0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nhận dạng những vấn đề khó khăn khi sử dụng CPI trong điều hành chính sách

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHỈ SỐ LẠM PHÁT CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM (Trang 45 -46 )

chính sách tiền tệ.

Từ khi CPI trở thành là một chỉ số cơ bản được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, được công bố thường xuyên và được nhiều người biết đến, thì nó tự nhiên được xem như là một mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cùng lúc này, nó lại được xem xét vì một số thành phần mà những nhà hoạch định chính sách cho là có vấn đề, đó là: sự rối loạn tạm thời và yếu tố ngoại sinh, thuế gián thu, và các tác động trực tiếp của những quyết định chính sách tiền tệ.

Ở Việt Nam cũng thế, khi sử dụng CPI như là một mục tiêu của chính sách tiền tệ, ngân hàng Trung ương cũng phải đối mặt với những khó khăn, đó là:

Thứ nhất, khó khăn trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Vì CPI là một chỉ số thể hiện sự biến động chung của các nhóm hàng hóa. Trong đó, có những biến động có tính chất dai dẳng và những biến động có tính chất tạm thời. Những biến động có tính chất tạm thời thông thường sẽ tự điều chỉnh mà không cần phải sử dụng các biện pháp. Còn lại, những biến động có tính chất dai dẳng thì cần phải được tác động kịp thời bởi các công cụ của chính sách tài khóa cũng như chính sách tiền tệ. Lúc này, CPI tỏ ra không hiệu quả khi không phân biệt được đâu là những thay đổi tạm thời và đâu là thay đổi vĩnh viễn.

Thứ hai, khó khăn trong việc dự báo lạm phát. Trong chỉ số CPI, ngoài những mặt hàng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan, chịu tác động của chính sách tiền tệ còn có những mặt hàng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, không nằm trong tầm kiểm soát của chính sách tiền tệ, ví dụ những yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến mùa vụ, ảnh hưởng chính trị của các nước cũng cấp nhiên liệu ảnh hưởng đến nguồn cung…Điều này, khiến CPI trở nên khó khăn trong việc dự báo, bởi những yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng một cách bất ngờ và không thể lường trước.

Thứ ba, tác động tâm lí. Chỉ số giá tiêu dùng được nhiều người biết đến, đây là điểm thuận lợi của chỉ số khi những nhà hoạch định chính sách có thể dễ dàng giao tiếp với

công chúng và từ đó có thể dễ dàng thực hiện được các mục tiêu chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nó cũng có điểm yếu vì tác động tâm lí, đặc biệt đối với trường hợp tại Việt Nam thì điều này càng thể hiện một cách rõ ràng. Ví dụ, khi chỉ số CPI tăng lên, ngay sau đó, hàng loạt các mặt hàng cũng tăng lên, mặc dù giá thành không thay đổi. Điều này là do người ta cho rằng, CPI tăng lên thì sớm muộn gì giá thành cũng tăng lên và họ tăng giá bán để “phản ứng” lại sự tăng giá đó. Mặc dù, có thể sự tăng giá đó không hề ảnh hưởng đến giá các loại hàng hóa đó, mà chỉ là do sự biến động mạnh nhất thời của một số loại hàng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan.

5.2.Khuyến nghị một vài giải pháp xem xét lạm phát cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHỈ SỐ LẠM PHÁT CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM (Trang 45 -46 )

×