Từ triết lý Trung dung đến Đạo Trung dung

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa triết lý trung dung của nho giáo sơ kỳ (Trang 44)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.3. Từ triết lý Trung dung đến Đạo Trung dung

Với Nho giáo sơ kỳ trung dung đã từ một triết lý sống trở thành Đạo, không chỉ là đạo người mà còn trở thành đạo của trời. Đạo đó vốn dĩ thường hằng nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra và theo được. Thường hằng bởi lẽ nó là cái lẽ tự nhiên, tự nhiên vốn dĩ không thái quá không bất cập, tất cả điều vận hành theo luật trung hòa, nói cách khác tự nhiên vốn sẵn có đạo trung dung. Thường hằng bởi lẽ đạo bất viễn nhân nó là đức phú sẵn ở con người nó

là Thiên mệnh chi vị tính, trong mỗi người ai cũng có cái tính thường đó, nhưng không phải ai cũng có thể suất tính thành đạo và có thể tu đạo. Cho nên Khổng Tử mới than Đạo trung dung cao siêu vậy thay, ít người theo được đã lâu rồi. Đã lâu rồi tức là từ thời các Thánh nhân như Nghiêu, Thuấn, Văn Vương, Vũ Vương…, đến nay không ai theo được. Không thể thi hành được, không thể sáng tỏ được bởi lẽ người trí, kẻ đức hạnh thì thái quá kẻ ngu, người hư đốn thì bất cập. Nên người ta ai cũng có thể ăn uống, nhưng không mấy ai biết được mùi vị của thức ăn, cũng như đạo trung dung vậy nó là đạo thường đó nhưng không dễ để nhận ra, nhận ra đã khó, thực hành khó hơn.

Khổng Tử khẳng định đạo của ngài chỉ có một mà thông suốt từ đầu đến cuối. Điều này chứng tỏ trung dung chính là đạo thông suốt của Khổng giáo. “Cái đạo chỉ là theo thiên lý, mà thiên lý với cái bản tính của người ta vốn là một, vậy thì đạo là cốt sửa cái tính của người cho hợp với thiên lý” [17, tr.91], nên không xa người mà vốn dĩ nơi người. Nho giáo Khổng Mạnh chú trọng người ta thành thực với chính mình, để đạt đến chí thiện người ta phải có cái tâm thành thực, thành thực tức là trở về với chính mình, khuôn mẫu của đạo không ở đâu xa, nguyên tắc của trung thứ cũng phát xuất từ mình, điều gì mình không muốn thì dừng làm cho người khác. Đạo người quân tử cũng giống việc bắn cung, bắn trật không phải do dây cung mà phải xét ở người.

Từ triết lý đạo đức, Trung dung thành đạo thường của Khổng giáo, nó rộng khắp ai cũng có thể theo từ hạng ngu phu, ngu phụ đến bậc thánh ai cũng có thể thực hành được, nhưng bậc thánh vẫn có chỗ không thực hành được. đấy chính là cái vi diệu của đạo Trung dung. Trung dung là lý tự nhiên mà cái lý tự nhiên thì ai cũng có, ví như “đói thì ăn mệt ngủ liền” (Trần Nhân Tông), nhưng để thực hiện rốt ráo cái đạo ấy thì có lẽ phải bậc thánh nhân mới có thể. Đạt đến chỗ vi diệu ấy là đạt đến đức Thành, thành tựu trọn vẹn với cái tâm tròn đầy, sáng suốt. Đức Khổng Tử 70 tuổi mới đạt đến thành quả đó. Trong lý nhân sinh trung dung rõ ràng dễ hiểu ai cũng có thể thực hành,

nhưng thực hành để đạt đến Thành Nhân thì phải chuyên tâm, thuần nhất, nhận ra đạo và sống với đạo. Tử Tư có một nhận xét rất hay về điều này: “Trời đất thì bao la, người ta vẫn có chỗ oán trách. Vậy mà quân tử nói về chỗ lớn lao của đạo, thì thiên hạ chẳng thể chở nổi, nói về chỗ nhỏ nhặt của đạo, thì thiên hạ chẳng thể phân tách ra được” [37, tr.1256]. Người ta có thể oán trách trời bởi vì con người khó lòng thấu triệt cái huyền vi của đạo, năng lực con người luôn bị giới hạn trong sự che lấp của vật dục. Câu này ý nói đến cái lớn lao, màu nhiệm của Đạo, từ việc nhỏ nhất là quan hệ vợ chồng đến chỗ xuyên suốt cả đất trời. Trong quan hệ nhân sinh Đạo khởi đầu từ quan hệ vợ chồng, đó là quan hệ giữa âm và dương, hai thái cực hòa hợp trong đạo trung, thực hiện đạo lý của vợ chồng là thực hiện sự quân bình hòa hợp sẽ hạnh phúc an vui. “Đi cho tới cùng đạo vợ chồng, người ta có thể thấu triệt được đạo trời đất” [37, tr.1259]. Bởi trời đất cũng là dương và âm, cũng là đạo lý quân bình giữa âm và dương. Đạo ở đây cũng chính là đạo ở trong kinh dịch, “nhất âm nhất dương chi vị đạo”. Bản chất của đạo trung lại là biến dịch. “Trung dung là tâm pháp để điều tiết mọi quá trình, mọi quá trình trong sự tự tại của nó có sự điều tiết” [11, tr.71]. Con người là một phần của tạo hóa nên cần thấu được lẽ biến dịch ấy của đạo. Hiểu một cách thấu triệt tứ vô này của Khổng giáo ta mới thấy hết được Đạo của Nho.

Kết luận chương 1

Trung dung là một triết lý uyên thâm của Nho giáo sơ kỳ, triết lý ấy không phải là một phát minh của Khổng, mà đã có từ thời Nghiêu Thuấn, công lao của Khổng Tử là đã phát triển triết lý ấy thành Đạo của người quân tử. Với việc nhấn mạnh những phẩm đức từ trung đến Hòa, đức Thành và tư tưởng Thời trung, Trung dung của Nho giáo so kỳ đã đặt ra những nội dung có giá trị về mặt tư tưởng và phương pháp.

Chương 2

Ý NGHĨA TRIẾT LÝ

TRUNG DUNG CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ 2.1. Ý nghĩa nhận thức của triết lý Trung dung

Trong hệ thống triết học nho giáo sơ kỳ, trung dung có một ý nghĩa quan trọng, nhận thức về triết học Khổng Mạnh mà không nắm triết lý Trung dung thì thật chưa đến được với cái chân của đạo Khổng. Trung dung với những nội dung của nó, là khái niệm trung tâm để đi vào nhận thức về nho giáo, đặc biệt là Nho giáo sơ kỳ. Hơn nữa với hiện tướng thời trung, trung

dung còn là sự liên kết về mặt tư tưởng trong lịch sử phát triển của Nho giáo. Vì thế, khái niệm Trung dung là công cụ hữu hiệu để nhận thức Nho giáo nói

chung và Nho giáo sơ kỳ nói riêng.

Hạt nhân của triết học Khổng Mạnh lấy chữ Nhân làm cốt, sự vận hành của Nhân theo đường lối của Đạo phải theo đường lối trung dung. Hơn nữa, trung dung không chỉ là con đường của Nhân đạo mà còn là cách thức vận hành của Thiên đạo và Thánh đạo. Như vậy, trung dung là đường lối chung, là sự thống nhất về mặt nguyên tắc vận hành và triển khai của Đạo trong vũ trụ. Nguyên lý ấy xuyên suốt triết học Khổng Mạnh, nên nhận thức các luận điểm triết lý của Nho giáo sơ kỳ không nằm ngoài đạo lý trung dung.

Nắm được trung dung là cơ sở để đi vào nhận thức mối quan hệ giữa Mệnh – Tính – Đạo trong Nho giáo. Tử Tư đã cho chúng ta một cái nhìn tiến bộ của Nho giáo sơ kỳ trong quan niệm về Mệnh, Tính và Đạo. Ba mệnh đề câu đầu sách: “Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo” chỉ ra một nhận thức tiến bộ của Nho giáo sơ kỳ về bản thể luận, cần hiểu thiên mệnh ở đây không phải là mệnh lệnh của một thực thể tối cao nào mà chính là cái lý tự nhiên, cái lý tự nhiên ấy được thể hiện nơi người gọi là Tính,

như vậy giữa người và trời thật chất là tương thông lẫn nhau, cùng trong cái lý tự nhiên ấy. Ở đây, người và trời hài hòa thống nhất. Trung dung trở thành tiêu chuẩn của các triết thuyết phương Đông hướng đến cái đích thiên nhân

hợp nhất như là lẽ tất yếu của vũ trụ hài hòa. Cùng đích của đạo trung dung là

hướng đến sự cộng thông giữa thiên ý và nhân tâm, tính với tình, nhân tâm và đạo tâm, cho nên là một đạo rất cao diệu. Tư tưởng về thiên nhân hợp nhất còn được thấy ở các trường phái triết học phương Đông khác, đặc biệt là Đạo giáo và Phật giáo. Điều đó cho thấy dường như trung dung là cách thức vận hành chung của Đạo trong triết học Đông phương. Nhận thức về bản thể trong trung dung rất gần với Kinh Dịch, Dịch đề cao chữ Trung, Tử Tư thêm vào chữ Dung, làm cho Trung trở thành đạo. “Nhưng cũng chỉ có ngần ấy đạo lý; hễ đã trung thời dung, nếu chẳng trung thời chẳng bao giờ trung được” [3, tr.300]. Trung dung thành cái đạo thường của vũ trụ nhân sinh.

Tính ở trong trung dung xét về mặt tướng gần với Phật tâm của nhà Phật, theo đó dưới lớp Nhân tâm nghiêng ngả là Đạo tâm vi diệu. Tính ở đây là tính bản nguyên, tròn đầy, thể của nó là trung. Cái mệnh trời hoàn thiện ấy đã sẵn có nơi con người, mà không cần phải tìm kiếm ở đâu cả. Cái cùng đích của sự hoàn thiện chẳng có gì khác ngoài việc quy nguyên cái Tính bản nguyên đó. Trong Nho giáo sơ kỳ quan niệm về Tính có sự khác nhau giữa Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Nhưng Tính trong trung dung thực chất là Tính của Khổng Tử. Ta biết rằng, Mạnh Tử chủ trương Tính người vốn dĩ Thiện, Tuân Tử thì ngược lại cho rằng đó là Ác nhưng với Khổng Tử đó là Tính. Tính tương cận, Tính đó vốn dĩ không thiện không ác, là ban sơ chất phác và vô phân biệt. Đó là trạng thái Trung của bản tâm con người, ở điểm đó Người và Trời là một – Đạo tâm. Nhưng ở con người, sự tác động của ngoại giới, sự lôi kéo của dục vọng luôn khiến cho cái Tâm thay đổi, phân biệt thị phi, Tư tâm ấy là nguồn gốc của mọi đau khổ. Muốn chấm dứt khổ

đau, thì cần phải trở về với Đạo tâm siêu vi. Chu Hy trong bài tựa sách Trung dung chương cú đã luận bàn khá rõ về Nhân tâm và Đạo tâm, cốt là nắm lấy

con đường Trung – Doãn chấp quyết trung. “Hai cái đó (nhân tâm và đạo tâm) lẫn lộn trong tâm, không biết sửa trị thế nào thì nguy lại càng nguy hơn, nhỏ bé lại càng nhỏ bé hơn, vì thế lẽ trời chung không gì thắng nổi lòng tư dục của con người. Tinh tế thì xét được giữa hai điều ấy mà không để chúng hỗn tạp, luôn luôn giữ sự ngay thẳng không lúc nào xa rời. Cố công như thế, không phút nào gián đoạn ắt khiến cho tâm đạo thường làm chủ thân, mà nhân tâm lúc nào cũng vâng theo mệnh thì nguy sẽ an, nhỏ bé sẽ hiện lộ mà động hay tĩnh có thể nói là tự động không lầm lỗi, không đến nỗi sai lạc vậy” [Trích theo 25, tr.1054-1055]. Cái nhìn Của Chu Hy trên đây về tâm không khác với Trung Dung, nhân tâm và đạo tâm cùng là một, nhưng lại có sự khác biệt từ

Nhân tâm nghiêng ngả.

Như vậy, từ Thiên mệnh chi vị tính đến suất tính chi vị đạo là một quát trình. Từ đạo tâm đến nhân tâm, nhân tâm thì có thiện có ác, có phân biệt, cái

suất tính ở đây cố nhiên không phải trở thành thiện hay ác mà phải nắm chắc

cái đạo trung. Đấy là thuận theo được cái tính tự nhiên. Vượt lên trên sự phân biệt thiên ác, nói theo Chu Hy tức là làm cho tâm đạo thường làm chủ thân. Đó là con đường tu đạo chi vị giáo. Tu theo đạo ở đây chính là sửa mình theo đạo trung, câu này ý nói đến việc của người – nhân sự, nhằm uốn nắn nhân tâm bằng cách “không bao giờ cho người được phần quá hơn, cũng không bao giờ được phần quá kém; bớt phần thái quá và quá hơn thêm vào phần bất cập và quá kém, khiến cho tất thảy người được quân bình thỏa đáng như thế mới là tu được đạo” [3, tr.285]. Tất cả việc chính trị, đạo đức, giáo dục đều hướng đến cái đích đó. Giáo dục trong trung dung là sự giáo dục hướng vào tâm, để Học là để giữ cái Tâm, nuôi cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh. Mạnh Tử

gọi đó là tận tâm tri tính, tri thiên, trở về đến cùng cái Tâm thì nhận rõ được tính, biết tính cũng chính là biết mệnh, tính và mệnh tuy hai mà một vậy.

Chỉ với ba mệnh đề đầu tiên nhưng đã chuyên chở toàn bộ quan niệm của Nho giáo sơ kỳ trong trung dung, từ vũ trụ đến nhân sinh. Toàn sách trung dung vẫn chốt ở cái khởi đầu này. Nhận thức về Mệnh, Tính, Đạo của nho giáo sơ kỳ dưới ánh sáng của trung dung, thực sự đã mang đến một bước tiến, nó vượt khỏi tính chất duy tâm trong quan niệm về mệnh khi cho rằng mệnh trời cũng chính là lòng người. Lý của tự nhiên ấy chính là đạo, và đạo không gì khác hơn là đạo trung, cùng đích của triết lý ấy vẫn là đến sự hòa hợp giữa nhân tâm và đạo tâm, giữa con người và vũ trụ trong cái lý tưởng chung của triết học phương Đông là chuyển hóa nội tâm để đạt đến giải thoát.

Trong chính trị, khi bàn về con người chính trị Nho giáo chú trọng đến lòng Nhân. Vua Ai Công hỏi về chính trị Khổng Tử cho rằng cần lấy vua Văn, vua Võ làm mẫu mực, người như thế còn thì việc chính trị sẽ được phát huy. Đồng thời nhấn mạnh: “Làm chính trị tại do người, chọn người cốt ở mình; sửa mình cốt ở đạo, sửa đạo cốt ở lòng nhân”[37, tr.1302]. Đó chính là gốc của việc chính trị, đường lối nhân nghĩa của Khổng Mạnh cái gốc ở lòng nhân.

Mẫu người lý tưởng cai trị thiên hạ trong trung dung đó chính là bậc chí thành, người đã thấu suốt đạo trung dung, chỉ có người như thế mới có khả năng trông ra bốn phương trông lại lòng mình, có đủ bốn đức: thông, minh, duệ, trí; lại có đủ bốn đức: khoan, dũ, ôn, nhu; có nghị lực: phát, cường, cương, nghị; có đức hạnh: trai, trang, trung, chính; có lời nói: văn, lý, mật, sát (trung dung, chương 31). Như vậy, đấng thiên tử không chỉ là mệnh trời mà còn ở phẩm đức tại người, bởi theo trung dung thì có hai loại người có thể đạt đến đức thành, đó là thành nhân vốn dĩ tự thành minh còn phàm nhân thì phải

không phủ nhận sự nỗ lực của con người để đạt đến đạo – con đường nhân đạo. Cái sáng suốt của trung dung là ở đó.

Cũng như những học phái đương thời, lý tưởng chính trị của Khổng phái cũng chính là trị loạn xã hội theo phương pháp riêng của mình, đấy là dùng Lễ để cứu lấy thiên hạ. Lễ đó không phải là sản phẩm của Khổng Tử, như Ngài đã thừa nhận: “Ta nói về lễ nhà Hạ, nước Kỷ không đủ trưng dẫn. Ta học lễ nhà Ân, có nước Tống còn theo. Ta học lễ nhà Chu; ngày nay đều dùng; nên ta theo nhà Chu” [37, tr.1381]. So với Vô vi của Lão Tử, pháp trị của Pháp gia, hay Kiêm ái của Họ mặc, thì Lễ của Khổng Mạnh cũng chỉ là một phương pháp, một phương pháp không mấy thành công trong thời đại bấy giờ. Nhưng lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc cũng đã chứng minh Lễ trị của họ Khổng có một vị trí rất quan trọng. Dẫn chứng là sự thất bại của nhà Tần, khi chỉ cai trị xã hội bằng Luật, và sự sống dậy của Nho giáo từ đời Hán về sau. Có nhiều nhận định về con đường chính trị bằng Lễ là cải lương lúc bấy giờ. Khi mà các nước chư hầu đều chung khát vọng tranh vương xưng bá thì Khổng - Mạnh mải miết với lý tưởng Nhân, Lễ, Chính danh. Dưới ánh sáng của đạo trung dung, ta có nhận thức đúng hơn về Lễ trị của Nho giáo sơ kỳ.

Một người thống thiết kêu gọi thực hiện đạo trung dung như Khổng Tử, xem đó như con đường lý tưởng để thành đạo thì trong việc chính trị không thể đi ngoài con đường đó. Vì vậy, với Nho giáo sơ kỳ Lễ không phải là duy nhất, là tuyệt đối trong phương pháp chính trị của mình. Bản thân Khổng Tử làm quan ở nước Lỗ như sư miêu tả của Sử Ký, chín năm thì “giết quan đại phu nước Lỗ làm rối loạn chính sự là Thiếu Chính Mão. Sau khi tham dự chính quyền trong nước ba tháng, những người bán cừu bán lợn không dám

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa triết lý trung dung của nho giáo sơ kỳ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w