7. Kết cấu của Luận văn
2.3. Giá trị hiện nay của triết lý Trung dung và một số kiến nghị vận dụng
Triết lý trung dung của Nho giáo sơ kì không chỉ có giá trị mang tính lịch sử mà nó còn có giá trị đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn trong xã hội hiện nay. Ngày nay, nhân loại đang phải đứng trước nhiều thử cách như khủng hoảng kinh tế, chính trị và văn hóa, bên cạnh đó nhân loại đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và thế giới luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa các khu vực, các quốc gia, dân tộc, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có thể nói, những hậu quả hiện nay mà nhân loại đang gánh chịu phần lớn từ nhận thức và hành động sai lầm của xã hội về các vấn đề trên, vì lợi ích vật chất mà xã hội đã sử dụng mọi biện pháp để đạt được các mục đích của mình, nhân loại đã bất chấp quy luật, bỏ qua sự phát triển cân bằng giữa tự nhiên và xã hội. Cũng vậy, tình trạng nợ công của các nước châu Âu, biến động chính trị ở châu Phi diễn biến phức tạp, sự bành trướng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vấn đề quốc gia, dân tộc – quốc tế, vấn đề sắc tộc, tôn giáo…, đã không được nhìn nhận và giải quyết
đúng, cũng đã dẫn đến những bất ổn trong xã hội. Từ góc nhìn của trung dung ta thấy rằng, hiện nay vấn đề xác định điểm trung trong các vấn đề, đặc biệt là vấn đề lợi ích vật chất đã bị nhân loại bỏ qua để chạy theo những định hướng cực đoan, mang tính bè phái đã phá vỡ tính ổn định, cân bằng của vũ trụ. Nói cách khác, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong tình trạng bất cập từ kinh tế đến chính trị, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần. Nên từ triết lý trung dung thì về mặt nhận thức là phải tìm kiếm điểm trung, và về mặt thực tiễn là phải làm cho Dung (hòa) và muốn hung hay hòa thì phải hợp...
Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới trên tất cả các bình diện, đất nước ta đang phải đứng trước nhiều thách thức về tất cả các mặt của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa thì vấn đề nhận thức và hành động phù hợp với quy luật của những vấn đề trên càng trở nên cấp thiết. Nền kinh tế hiện nay của Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách, lạm phát kinh tế vẫn có chiều hướng tăng cao, mất cân đối giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, năng lực cạnh tranh thấp, chỉ số tín dụng giảm…những hậu quả đó một phần ảnh hưởng từ sự bất ổn của kinh tế thế giới, phần nữa là trong một thời gian dài chúng ta đã quá chú trọng đến việc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế không chú trọng đến việc ổn định kinh tế vĩ mô. Giáo dục cũng vậy, bệnh thành tích trong giáo dục chưa được giải quyết ở tất cả các bậc học, phát triển về số lượng chưa tương xứng với chất lượng, nguồn lực được đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đất nước đang đi vào thời kì hội nhập, giao lưu văn hóa là một tất yếu, trong sự giao lưu đó chúng ta chưa có một chính sách phù hợp để ngăn chặn những luồng văn hóa độc hại từ bên ngoài… Có thể nói, những hệ quả trên là tổ hợp của nhiều nguyên nhân, nhưng việc nhận thức và hành động không đảm bảo tính cần bằng và hài hòa những vấn đề trên là một trong những nguyên nhân chủ yếu.
Thời đại mà đức Khổng Tử xiển dương đạo trung dung, đã có từ Nghiêu Thuấn, là thời đại hỗn loạn đúng nghĩa của nó, nói theo Khổng Tử là
Lễ hư nhạc hỏng, thiên hạ vô đạo cũng là thiên hạ không theo được cái đạo
trung. Khi kẻ trí thái quá người ngu thì bất cập, ai cũng cho mình là sáng suốt, nhưng thật ra không theo nổi đạo trung. Lý tưởng của Khổng Mạnh là một xã hội đại đồng, một xã hội Hòa theo nghĩa mọi người điều theo được con đường trung dung. Khổng Tử thuở ấy còn than đạo trung dung khó lắm, người ta không theo được đã lâu rồi. Đã lâu rồi từ thời những thánh vương như Nghiêu Thuấn, vua Văn, vua Vũ. Hiện nay, thời đại của văn minh khoa học, của sự phát triển thì những giá trị của cổ nhân, trong đó có nho giáo sẽ đóng vai trò một vai trò qua trọng. Những điều mà những hiền triết phương Đông nói cách đây hai nghìn năm đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Thời đại hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang cố gắng san phẳng mọi giới hạn về địa lý, lịch sử, văn hóa. Sự xâm nhập ảnh hưởng nhau của hai nền văn minh Tây – Đông đang đặt ra nhiều vấn đề hệ trọng. Có một thời hai phương trời đã chối bỏ nhau, Đông không chấp nhận Tây, cũng như Tây xem thường Đông. Đông là Đông, Tây là Tây, nhưng hiện nay người ta phải thay đổi tư duy máy móc đó, vượt lên hai thái cực, cần một con đường Trung cho sự du nhập của các cực đối lập. Sự va chạm của các nền văn minh trở thành sự dung hợp các nền văn minh. Dung hợp ở đây hiểu theo nghĩa chấp nhận theo cái lý trung dung. Một trang mới của nhân loại trong cái “thế giới phẳng” sẽ là sự trở lại chính mình của Đông và Tây.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều viện nghiên cứu Khổng Tử, từ Á Phi; Âu Mỹ. điều đó cho thấy một sự quan tâm đến những chân giá trị của Nho giáo. Dĩ nhiên, ở đây là Nho giáo chân chính của Khổng Tử. Đã có thời, ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam người ta phê phán Nho giáo gắn liền với chế độ phong kiến. Phê phán đến mức quên những giá trị chân chính của nó,
thực ra khi Nho giáo là hệ tư tưởng của phong kiến thì đó là Nho giáo từ triều đại nhà Hán trở về sau. Giá trị thật sự của nho giáo, cần tìm đến nho giáo tiền Tần với Khổng Mạnh. Sự “thất bại” của Khổng Tử trên con đường chính trị phần nào nói lên cái “khác” trong lý tưởng của ông với những nhà cầm quyền đương thời, mà có lẽ cả với những nhà cầm quyền không theo được đạo Nhân.
Nghiên cứu triết lý trung dung của Nho giáo sơ kỳ, chúng tôi đi đến khẳng định: Trung dung thật sự là một chân giá trị của Khổng giáo, như đã phân tích trung dung không phải phát minh của Khổng Tử, cũng không phải chỉ riêng Khổng Mạnh mới có triết lý này, đó là lý tưởng của người phương Đông mà có lẽ thể hiện rất rõ trong tư tưởng của Phật giáo, và Đạo giáo. Chân giá trị đó đặc biệt có ý nghĩa trong thời đại hiện nay cả Đông phương lẫn Tây phương. Một thế giới hòa, một đất nước hòa, một con người hòa là điều lý tưởng. Thực tế đã chứng minh, văn minh vật chất cũng có những giới hạn của nó, việc quá đề cao và tuyệt đối hóa văn minh cơ giới của phương Tây đã để lại những bài học sâu sắc khi tâm hồn con người cũng bị vật chất hóa. Sự cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần là điều cần thiết. Thế kỷ 20 chúng khiến nhiều thiên tai nhân họa, hẳn đó là kết quả tất yếu của nhân loại khi vượt mức trung. Đó là lý do vì sao, điều mà đức Khổng Tử phải dùng cả đời hành đạo để kêu gọi cách đây hai nghìn năm hôm nay vẫn còn có thể thức tính con người hiện đại.
Việt Nam là đất nước nằm giữa ngã đường của hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, hơn ai hết, từ ngàn xưa người Việt đã có một tinh thần tiếp nhận những luồn gió mới của Trung Hoa và Ấn Độ một cách thật đẹp. Để rồi tạo nên bản sắc riêng, tinh thần riêng của Việt Nam. Không gì khác hơn đó là con đường trung dung, nên đứng giữa hai cái nôi văn minh ấy, người Việt xưa đã biết chọn lối trung, tiếp nhận nhưng không vượt quá để đánh mất mình.
Điều ấy hun đúc nên một tinh thần khoan dung trong văn hóa Việt. Hiện nay xu thế hội nhập, sự tiếp nhận những nguồn sáng từ Tây phương là điều tất yếu của sự phát triển. Vấn đề đặt ra cho sự tiếp nhận ấy là phải như thế nào để tránh rơi vào một tình trạng thái quá hay bất cập. Sự cần thiết của việc nắm vững nguyên tắc linh hoạt của cha ông trong lịch sử là tất yếu trong xu thế hội nhập hiện nay, trong đó có cả con đường trung dung của Nho giáo.
Thật ra, khi ta nói xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thì đã là thực hiện trung dung trong văn hóa rồi, không quá tiên tiến để đánh mất mình, không quá đậm đà đến nỗi lạc hậu, văn hòa mới ở đây là sự hài hòa giữa hai cực tiếp nhận và phát huy. Trong xu thế đa cực văn hóa hiện nay, nếu không có một triết lý văn hóa đúng rất dễ đưa lại những hậu quả đáng tiếc, triết lý văn hóa ở đây sẽ không gì khác ngoài một đường lối trung dung trong xây dựng và phát triển. Trong lịch sử, cha ông ta đã vận dụng thật tài tình triết lý này.
Cũng như văn hóa, giáo dục Việt Nam hiện nay cũng cần có một triết lý giáo dục của người Việt - triết lý trung dung. Ngày nay, chúng ta nói nhiều đến sự tân tiến của các nền giáo dục Âu, Mỹ, chúng ta phê phán lối học từ chương sách vở một thời của cha ông. Chúng ta đổi mới, cải cách từ chương trình đến phương pháp, từ ứng dụng Âu, đến học theo Mỹ nhưng thực trạng giáo dục hiện nay vẫn là một vấn đề cho những nhà chức trách, và cho cả xã hội. Một triết lý giáo dục là vấn đề cần thiết cho mọi chính sách, cho mọi cải cách. Có thể nói thực trạng bất ổn của giáo dục Việt Nam hiện nay là sự bội thực của tiếp nhận và cải cách. Nền giáo dục Âu châu có cái hay của nó, và giáo dục Mỹ cũng vậy không ai phủ nhận điều đó vấn đề là chúng ta tiếp nhận, vận dụng cái sự tiến bộ đó như thế nào.
Nền tảng của văn hóa Việt là tinh thần cộng đồng, cái gốc của tinh thần cố kết đó là cái Tôi bản ngã được hạn chế, giáo dục tinh thần cộng đồng đó
phải gắn liền với việc giáo dục tinh thần vô ngã, bởi cái bản ngã càng lớn thì tinh thần cố kết càng yếu. Bản chất của đời sống cộng đồng cái ngã riêng phải nhường chỗ cho cái ngã chung. Văn hóa của ta đề cao đạo đức luân lý, vô ngã chính là thái độ sống có giá trị lớn. Văn hóa phương Tây là văn hóa của cái Tôi, ở đó cái tôi của cá nhân được bảo vệ, giáo dục cao độ. Điều đó tạo nên tinh thần tự lập rất tốt của người Tây phương, ngược lại văn hóa đề cao vô ngã của ta tạo nên con người cộng đồng, dựa vào sức mạnh của cộng đồng, nếu tách ra khỏi cộng đồng thì khả năng thích ứng rất yếu. Sự bền vũng của yếu tố gia đình trong cộng đồng người Việt là một điểm tốt đẹp. Ngày nay, sự ảnh hưởng của lối sống, lối suy nghĩ phương Tây đã phần nào tổn hại đến những giá trị của văn hóa Việt, đặc biệt là đối với giới trẻ. Vẫn phải là một nhận thức mới về giáo dục văn hóa, một phương pháp để xây dựng và phát triển những giá trị. Sẽ không có gì là vĩnh cửu, những giá trị đạo đức luân lý cũng vậy, nó luôn được đặt trong một hệ quy chiếu nào đó, tùy theo thời đại, giai cấp... dù sao nó cũng là một bộ phận của ý thức xã hội. Vẫn là nguyên tắc thời trung của trung dung, giữ lấy cái chính trung mà uyển chuyển theo thời. Để không đi lạc đạo lý của dân tộc Việt, đấy là con đường trung dung.
Vượt qua những hạn chế về mặt lịch sử, triết học Khổng Mạnh thật sự để lại những chân giá trị cho nhân loại. Triết lý trung dung là một minh chứng rõ ràng cho nhận định trên, Giá trị hiện nay của triết lý trung dung, cũng chính là giá trị hiện nay của triết học Khổng Tử, từ những nghiên cứu trên đây về triết lý trung dung của Nho giáo sơ kỳ và giá trị của nó, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị vận dụng triết lý này trong nhận thức cũng như trong hành động để đưa lại hiệu quả tốt nhất. Một thái độ sống tích cực, không thái quá, không bất cập không ra ngoài đạo lý.
Trước hết trung dung là một triết thuyết rất cao, mà nói theo Phan Bội Châu thì người thường khó lòng mà hiểu thấu đạo, nhưng không có nghĩa là
với người bình thường thì không thể vận dụng được triết lý này. Trung dung là đạo lý xuyên suốt từ vũ trụ đến nhân sinh, từ nguyên lý Âm Dương của vũ trụ vạn vật đến quan hệ vợ chồng. Vấn đề là giáo dục nhận thức về triết lý này. Trung dung là một giá trị thật có ý nghĩa của Nho giáo sơ kỳ, việc nhận thức lại những giá trị của Nho giáo là điều cần thiết trong xu thế tiếp nhận và phát triển những giá trị văn hóa hiện nay. Một nhận thức khách quan về triết học Khổng Tử mới nhận ra những chân giá trị của Nho giáo sơ kỳ và tất nhiên cả Trung dung.
Vận dụng nguyên tắc “chấp lưỡng dụng trung”, nắm lấy hai đầu chọn điểm giữa, cần lưu ý điểm giữa ở đây không phải là điểm trung bình giữa như cách xác định trong toán học, nó là điểm trung, mà trung còn được hiểu là đúng, vậy điểm giữa mà phải đúng, thật ra là đúng với đạo lý. Nhưng nắm hai đầu thì phải hiểu hai đầu, phải nhận thức đúng về hai cực đó. Có như vậy mới có thể xác định được đạo trung. Trong thời buổi đa cực hiện nay, sự tác động ảnh hưởng của nhiều luồng gió mới đòi hỏi phải nhận thức đúng và nắm vững nguyên tắc chấp lưỡng dụng trung. Có như vậy ta mới không bị cuốn theo một thái cực nào, càng không đánh mất mình mà còn “dụng” được cái trung để phát triển.
Thứ ba, việc vận dụng triết lý trung dung phải theo nguyên tắc thời
trung, linh hồn sống của trung dung. Thời trung là một khái niệm vận động,
cùng với sự vận động của sự vật hiện tượng, của các mặt đối lập nên việc xác định điểm trung cũng vận động. Đó chính là tinh thần biện chứng của triết đạo trung dung. Nên việc vận dụng triết lý này cũng phải linh hoạt, yển chuyển có như vậy mới không làm trái đạo trung.
Sự phân tích trên đây chỉ ra rằng, triết lý của trung dung vẫn còn giá trị trong thời đại ngày nay, nếu chúng ta biết vận dụng hợp lý. Những quan điểm và chính sách của Đảng ta trong các vấn đề của xã hội cũng đã tỏ rõ cái lý của trung dung, tuy nhiên do hành động còn mang tính hình thức, nên hiện nay
chúng ta chưa thực sự đưa tinh thần của Nghị quyết vào trong cuộc sống, dẫn đến những hậu quả xấu trong xã hội.
Cải cách giáo dục một cách căn bản và toàn diện là chủ trương đã Đảng ta đưa ra. Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đã trở nên lạc hậu cả về phương pháp, nội dung và quản lý không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Cải cách giáo dục là điều cần kíp, tuy nhiên trong cải cách một điều quan trọng là ta phải xây dựng nên triết lý giáo dục riêng cho mình – triết lý giáo dục Việt Nam. Đó là là một triết lý kết hợp được truyền thống và hiện đại, những giá trị truyền thống của giáo dục phải được duy trì và phát huy, bên cạnh đó phải tiếp cận với những tư tưởng giáo dục hiện đại của thế giới, phải tuyệt đối tránh những xu hướng cực đoan như bảo thủ, hoạc chạy theo cái bên ngoài mà