Tiêu chuẩn chọn lựa

Một phần của tài liệu xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại việt nam (Trang 30)

Như đã phân tích ở trên, chúng ta chọn cách đo lường loại trừ là cách áp dụng phù hợp cho điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này đó là, hàng hóa nào nên được loại trừ ra khỏi chỉ số CPI. Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên, ta phải xem xét các tiêu chuẩn để chọn lựa một chỉ số “tốt”. Về vấn đề này, khi nghiên cứu về khái niệm và các cách đo lường, cũng đã đề nghị một số tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá các cách đo lường. Các tiêu chuẩn này cũng được áp dụng tại nhiều nước trên Thế giới. Bao gồm:

Thứ nhất, chỉ số lạm phát cơ bản nên ổn định và ít biến động hơn so với lạm phát thông thường. Điều này cũng dễ hiểu, vì lạm phát cơ bản đại diện cho thành phần cơ bản của lạm phát, là sự biến động giá có tính chất dai dẳng, loại bỏ những biến động bất thường, nên một chỉ số lạm phát cơ bản tốt phải là một chỉ số có độ ổn định cao.

Thứ hai, qua thời gian dài, tỉ lệ lạm phát trung bình có xu hướng tương xứng với lạm phát thông thường, không có sự khác biệt mang tính hệ thống. Ngoài ra, lạm phát cơ bản còn có thể theo dõi được xu hướng lạm phát.

Thứ ba là bởi vì lạm phát cơ bản đại diện cho xu hướng cơ bản cho lạm phát nên nó có khả năng dự báo lạm phát tổng thể tốt hơn. Điều này được mong đợi rằng lạm phát cơ bản chứa đựng nhiều thông tin về xu hướng tương lai hơn so với lạm phát thông thường.

Do đó, phần sau đây sẽ cố gắng kiểm định tất cả các thuộc tính của chỉ số lạm phát cơ bản theo phương pháp loại trừ. Nhưng trước hết, chúng ta sẽ phải chọn lựa những hàng hóa nào nên được loại ra khỏi CPI vì sự biến động của nó.

4.2.9. Biến động của các nhóm hàng hóa trong chỉ số CPI.

Tiêu chuẩn đầu tiên của một chỉ số lạm phát cơ bản tốt là sự ổn định. Do đó, để giúp chúng ta kiểm định lạm phát cơ bản theo phương pháp loại trừ, thì biến động của các nhóm hàng trong CPI sẽ được kiểm định đầu tiên. Độ lệch chuẩn đại diện cho sự phân tán xung quanh giá trị trung bình là cách được sử dụng thông thường nhất. Ngoài ra, chúng ta còn sử dụng sự thay đổi giá tuyệt đối trong phân tích. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu (chỉ thu thập được số tương đối), nên chúng ta chỉ có thể sử dụng độ lệch chuẩn trong phân tích.

Sự biến động mạnh có tính chất nhất thời của các nhóm hàng mà thường nên được loại bỏ ra khỏi CPI khi tính chỉ số lạm phát cơ bản có hai loại:

Thứ nhất, nhóm hàng chịu ảnh hưởng của các cú sốc cung và có yếu tố mùa vụ cao do xu hướng giá của các mặt hàng này sẽ sớm bị đảo ngược hoặc không thể lường trước và nó sẽ làm mờ đi xu hướng thật sự của lạm phát, nên có thể dẫn đến sai lầm trong việc đưa ra chính sách. Các yếu tố không thể lường trước được như các cú sốc về giá dầu, thiên tai là yếu tố hỗ trợ giải thích tại sao chính sách tiền tệ không nên bù đắp lại những tác động về giá do các cú sốc tạm thời gây ra, bởi sự bù đắp tác động của chính sách tiền tệ có thể dẫn tới việc phải thay đổi chính sách thường xuyên khiến nền kinh tế không kịp thích ứng.

Thứ hai, vấn đề quản lý và trợ cấp giá cho những mặt hàng phục vụ các chính sách phát triển của Chính phủ như phân phối thu nhập, trợ giá, bù giá (hỗ trợ giá nông sản để nâng cao thu nhập cho nông dân) hoặc Chính phủ quản lý giá nhằm thực hiện mục tiêu lạm phát. Do những tác động này chỉ mang tính ngắn hạn nên chính sách tiền tệ cần loại bỏ các yếu tố này để đảm bảo thực hiện chính xác công tác điều hành kinh tế vĩ mô.

Bảng 4: Biến động trong lạm phát CPI: tháng 10/2009 đến tháng 2/2012 Nhóm mặt hàng Tỉ trọng Trung bình (%) Độ lệch chuẩn(%)

Tất cả mặt hàng 100.00% 1.14 0.78

Lương thực 8.18% 1.54 2.14

Thực phẩm 24.35% 1.64 1.58

Ăn uống ngoài gia đình 7.40% 1.35 0.93

Đồ uống và thuốc lá 4.03% 0.82 0.52 May mặc, giày dép, mũ nón 7.28% 0.86 0.51 Nhà ở và vật liệu xây dựng 10.01% 1.33 1.15 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8.65% 0.63 0.28 Dược phẩm, y tế 5.61% 0.39 0.24 Giao thông 8.87% 0.91 1.69

Bưu chính viễn thông 2.73% -0.34 0.91

Giáo dục 5.72% 1.35 2.72

Văn hoá, thể thao, giải trí 3.83% 0.52 0.36

Hàng hoá và dịch vụ khác 3.34% 0.95 0.58

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

Trong chỉ số lạm phát CPI, chỉ số giá vàng và giá Đôla Mỹ được tách ra và không được tính vào CPI.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, nhóm hàng chiếm tỉ trọng cao nhất, có tác động lớn nhất đến chỉ số CPI là lương thực thực phẩm biến động khá lớn, đặc biệt đó là mặt hàng lương thực, có độ biến động lớn nhất trong nhóm hàng này. Như đã đề cập, vì nhóm hàng này chịu ảnh hưởng lớn từ phía cung, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, và các yếu tố khách quan khác, nên sự biến động lớn ở nhóm hàng này cũng đã được dự báo từ trước. Biến động mạnh nhất đó là nhóm hàng giáo dục vì nhóm hàng này có tính chất mùa vụ và chịu ảnh hưởng một phần từ chính sách của nhà nước. Tuy nhiên nhóm hàng này có tỉ trọng khá nhỏ. Bên cạnh, nhóm hàng giao thông cũng có biến động mạnh do phụ thuộc vào nguồn cung xăng dầu, nên giá xăng rất dễ biến động. Còn lại, nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng có một sự biến động tương đối lớn so với biến động chung. Nhóm hàng này cũng chịu ảnh hưởng bởi nguồn cung và chịu sự quản lí giá của Chính Phủ.

Dựa vào quan sát biến động của các nhóm hàng hóa ở bảng trên, các chỉ số lạm phát cơ bản được đưa ra:

1. CPI loại trừ lương thực, thực phẩm (chiếm 67.47%).

2. CPI loại trừ lương thực, giáo dục (chiếm 86.10 %).

3. CPI loại trừ lương thực, giáo dục, giao thông (chiếm 77.23%).

4. CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông (chiếm 45.48%)

5. CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng (chiếm 35.47%).

Trong năm chỉ số lạm phát trên, ba chỉ số đầu tiên thì đại diện cho lạm phát nhiều hơn, còn hai chỉ số còn lại thì chiếm tỉ trọng quá nhỏ, nên thường không được sử dụng vì không có tính đại diện cao. Trong ba nhóm trên, nhóm 2 và nhóm 3 đại diện nhiều nhất cho các mặt hàng trong rổ hàng hóa, và loại bỏ những hàng hóa có độ biến động lớn nhất trong chỉ số CPI. Bên cạnh đó, nhóm một là nhóm đã loại bỏ gần như toàn bộ nhóm hàng lương thực thực phẩm, nhóm hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chỉ số giá tiêu dùng, và cũng là nhóm hàng đặc trưng của các nước còn dựa vào nông nghiệp nhiều như Việt Nam.

4.2.10.Chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam.

(Xem phụ lục 1)

4.2.11.Biến động của các chỉ số lạm phát cơ bản và lạm phát CPI.

Có ba cách khác nhau được sử dụng để đánh giá độ biến động của các phương pháp đo lường lạm phát cơ bản: (i) độ lệch tiêu chuẩn, (ii) hệ số biến thiên (CV) và (iii) biến động quanh xu hướng. Độ lệch tiêu chuẩn đã được giải thích ở phần trên. Hệ số biến thiên thì giống như độ lệch chuẩn nhưng được chuẩn hóa bởi trung bình, thông thường được sử dụng để so sánh các đại lượng khác nhau. Còn tiêu chuẩn cuối cùng là biến động quanh xu hướng được đưa ra bởi Clark (2001), vì ông cho rằng, lạm phát cơ bản thể hiện

thành phần cơ bản của lạm phát, nên cuối cùng thì lạm phát cơ bản trung bình nên tương xứng với lạm phát tổng thể trung bình, khi ấy, các biến động có tính chất tạm thời đã tự động phục hồi lại như ban đầu. Do đó, ông cho rằng, lạm phát cơ bản nên di chuyển gần với xu hướng lạm phát tổng thể. Ví dụ, khi lạm phát có xu hướng tăng lên, thì lạm phát cơ bản tăng lên tương ứng với xu hướng đó. Theo những phân tích trước đây, xu hướng lạm phát được cho bởi hằng tháng và hằng quý được ước lượng một cách đơn giản bởi trung bình ba thời kì của lạm phát tổng thể, với lạm phát trung tâm được cho bởi tháng hoặc quý. Cách đo lường này ngoài ra còn được xem như là một hướng dẫn để đánh giá lạm phát cơ bản như thế nào là tốt nhất trong việc theo dõi xu hướng lạm phát. Độ chính xác khi lạm phát cơ bản theo dõi xu hướng lạm phát được đo lường như là độ lệch tiêu chuẩn của sự khác nhau giữa lạm phát cơ bản và lạm phát xu hướng. Cho một chỉ số lạm phát cơ bản di chuyển gần với xu hướng, sự khác biệt có xu hướng càng nhỏ thì độ lệch tiêu chuẩn càng thấp.

Bảng 5: Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của các chỉ số lạm phát.

Tỉ trọng Trung bình Độ lêch chuẩn Hệ số biến thiên CPI 100% 1.14 0.78 0.68

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm.(1) 67.47% 0.62 0.40 0.64 CPI loại trừ lương thực, giáo dục.(2) 81.10% 0.94 0.72 0.77 CPI loại trừ lương thực, giáo dục giao

thông.(3) 77.23% 0.86 0.63 0.73

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo

dục, giao thông.(4) 45.48% 0.46 0.27 0.59

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông, nhà ở, vật liệu xây dựng(5)

35.47% 0.33 0.18 0.56

Bảng 6: Khả năng theo dõi xu hướng lạm phát của các chỉ số

Biến động quanh xu hướng

Tỉ trọng Trung

bình Hằng tháng Hằng quý

CPI 100% 1.14 0.33 0.46

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm.(1) 67.47% 0.62 0.39 0.26 CPI loại trừ lương thực, giáo dục.(2) 81.10% 0.94 0.32 0.43 CPI loại trừ lương thực, giáo dục giao

thông.(3) 77.23% 0.86 0.33 0.39

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm,

giáo dục, giao thông.(4) 45.48% 0.46 0.43 0.44 CPI loại trừ lương thực, thực phẩm,

giáo dục, giao thông, nhà ở, xây dựng.5 35.47% 0.33 0.50 0.46

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tất cả các chỉ số đều có độ lệch chuẩn thấp hơn chỉ số lạm phát CPI, điều này thể hiện các chỉ số đã phản ánh một sự ổn định cao hơn so với chỉ số lạm phát ban đầu. Còn về theo dõi xu hướng, ta thấy rằng chỉ số thứ tư (CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông) và thứ năm (CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông, nhà ở, vật liệu xây dựng) thể hiện sự lệch khá nhiều và khả năng theo dõi xu hướng lạm phát tương đối kém. Điều này cũng khá dễ hiểu, bởi lẽ, tỉ trọng của hai chỉ số này quá thấp, khiến chỉ số không còn đại diện nhiều cho sự thay đổi giá trong rổ hàng hóa. Bên cạnh đó, trung bình của hai chỉ số này quá chênh lệch so với CPI, do đó, độ lệch tiêu chuẩn nó nhỏ hơn nhiều so với CPI là điều dĩ nhiên (vì nó đã loại bỏ hầu hết các hàng hóa có độ biến động cao hơn trung bình). Trong ba chỉ số còn lại, chỉ số lạm phát thứ nhất lại có biến động quanh xu hướng hằng tháng cao hơn CPI, và biến động quanh xu hướng hằng quý lại thấp hơn khi so sánh với CPI. Còn hai chỉ số nhóm 2 và nhóm 3 thì cả theo dõi xu hướng hằng tháng và hằng quý đều ổn định hơn khi so sánh

với CPI. Chỉ tiêu cuối cùng là hệ số biến thiên (CV), trong ba chỉ số còn lại vừa nêu thì chỉ có chỉ số thứ nhất là thấp hơn CPI, còn hai chỉ số còn lại thì cao hơn. Mặc dù, CV khá quan trọng khi xem xét.Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về lạm phát cơ bản nhấn mạnh các chỉ tiêu còn lại hơn. CV nói chung được xem xét tốt hơn độ lệch tiêu chuẩn khi đơn vị tính khác nhau vì khi ấy độ lệch tiêu chuẩn được tiêu chuẩn hóa bởi trung bình của nó. Còn trong trường hợp đơn vị tính giống nhau, độ lệch tiêu chuẩn được xem xét trực tiếp và phù hợp hơn cho mục đích so sánh. Nhìn chung, hai chỉ số thứ hai và ba đã thỏa mãn được 2 trong 3 tiêu chuẩn đo lường tính biến động. Nó có thể được xem xét như là một cách đo lường lạm phát cơ bản cùng với chỉ số thứ nhất nếu nó đáp ứng tốt các đặc tính cơ bản khác trong thử nghiệm ở các phần sau.

Hầu hết các nhà làm chính sách và các nhà phân tích cho rằng, một cách đo lường lạm phát cơ bản tốt nên không quá chênh lệch với tỉ lệ thay đổi giá xu hướng trong dài hạn. Điều này có nghĩa là qua thời gian dài, tỉ lệ lạm phát xu hướng có thể được đo lường chính xác từ tỉ lệ lạm phát trung bình tổng thể vì thời kì dài đủ để loại bỏ sự ảnh hưởng ngắn hạn của thay đổi giá tương đối. Thông thường, trung bình lạm phát cơ bản qua thời gian dài không quá khác biệt với trung bình của lạm phát thông thường. Tiêu chuẩn sự bằng nhau của hai trung bình được kiểm định và đã chấp nhận bốn trong năm cách đo lường với mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên, do số liệu khá ngắn nên kết quả của kiểm định còn nhiều hạn chế.

Bảng 7: Kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình

Cách đo lường lạm phát cơ bản Thống kê F P value

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm.(1) 4.12 0.1378 CPI loại trừ lương thực, giáo dục.(2) 58.39 0.0040 CPI loại trừ lương thực, giáo dục giao thông.(3) 5.96 0.0900 CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục,

giao thông.(4)

78.62 0.0026

giao thông, nhà ở, xây dựng.(5)

Kiểm định giả định H0: = , với , là trung bình của lạm phát cơ bản và lạm phát thông thường.

Để kết quả của kiểm định có ý nghĩa hơn, ta kiểm định tính dừng của bốn chỉ số được chấp nhận. Sau khi kiểm định, hầu hết chỉ số được chấp nhận với mức ý nghĩa 5% (trừ chỉ số CPI loại trừ lương thực, giáo dục). Như vậy, kiểm định trung bình bằng nhau ở trên được cho là có ý nghĩa thống kê (tức không có “hồi quy giả mạo”).

Bảng 7: Kiểm định tính dừng cho biến lạm phát thông thường trừ lạm phát cơ bản.

Cách đo lường lạm phát cơ bản Thống kê kiểm định ADF R2(*)

CPI lọai trừ lương thực, giáo dục -2.95 0.94

CPI loại trừ lương thực, giáo dục, giao thông -4.08 0.95 CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục,

giao thông.

-7.99 0.98

CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông, nhà ở, xây dựng.

-10.72 0.99

(*) R2 trong kiểm định nghiệm đơn vị (Dickey-Fuller).

Mặc dù hầu hết các cách đánh giá chỉ số lạm phát cơ bản không xem tỉ trọng là một tiêu chuẩn kiểm định. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, chính sách tiền tệ nên tập trung vào chỉ số lạm phát cơ bản mà chiếm ít nhất 50% tỉ trọng trong rổ hàng hóa. Theo logic này, hai chỉ số cuối cùng dường như không được xem như là một chỉ số tiềm năng có thể áp dụng cho Việt Nam.

Tóm lại: sau khi kiểm định năm chỉ số lạm phát cơ bản dựa vào hai tiêu chuẩn là độ biến động và khả năng theo dõi xu hướng thì chỉ số thứ ba (CPI loại trừ lương thực, giáo dục, giao thông) là chỉ số thỏa mãn khá tốt các tiêu chuẩn trên. Chỉ số thứ nhất không thoả mãn ở kiểm định trung bình dài hạn bằng nhau, và độ lệch so với xu hướng hàng tháng

cao hơn khi so với CPI. Chỉ số thứ hai thoả mãn tương đối tốt các tiêu chuẩn, tuy nhiên, chuỗi giá trị để kiểm định trung bình không được chấp nhận trong kiểm định tính dừng. Còn hai chỉ số còn lại thì chiếm tỉ lệ khá thấp và không thoả mãn tiêu chuẩn theo dõi xu

Một phần của tài liệu xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)