Phương pháp xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam

Một phần của tài liệu xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại việt nam (Trang 27)

4.1.6. Các cách đo lường lạm phát cơ bản có thể áp dụng tại Việt Nam.

Trong các phần trước, chúng ta đã có cái nhìn khá toàn diện về lạm phát cơ bản qua việc nghiên cứu các tranh luận cũng như kinh nghiệm của các nước. Và trong phần này, chúng ta sẽ đi vào phân tích và xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam.

Như đã đề cập, mặc dù được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên Thế giới nhưng lạm phát cơ bản lại không có một lí thuyết nền tảng nào được chấp nhận chung và không được chuẩn hóa. Nó được sử dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Tại Việt Nam, chúng ta có thể tính toán chỉ số lạm phát cơ bản theo các cách sau:

Thứ nhất: cách tính loại trừ. Cách tính này được sử dụng ở hầu hết các quốc gia có công bố chỉ số lạm phát cơ bản. Chúng ta có thể dựa vào mô hình tính của Clark (2001), Janak Raj và Sangita Misra (2011). Trong cách tính này, chúng ta sẽ loại trừ những hàng hóa biến động mạnh nhất, có tính nhất thời trong CPI dựa vào dữ liệu quá khứ và đặc điểm của các mặt hàng.

Thứ hai: các tính trung bình có loại trừ. Cách tính này dựa nghiên cứu của Bryan và Cecchetti (1994). Trong đó, chỉ số được tính toán hằng tháng là trung bình sự thay đổi giá của các mặt hàng sau khi loại trừ một tỉ lệ phần trăm nhất định những mặt hàng có sự thay đổi giá lớn nhất và nhỏ nhất. Do đó, các mặt hàng được phản ánh trong chỉ số lạm phát cơ bản có thể khác nhau qua các tháng.

4.1.7. Chọn lựa cách tính phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Dựa vào kinh nghiệm của các nước đã sử dụng lạm phát cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ, cùng với việc xem xét điều kiện cụ thể của Việt Nam thì cách tính loại trừ

nên được sử dụng. Mặc dù, cách tính thống kê (trung bình có loại trừ) có thể có mức ý nghĩa cao hơn và có ý nghĩa dự báo lớn hơn, tuy nhiên, xét về mặt ứng dụng, thì cách tính loại trừ có nhiều ưu điểm khi áp dụng tại Việt Nam.

Thứ nhất, với một tâm lí khá bảo thủ, người ta sẽ khó chấp nhận việc đưa ra một chỉ số khác bên cạnh CPI, điều này sẽ rất khó khăn cho ngân hàng Trung ương khi giao tiếp với công chúng. Do đó, chọn cách tính đơn giản, dễ hiểu là sự lựa chọn hợp lí.

Thứ hai, cách tính thống kê, chỉ tính toán được sau khi có số liệu của kì tính toán. Mà chỉ số lạm phát lại được đưa ra hằng tháng, do đó, nó sẽ tạo nên một độ trễ. Chỉ số lạm phát cơ bản tính theo phương pháp loại trừ có thể khắc phục được điều này, vì nó hoàn toàn có thể tính toán được hằng tháng, vì tỉ trọng của rổ hàng hóa CPI được cố định trong một thời kì cụ thể.

Ngoài ra, cách tính này được áp dụng ở nhiều nước hơn cách tính thống kê. Do đó, khả năng áp dụng ở Việt Nam sẽ thuận tiện hơn vì có thể học hỏi được kinh nghiệm từ nhiều nước trên Thế giới.

4.1.8. Cơ sở dữ liệu.

Trong bài chuyên đề này, dữ liệu được lấy từ trang web của tổng cục thống kê. Năm 2009, tổng cục thống kê có đưa ra một thông cáo báo chí về một số nội dung cập nhật trong phương án tính chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2009-2014. Do đó, với chỉ số lạm phát cơ bản hằng tháng, ta sẽ sử dụng dữ liệu tính chỉ số CPI của Tổng cục thống kê từ tháng 10/2009 đến tháng 02/2012. Còn đối với chỉ số hằng năm, ta sẽ sử dụng số liệu CPI từ năm 2006 đến 2011.

Nội dung Giai đoạn 2006-2009 Giai đoạn 2009-2014

Số mặt hàng 494 572

Số nhóm hàng cấp I 10 11*

Nhóm lương thực-thực phẩm (được công bố)

Tỉ trọng

(*) Nhóm hàng giao thông, bưu chính viễn thông (tỉ trọng 9.04%) được tách ra làm hai nhóm riêng: giao thông (tỉ trọng 8.87%) và bưu chính viễn thông (tỉ trọng 2.73%).

(**) Tách ra thành ba nhóm hàng cấp II: Lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình.

Bảng 3: So sánh tỉ trọng từng mặt hàng hai thời kì tính chỉ số CPI

Mặt hàng

Giai đoạn 2009 - 2014

Giai đoạn 2006 – 2009

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39.93% 42.85%

Lương thực 8.18%

Thực phẩm 24.35%

Ăn uống ngoài gia đình 7.40%

Đồ uống và thuốc lá 4.03% 4.56% May mặc, giày dép, mũ nón 7.28% 7.21% Nhà ở và vật liệu xây dựng 10.01% 9.99% Thiết bị và đồ dùng gia đình 8.65% 8.62% Dược phẩm, y tế 5.61% 5.42% Giao thông 8.87%

Bưu chính viễn thông 2.73% 9.04%

Giáo dục 5.72% 5.41% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn hoá, thể thao, giải trí 3.83% 3.59%

Hàng hoá và dịch vụ khác 3.34% 3.31%

Tổng 100.00% 100.00%

Trong phân tích, chúng ta chủ yếu sử dụng dữ liệu hằng tháng. Vì dữ liệu này phản ánh một cách kịp thời sự thay đổi giá cả của các mặt hàng. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện được đầy đủ bản chất của sự biến động giá hơn chỉ số hằng năm vì qua một năm có thể có tác động “bù đắp”.

4.2. Xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam.

4.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa.

Như đã phân tích ở trên, chúng ta chọn cách đo lường loại trừ là cách áp dụng phù hợp cho điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này đó là, hàng hóa nào nên được loại trừ ra khỏi chỉ số CPI. Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên, ta phải xem xét các tiêu chuẩn để chọn lựa một chỉ số “tốt”. Về vấn đề này, khi nghiên cứu về khái niệm và các cách đo lường, cũng đã đề nghị một số tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá các cách đo lường. Các tiêu chuẩn này cũng được áp dụng tại nhiều nước trên Thế giới. Bao gồm:

Thứ nhất, chỉ số lạm phát cơ bản nên ổn định và ít biến động hơn so với lạm phát thông thường. Điều này cũng dễ hiểu, vì lạm phát cơ bản đại diện cho thành phần cơ bản của lạm phát, là sự biến động giá có tính chất dai dẳng, loại bỏ những biến động bất thường, nên một chỉ số lạm phát cơ bản tốt phải là một chỉ số có độ ổn định cao.

Thứ hai, qua thời gian dài, tỉ lệ lạm phát trung bình có xu hướng tương xứng với lạm phát thông thường, không có sự khác biệt mang tính hệ thống. Ngoài ra, lạm phát cơ bản còn có thể theo dõi được xu hướng lạm phát.

Thứ ba là bởi vì lạm phát cơ bản đại diện cho xu hướng cơ bản cho lạm phát nên nó có khả năng dự báo lạm phát tổng thể tốt hơn. Điều này được mong đợi rằng lạm phát cơ bản chứa đựng nhiều thông tin về xu hướng tương lai hơn so với lạm phát thông thường.

Do đó, phần sau đây sẽ cố gắng kiểm định tất cả các thuộc tính của chỉ số lạm phát cơ bản theo phương pháp loại trừ. Nhưng trước hết, chúng ta sẽ phải chọn lựa những hàng hóa nào nên được loại ra khỏi CPI vì sự biến động của nó.

4.2.9. Biến động của các nhóm hàng hóa trong chỉ số CPI.

Tiêu chuẩn đầu tiên của một chỉ số lạm phát cơ bản tốt là sự ổn định. Do đó, để giúp chúng ta kiểm định lạm phát cơ bản theo phương pháp loại trừ, thì biến động của các nhóm hàng trong CPI sẽ được kiểm định đầu tiên. Độ lệch chuẩn đại diện cho sự phân tán xung quanh giá trị trung bình là cách được sử dụng thông thường nhất. Ngoài ra, chúng ta còn sử dụng sự thay đổi giá tuyệt đối trong phân tích. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu (chỉ thu thập được số tương đối), nên chúng ta chỉ có thể sử dụng độ lệch chuẩn trong phân tích.

Sự biến động mạnh có tính chất nhất thời của các nhóm hàng mà thường nên được loại bỏ ra khỏi CPI khi tính chỉ số lạm phát cơ bản có hai loại:

Thứ nhất, nhóm hàng chịu ảnh hưởng của các cú sốc cung và có yếu tố mùa vụ cao do xu hướng giá của các mặt hàng này sẽ sớm bị đảo ngược hoặc không thể lường trước và nó sẽ làm mờ đi xu hướng thật sự của lạm phát, nên có thể dẫn đến sai lầm trong việc đưa ra chính sách. Các yếu tố không thể lường trước được như các cú sốc về giá dầu, thiên tai là yếu tố hỗ trợ giải thích tại sao chính sách tiền tệ không nên bù đắp lại những tác động về giá do các cú sốc tạm thời gây ra, bởi sự bù đắp tác động của chính sách tiền tệ có thể dẫn tới việc phải thay đổi chính sách thường xuyên khiến nền kinh tế không kịp thích ứng.

Thứ hai, vấn đề quản lý và trợ cấp giá cho những mặt hàng phục vụ các chính sách phát triển của Chính phủ như phân phối thu nhập, trợ giá, bù giá (hỗ trợ giá nông sản để nâng cao thu nhập cho nông dân) hoặc Chính phủ quản lý giá nhằm thực hiện mục tiêu lạm phát. Do những tác động này chỉ mang tính ngắn hạn nên chính sách tiền tệ cần loại bỏ các yếu tố này để đảm bảo thực hiện chính xác công tác điều hành kinh tế vĩ mô.

Bảng 4: Biến động trong lạm phát CPI: tháng 10/2009 đến tháng 2/2012 Nhóm mặt hàng Tỉ trọng Trung bình (%) Độ lệch chuẩn(%)

Tất cả mặt hàng 100.00% 1.14 0.78

Lương thực 8.18% 1.54 2.14

Thực phẩm 24.35% 1.64 1.58

Ăn uống ngoài gia đình 7.40% 1.35 0.93

Đồ uống và thuốc lá 4.03% 0.82 0.52 May mặc, giày dép, mũ nón 7.28% 0.86 0.51 Nhà ở và vật liệu xây dựng 10.01% 1.33 1.15 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8.65% 0.63 0.28 Dược phẩm, y tế 5.61% 0.39 0.24 Giao thông 8.87% 0.91 1.69

Bưu chính viễn thông 2.73% -0.34 0.91

Giáo dục 5.72% 1.35 2.72

Văn hoá, thể thao, giải trí 3.83% 0.52 0.36

Hàng hoá và dịch vụ khác 3.34% 0.95 0.58

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

Trong chỉ số lạm phát CPI, chỉ số giá vàng và giá Đôla Mỹ được tách ra và không được tính vào CPI.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, nhóm hàng chiếm tỉ trọng cao nhất, có tác động lớn nhất đến chỉ số CPI là lương thực thực phẩm biến động khá lớn, đặc biệt đó là mặt hàng lương thực, có độ biến động lớn nhất trong nhóm hàng này. Như đã đề cập, vì nhóm hàng này chịu ảnh hưởng lớn từ phía cung, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, và các yếu tố khách quan khác, nên sự biến động lớn ở nhóm hàng này cũng đã được dự báo từ trước. Biến động mạnh nhất đó là nhóm hàng giáo dục vì nhóm hàng này có tính chất mùa vụ và chịu ảnh hưởng một phần từ chính sách của nhà nước. Tuy nhiên nhóm hàng này có tỉ trọng khá nhỏ. Bên cạnh, nhóm hàng giao thông cũng có biến động mạnh do phụ thuộc vào nguồn cung xăng dầu, nên giá xăng rất dễ biến động. Còn lại, nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng có một sự biến động tương đối lớn so với biến động chung. Nhóm hàng này cũng chịu ảnh hưởng bởi nguồn cung và chịu sự quản lí giá của Chính Phủ.

Dựa vào quan sát biến động của các nhóm hàng hóa ở bảng trên, các chỉ số lạm phát cơ bản được đưa ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. CPI loại trừ lương thực, thực phẩm (chiếm 67.47%).

2. CPI loại trừ lương thực, giáo dục (chiếm 86.10 %).

3. CPI loại trừ lương thực, giáo dục, giao thông (chiếm 77.23%).

4. CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông (chiếm 45.48%)

5. CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng (chiếm 35.47%).

Trong năm chỉ số lạm phát trên, ba chỉ số đầu tiên thì đại diện cho lạm phát nhiều hơn, còn hai chỉ số còn lại thì chiếm tỉ trọng quá nhỏ, nên thường không được sử dụng vì không có tính đại diện cao. Trong ba nhóm trên, nhóm 2 và nhóm 3 đại diện nhiều nhất cho các mặt hàng trong rổ hàng hóa, và loại bỏ những hàng hóa có độ biến động lớn nhất trong chỉ số CPI. Bên cạnh đó, nhóm một là nhóm đã loại bỏ gần như toàn bộ nhóm hàng lương thực thực phẩm, nhóm hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chỉ số giá tiêu dùng, và cũng là nhóm hàng đặc trưng của các nước còn dựa vào nông nghiệp nhiều như Việt Nam.

4.2.10.Chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam.

(Xem phụ lục 1)

4.2.11.Biến động của các chỉ số lạm phát cơ bản và lạm phát CPI.

Có ba cách khác nhau được sử dụng để đánh giá độ biến động của các phương pháp đo lường lạm phát cơ bản: (i) độ lệch tiêu chuẩn, (ii) hệ số biến thiên (CV) và (iii) biến động quanh xu hướng. Độ lệch tiêu chuẩn đã được giải thích ở phần trên. Hệ số biến thiên thì giống như độ lệch chuẩn nhưng được chuẩn hóa bởi trung bình, thông thường được sử dụng để so sánh các đại lượng khác nhau. Còn tiêu chuẩn cuối cùng là biến động quanh xu hướng được đưa ra bởi Clark (2001), vì ông cho rằng, lạm phát cơ bản thể hiện

thành phần cơ bản của lạm phát, nên cuối cùng thì lạm phát cơ bản trung bình nên tương xứng với lạm phát tổng thể trung bình, khi ấy, các biến động có tính chất tạm thời đã tự động phục hồi lại như ban đầu. Do đó, ông cho rằng, lạm phát cơ bản nên di chuyển gần với xu hướng lạm phát tổng thể. Ví dụ, khi lạm phát có xu hướng tăng lên, thì lạm phát cơ bản tăng lên tương ứng với xu hướng đó. Theo những phân tích trước đây, xu hướng lạm phát được cho bởi hằng tháng và hằng quý được ước lượng một cách đơn giản bởi trung bình ba thời kì của lạm phát tổng thể, với lạm phát trung tâm được cho bởi tháng hoặc quý. Cách đo lường này ngoài ra còn được xem như là một hướng dẫn để đánh giá lạm phát cơ bản như thế nào là tốt nhất trong việc theo dõi xu hướng lạm phát. Độ chính xác khi lạm phát cơ bản theo dõi xu hướng lạm phát được đo lường như là độ lệch tiêu chuẩn của sự khác nhau giữa lạm phát cơ bản và lạm phát xu hướng. Cho một chỉ số lạm phát cơ bản di chuyển gần với xu hướng, sự khác biệt có xu hướng càng nhỏ thì độ lệch tiêu chuẩn càng thấp.

Bảng 5: Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của các chỉ số lạm phát.

Tỉ trọng Trung bình Độ lêch chuẩn Hệ số biến thiên CPI 100% 1.14 0.78 0.68

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm.(1) 67.47% 0.62 0.40 0.64 CPI loại trừ lương thực, giáo dục.(2) 81.10% 0.94 0.72 0.77 CPI loại trừ lương thực, giáo dục giao

thông.(3) 77.23% 0.86 0.63 0.73

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo

dục, giao thông.(4) 45.48% 0.46 0.27 0.59

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông, nhà ở, vật liệu xây dựng(5)

35.47% 0.33 0.18 0.56

Bảng 6: Khả năng theo dõi xu hướng lạm phát của các chỉ số

Biến động quanh xu hướng

Tỉ trọng Trung

bình Hằng tháng Hằng quý

CPI 100% 1.14 0.33 0.46

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm.(1) 67.47% 0.62 0.39 0.26 CPI loại trừ lương thực, giáo dục.(2) 81.10% 0.94 0.32 0.43 CPI loại trừ lương thực, giáo dục giao

thông.(3) 77.23% 0.86 0.33 0.39

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm,

giáo dục, giao thông.(4) 45.48% 0.46 0.43 0.44 CPI loại trừ lương thực, thực phẩm,

giáo dục, giao thông, nhà ở, xây dựng.5 35.47% 0.33 0.50 0.46

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tất cả các chỉ số đều có độ lệch chuẩn thấp hơn chỉ số lạm phát CPI, điều này thể hiện các chỉ số đã phản ánh một sự ổn định cao hơn so với chỉ số lạm phát ban đầu. Còn về theo dõi xu hướng, ta thấy rằng chỉ số thứ tư (CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông) và thứ năm (CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông, nhà ở, vật liệu xây dựng) thể hiện sự lệch khá nhiều và khả năng theo dõi xu hướng lạm phát tương đối kém. Điều này cũng khá dễ hiểu, bởi lẽ, tỉ

Một phần của tài liệu xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại việt nam (Trang 27)