7. Kết cấu của Luận văn
2.2. nghĩa phương pháp của triết lý Trung dung
Tuy rằng, chưa xác lập về mặt tư tưởng một phương pháp chủ đạo, nhưng qua nội dung của triết lý trung dung, ta thấy đạo Khổng đã bước đầu xác lập một số nguyên tắc của phương pháp trung dung, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với triết học của nho giáo nói riêng và triết học phương Đông nói chung.
Trước hết, về mặt phương pháp trong đạo trung dung. Trung dung là sự thống nhất của những thái cực, đó là sự thống nhất biện chứng, thống nhất trong quy luật tồn tại của mọi sự và vật. Trung dung là Đạo, đạo xử thế của phương Đông, không phải ngẫu nhiên mà đức Khổng Tử hết sức xiển dương đạo lý này một cách nhiệt tâm như thế. Nhận thức trung dung là tìm kiếm sự thống nhất của các thế lực đối lập để nắm lấy con đường trung. Tất cả mọi sự vật, xét trong sự vận động bao giờ cũng có khả năng của những thái cực, song chúng không thể tồn tại được nhờ vào các thái cực. Ngược lại, chúng tồn tại vận động trong sự thâm nhập, giao thoa, có phần hòa hợp của những thái cực như là những khâu trung gian giữa Âm và Dương, Cương và Nhu..
Như vậy, Trung dung không tìm cách triệt tiêu mâu thuẫn, mà đi vào trong mâu thuẫn, tận dụng mâu thuẫn để tìm sự hợp lý, thống nhất của nó, đó là điểm trung. Chu Hy có một nhận định rất hay về ý này: “Tất cả mọi vật đều có hai đầu, giống như lớn nhỏ dày mỏng, trong mỗi loại lại có thể phân biệt được hai đầu của nó, qua lưỡng tính tìm được điểm giữa của nó, sau đó đem ra sử dụng. Chẳng khác gì cho người ta tiền, nếu cho hai trăm tiền thì quá nhiều, cho anh ta năm mươi tiền thì quá ít, vì thế cách tốt nhất là cho anh ta một trăm tiền là thỏa đáng nhất” [trích theo 34, tr.3]. Nghĩ thì rất đơn giản vì cứ nắm lấy hai đầu rồi chọn điểm giữa, tất nhiên thâm ý của Chu Hy không dừng lại ở cái hiểu nông cạn đó, nó cao hơn nhiều. Cái điểm trung đó không chỉ về lượng, mà quan trọng hơn đó là trung về chất, trong mỗi sự và vật cần thấy cái bản tính vận động của các thái cực, nếu cứ chạy theo bất kì một mặt nào để nương là đi ngược lại với phát triển, tinh thần của trung dung là cần nhận chân được sự cần bằng của những thái cực trên để có cách hành xử phù hợp. Người bình thường có thể xem phương pháp nắm lấy hai đầu chọn điểm giữa để hành xử là một thái độ mang tính trung lập, lừng khừng, nhưng với bậc đại trí thì đó là một phương pháp cao siêu hướng con người đến sự hài hòa hoàn thiện. Nên có người thấy nó sáng suốt, có người thấy nó tối tăm; có người cho trung dung là cao siêu, có người cho trung dung là vớ vẩn là vì vậy. Nên nếu không có trí thì khó lòng nắm được cái trung chân chính. Bản thân con người đứng giữa Đất Trời, con người là trung tâm, nhưng tự bản thân con người giữa cái phần tự nhiên và xã hội ấy làm sao tìm được cái trung, và chỉ khi có thể tìm được cái trung, sống được cái trung khi đó mới có thể hạnh phúc thật sự. Có hai khuynh hướng trong nhận thức vấn đề này, một là khẳng định tự nhiên là cao nhất, là chi phối con người lệ thuộc vào cái Thiên nhiên, nên hãy để cái Thiên nhiên ấy làm chủ, một khuynh hướng cho rằng cái phần nhân sinh mới làm chủ nên nhân thắng thiên. Cống hiến của trung dung ở
điểm này đó chính là phát hiện ra cái Thiên nhân hợp nhất. Đời sống hài hòa là ở đó con người hòa điệu được với cả đất trời, con người hòa thì trời đất vạn vật cũng hòa. Bởi lẽ, Trời đất vạn vật đã vốn dĩ là hòa, cho nên hợp và bởi hợp cho nên chúng hướng về hòa.
Cái lý của trung dung về hòa hợp chính là: mỗi thái cực nếu có thì chỉ vì nó hợp với mặt trái của thái cực kia, cho nên khi được xoay chuyển thì nó hướng vào hòa với thái cực kia và ngược lại. Sở dĩ như vậy, bởi điểm trung luôn giữ được lẽ tự nhiên bền vững nhất, tập trung nhất và mạnh nhất. Nên người có phương pháp trung dung phải đồng thời kiên định hai nguyên tắc: một là, kiên định lập trường và hành động theo đúng lẽ tự nhiên, giữa bộn bề những cực đoan bất thường không dao động; hai là, gạt bỏ quyết liệt nhất mọi thái cực tức là làm cho mình tránh sa vào một thái cực nào đó. Hiệu quả của phương pháp trung dung là không tạo ra những bất thường để không làm chủ được, tránh điều trái lẽ tự nhiên, bất hòa, bất hợp, biến mỗi thái cực thành sức mạnh của nhau, trong đó cho phép một thái cực nạp vào mình thái cực kia.
Qua thiên đạo và nhân đạo ta thấy rằng, vũ trụ là thống nhất, ở đó không có sự tách biệt thành hai thế giới như Platon, thế giới thống nhất trong thiên đạo, không một sự và vật nào thoát khỏi sự chia phối của thiên đạo – đây là lập trường nhất nguyên luận về bản thể luận. Hơn nữa, qua sự phân tích về nội dung của thiên đạo, ta còn thấy rằng, thiên đạo đó không phải là cái được cho, cũng không phải là cái bị chi phối bởi một lực lượng siêu hình nào mà đó cái lý tồn tại của vũ trụ - cái lý tự thân.
Trung dung là thể thì hòa là dụng. Trung dung được biểu hiện thông qua hòa, đó là những hành động trúng tiết, tức những hành động chừng mực vừa phải, và quan trọng hơn là phải đúng, đúng với người, đúng với hoàn cảnh, nó được phát xuất, hoạt động trên nền tảng của lý trung dung, đó mới là hòa. Trung dung là thể tính tồn tại của trời và đất, “là trạng thái bản nguyên
ban sơ của tính, tức là ở mức hoàn thiện, thường hằng” [37, tr.1214], nó vô hình nhưng luôn hiện hữu, con người không hiểu được ý trời thì không thấy được cái đạo của trung dung. Sự hiện hữu của trung dung chính là hòa, nếu trung dung là quy luật chi phối thì hòa chính là sự vận hành của quy luật trong tự nhiên và xã hội. Khi bàn về quan hệ giữa trung và hòa, nhà Nho đã phần nào phác họa nên tính biện chứng của bản chất và hiện tượng, khi đi vào khẳng định tính thống nhất của nhất, cũng như chỉ ra sự sai lệch của hiện tượng trong việc diễn tả bản chất.
Như vậy, nhấn mạnh việc xác lập điểm trung trong trung dung của Nho giáo sơ kỳ đòi hỏi phải nắm được các đầu mối của sự vật, tức là phải có cái nhìn toàn diện về các mặt, các mối liên hệ, có như vậy mới có thể xác định đụng cái trung của sự vật hiện tượng. Cách nhìn đó thực chất là đòi hỏi phải nắm được quan điểm toàn diện trong nhận thức. Phải nắm được một cách tinh tường mọi mặt, không nghiêng về một mặt, một phương diện nào, tức là hiểu được sự vật để có phương pháp nhận thức và hành động đúng. Nhưng cái trung ở trong trung dung không phải là cái trung cơ học chết cứng mà đặc tính của nó là vận động. Đi vào vận hành Trung dung còn thể hiện sự linh hoạt, đó không phải là nguyên tắc cố định, bất biến. Trung dung chỉ xác lập về mặt nguyên tắc tồn tại và vận hành của vũ trụ, trung dung là cái lý, cái lý đó không bị đóng khung một một khuôn mẫu nhất định nào. Nên sức sống của trung dung là tư tưởng về thời trung là vậy, biện chứng của thời ở trong trung dung chính là sự biến dịch của cái trung theo theo sự thay đổi của thời. Từ biện chứng của thời trung để thấy rằng, các sự và vật luôn tồn tại trong một không gian và thời gian cụ thể, ở đó tương ứng với nó là những hoạt động (hòa) nhất định. Nếu đem cái hòa của sự vật này áp dụng cho sự vật khác, hay cùng một sự vật nhưng khác nhau về thời gian và không gian mà cùng áp dụng một cái hòa, thì đó không hiểu được trung dung. Thời trung của Nho
giáo sơ kỳ đã chỉ ra, cái lý của đạo (trung dung) luôn phải giữ, nó luôn đúng về mặt nguyên lý, nhưng phải tùy hoàn cảnh, tùy điều kiện để xác định cái hòa phù hợp.
Ở đây, tính lịch sử cụ thể được rút ra từ Thời trung có ý nghĩa to lớn trong hoạt động nhận thức, cũng như trong hoạt động thực tiễn, nó là cơ sở về mặt lý luận để phê phán những gì là giáo điều và chết cứng, những hành động mang tính dập khuôn của con người và xã hội. Các Thánh nhân của Nho giáo là những người đã thực hiện rốt ráo cái nguyên lý này. Mạnh Tử đã xem Khổng Tử là bậc thánh về thời cũng từ lẽ đó. Cách hành xử của Khổng Tử ở đây là không chấp nhất vào những nguyên tắc, nên nói là không thể nhưng vẫn khẳng định là chẳng có gì là không thể, miễn sao nó không đi ra ngoài đạo lý. Dĩ nhiên, đó là đạo trung. Đó là ý nghĩa rất lớn về mặt phương pháp mà trung dung của Nho giáo sơ kỳ. Theo đó, trung dung yêu cầu trong nhận thức và hành động phải theo nguyên tắc không thiên lệch, quân bình, đi trong chính trung (cái trung gian đúng đắn) của mọi thái cực để có thể Hòa với vạn vật xung quanh, hòa với vũ trụ và nhận sinh. Nói cách khác, thực hiện trung dung là phải nhận thức và hành động theo cái tất yếu của quy luật khách quan. Nên đi trong dung dung một cách thung dung trúng đạo. Người đạt đạo là người tự do.
Phát hiện đáng quý của Nho giáo sơ kỳ ở đây chính là ở Tính. “Theo Dịch truyện thì Tính không phải là một khái niệm cố định mà một quá trình biện chứng khai triển, là cửa ngõ mở ra cả nhân sinh lẫn vũ trụ”[31, tr.21]. Trung dung mở đầu nói về tính, đó là cái tâm lý người giữa cái tự nhiên và xã hội, đặc tính là trung. Nên mừng giận, thương vui chưa phát ra gọi là trung, kết thúc trung dung cũng là sự quay trở về với tính trong trong ý nghĩa Thành. Thành ở đây là Thành trong Tính, do vậy đạt đến hoàn thiện đúng nghĩa. Nên phương pháp triển khai của Tính trong trung dung là sự trở về. Điều này Tử Tư
đã dung tâm trong việc trình bày kết cấu của sách Trung dung, theo đó từ chương I đến chương XX là sự triển khai của Tính, từ chương XX về sau Trung Dung bắt đầu dùng phương pháp quy nạp. Bản thân trung dung là quá trình biện chứng tự triển khai của Tính đến Thành. Như vậy, phương pháp luận của trung dung là Thiên – Tính – Đạo, khởi điểm một mối và chung quy cũng trở về với mối ấy nhưng trên cơ sở cái ban đầu được triển khai và trở về trên cơ sở cái cao hơn. Đó là đạt Đạo. Ở đây, xét về mặt phương pháp, Thiên – Tính – Đạo đi theo sự vận hành của quy luật phủ định của phủ định, cái cuối cùng được xem là cái khẳng định của cái toàn thể, cái đó dường như là sự trở về nhưng đó là sự trở về của cái đức thành, tức sự trở về đó có một số nét lặp lại cái ban đầu, nhưng ở trình độ cao hơn.
Từ việc xác định và nắm được cái trung để hành động, trung dung đã cho chúng ta một phương pháp linh hoạt trong nhận thức và hành động để đưa lại hiệu quả cao nhất. Dĩ nhiên, cốt yếu của đạo lý trung dung là giữ đạo chính trung, nhưng cái làm cho trung dung trở nên sáng suốt lại là biết cong duỗi theo thời, nghĩa là tùy thời mà xác định trung. Nên tùy vào đối tượng, hoàn cảnh mà xác định trung. Có lúc thế này là trung, nhưng lúc khác thì không còn là trung nữa, ngày xưa đúng, hôm nay không còn đúng nữa…Người vững đạo trung phải biết cong duỗi tùy vào địa vị, tức là phải dĩ bất biến ứng vạn
biến. Cái dĩ bất biến là luôn giữ được chính trung dù trong bất kỳ hoàn cảnh
nào, cái vạn biến đó là sự linh hoặt đến sáng suốt, linh hoạt để luôn ở trong chính đạo trung dung. Lúc đáng theo thì theo, lúc không đáng theo thì không nên theo. Do vậy, dĩ bất biến ứng vạn biến là chính trung dung đầy đủ nhất, vì ở đó mọi thái cực đã hòa hợp làm cho đọa trở nên hoàn thiện, trọn vẹn, không còn chổ bất cập. Cho nên khi hành động ở chính trung thì dường như bất khả nhưng lại là vô bất khả. Hoặc sử dụng cách nói của Lão Tử là vô vi, nhi vô bất
Nhưng cần phải có đức Trí và đức Nhân, Trí để nắm được cái thời, bởi thời không phải là một khái niệm chết cứng, mà luôn vận động, nên có trí để hiểu đến thời. Có nhân để cái tùy thời đó không ra ngoài thiên lý. Đấy mới là điểm quan trọng của triết lý trung dung của Khổng Mạnh. Nên chỉ có bậc chân quân tử mới có thể thi hành đạo trung dung bởi quân tử, tiểu nhân thì không thể. “Vì rằng người quân tử tư tưởng và hành vi lúc nào cũng thời trung, nghĩa là làm việc gì cũng phải thích hợp với thiên lý và phải thời” [18, tr.170]. Tiểu nhân chỉ nghĩ đến điều lợi, tâm tư bị vật dục lôi kéo nên không thể theo đúng với đạo lý. Tiểu nhân có thể trung dung thì đó là “giả trung dung” mà thôi, cái lối sống lưng chừng vị lợi. Có như thế Khổng Tử mới than rằng đạo trung dung thật khó mà theo vậy.
Hành quyền theo đạo chính trung là một quan niệm rất quan trọng trong tư tưởng trung dung, nhưng phải trên cơ sở nắm được nguyên tắc “thời trung”. “Vì đạo chính trung rất chú trọng sự thay đổi mềm dẻo, linh hoạt. Từ ý nghĩa đó có thể rút ra những nguyên tắc mang tính phương pháp luận trong đạo xử thế để đưa đến thành công, vì phải cong duỗi theo thời nên không được vượt mức trung, nghĩa không quá nhiều cũng như không quá ít. Về ý này Lâm Ngữ Đường có một nhận xét rất tinh tế trong cuốn Sống Đẹp về thái độ sống của người Trung Hoa như sau: “Thái độ của người Trung Hoa có thể tóm trong câu này: “Cái gì cũng nên vừa phải thôi”, đừng đòi hỏi nhiều quá hay ít quá. Con người ở giữa cái khoảng trời, đất, giữa cái lí tưởng và cái thực tế, giữa những tư tưởng cao thượng và những tình dục đê hèn. Bản chất của con người như vậy: thèm khát hiểu biết cũng như thèm khát nước ngọt, thích một tư tưởng đẹp cũng như thích món thịt bò nấu măng, thưởng thức một câu thơ hay cũng như ngắm nghía một mỹ nữ. Thế giới như vậy đó, đâu có hoàn hảo” [6, tr.25]. Bản chất con người luôn khao khát vươn lên, cái chưa có thì muốn có, đã có lại muốn hơn, cứ thế kéo cuộc đời chạy theo tham dục, trong tam độc tham, sân, si của phật giáo thì tham là nguy hại nhất, bởi nó là cội rễ
kéo theo hai độc còn lại. Cách thức để đối chọi với tâm tham ấy nhà phật cho rằng phải thiểu dục và tri túc. Cũng trong ý nghĩa như vậy, Khổng Tử cho rằng để có đức Nhân thì phải khắc kỷ phục lễ. Hạn chế dục vọng cá nhân, và biết đủ, muốn biết đủ thì không gì khác ngoài khắc kỷ hay thiểu dục. Ngộ nhận hạnh phúc là sự thỏa mãn dục vọng là sự ngộ nhận đau đớn nhất của con người. Không có một lý tưởng hạnh phúc nào bằng được tâm an vui tự tại trong cái tri túc. Nhận thức thế nào để biết đủ là một vấn đề không hề đơn giản bởi con người thường bị cái tâm tham lôi kéo dẫn dắt. Biết đủ vẫn là không thái quá không bất cập nên biết bớt chỗ dư mà bù vào cho chỗ thiếu,