Hoạt động của LILAMA trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trực thuộc tổng công ty lắp máy việt nam (LILAMA) được niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 31 - 32)

- LO5, LM8, L61, L43, L35, L

3.1.1.2 Hoạt động của LILAMA trong thời gian qua

Trong bối cảnh ngành cơ khí Việt Nam đang bị lấn sân và cạnh tranh khốc liệt của các nhà thầu nước ngoài, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, với ý chí tự cường; ngành lắp máy Việt Nam lại phải tự khẳng định mình, một mặt phải tự đổi mới, tăng năng lực thi công, chế tạo thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh để giành giật thị trường với các tập đoàn nước ngoài, đảm bảo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động trong ngành; mặt khác phải đẩy mạnh mở rộng thị trường ra ngoài nước thông qua các hợp đồng xuất khẩu cơ khí, đóng tàu, lao động kĩ thuật tay nghề cao và nhận thầu thi công các công trình tại các nước ngoài.

Năm 2009, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, vượt qua những thử thách, nhóm ngành lắp máy Lilama đã phấn đấu thực hiện giá trị sản xuất, kinh doanh đạt hơn 1 tỷ USD. Để thực hiện được mục tiêu này, các công ty đã phải tập trung triển khai hàng loạt các dự án lớn nhỏ. Trong quý I- 2009, dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất bàn giao cho chủ đầu tư, từ đây những sản phẩm xăng, dầu đầu tiên của Việt Nam có đóng góp một phần không nhỏ của những người thợ lắp máy đã được đưa ra thị trường. Tiếp đến là việc hoàn thành bàn giao Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 1 tháng 4/2009,. nhiệt điện Uông Bí mở rộng tháng 6/2009, nhà máy xi măng Sông Thao trong thang 11/2009. Dự án thủy điện Sông Vàng, Sông Ông cũng đã cơ bản hoàn thành để bắt đầu hòa lưới điện.

Bằng trí tuệ và tay nghề của mình, các công ty lắp máy Việt Nam nói chung và Lilama nói riêng đã mang về số lượng lớn ngoại tệ cho đất nước. Thiết bị lọc bụi tĩnh điện, lần đầu do Lilama 69-2 sản xuất đã được hãng Alstom

(Nhật Bản) đánh giá rất cao và tiến tới chinh phục thị trường nước ngoài đã mang về gần 10 triệu USD. Hướng xuất khẩu tại chỗ được xem là một thế mạnh và đang được các công ty như: Lilama 69-3, Lilama 69-1, Lilama 18, Lilama 454, … phát huy theo hướng chuyên môn hóa. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh ngành giai đoạn 2006 -2010 đạt 77 450 tỷ đồng, gấp 4,8 lần so với thời kì 2001 -2005. Giá trị sản xuất kinh doanh tăng từ 10 410,2 tỷ đồng lên đến 18 628 tỷ đồng năm 2010, tăng 1,6 lần so với năm 2006. Tăng trưởng bình quân thời kì 2006 – 2010 đạt 1,8%/năm.

Trải qua hàng chục năm xây dựng và phát triển, nhóm ngành xây dựng/ lắp máy Lilama đã không ngừng phấn đấu để trở thành một trong những nhóm ngành phát triển vững mạnh của Việt Nam, đã tham gia lắp đặt và đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ thuộc các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, văn hóa, quốc phòng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trực thuộc tổng công ty lắp máy việt nam (LILAMA) được niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w