 129,7 121,0 157,8 5 L61 122,5 123,9 119,2 6 LCD 94,9 96,5 90,5 7 L44 105,7 109,0 98,4 8 L43 119,5 121,4 112,5 9 L35 105,4 110,1 85,9 10 L10 126,0 112,3 154,8 11 LM7 109,5 103,8 121,7 Tổng 124,6 127,0 119,6 ( Nguồn: Tự tổng hợp)

Số liệu trên 3.6 cho thấy, tổng tài sản tăng lên là do sự tăng lên của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó, tốc độ tăng lên bình quân của tài sản ngắn hạn (27%) của cả nhóm rất nhanh và cao hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn (19,6%). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tổng tài sản tăng nhanh hàng năm (24,6%/năm).

Trong số 11 công ty của nhóm thì có 4 công ty có tài sản dài hạn bị giảm trong khi tài sản ngắn hạn lại tăng nhanh. Bao gồm các công ty: LO5, LM8, L44, L35. Trong đó, điển hình như công ty LM8 có tốc độ tăng tài sản ngắn hạn là 33,2% / năm thì tài sản dài hạn lại giảm đi 5,4%/năm. Với những công ty này thì tài sản ngắn hạn đóng góp vào tổng tài sản là chính. Các công ty còn lại có tài sản ngắn hạn và dài hạn đều tăng, thậm chí có công ty có tốc độ tăng bình quân của tài sản dài hạn cao hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Trong đó, có

bốn công ty có tốc độ tăng bình quân của tài sản dài hạn cao hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Đó là công ty LM3, L62, L10 và LM7, có tốc độ tăng tài sản ngắn hạn lần lượt là 22,1%, 21%, 12,3%, 3,8% trong khi tài sản dài hạn lại có tốc độ tăng tương ứng là 62,6%, 57,8%, 54,8%, 21,7%. Như vậy, với các công ty này thì tổng tài sản tăng lên trong thời gian qua là do tăng lên của tài sản dài hạn. Riêng công ty LCD thì có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn bình quân qua 5 năm bị giảm xuống, lần lượt giảm 3,5% và 9,5%/năm. Điều này dẫn đến tổng tài sản của LCD bị giảm như đã nói ở trên.

Nhận xét: Qua xem xét thực trạng biến động tài sản và kết cấu tài sản qua các năm của các công ty, chúng ta rút ra một số nhận xét sau:

- Nhìn chung thì các công ty trong nhóm đều có tổng tài sản tăng lên qua các năm. Trong đó, có 5/11(chiếm 45,5%) công ty có tốc độ tăng tài sản bình quân hàng năm lớn, đạt trên 20%. Sự tăng nhanh của các công ty này dẫn đến tổng tài sản của cả nhóm tăng bình quân là 24,6%/năm.

- Trong kết cấu của tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, các công ty trong nhóm đều có trên 50% là tài sản ngắn hạn trong tổng giá trị tài sản. Trong số đó, có 5/11 công ty có tài sản ngắn hạn chiếm tới 70% giá trị tài sản. Các công ty còn lại có tỷ trọng này phổ biến ở mức trên 50-60%.

- Bình quân qua các năm, có 4/11 công ty có tốc độ tăng tài sản ngắn hạn cao hơn tài sản dài hạn, tuy bằng số công ty có tốc độ tăng dài hạn cao hơn ngắn hạn nhưng sự cao hơn này không bằng sự chênh lệch trên. Bên cạnh đó, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng giá trị tài sản (32,8%). Vì vậy, nhìn chung sự tăng lên của tài sản ngắn hạn đã làm cho tổng tài sản tăng lên hàng năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trực thuộc tổng công ty lắp máy việt nam (LILAMA) được niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w