Thị trường cổ phiếu:

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH & GIẢI PHÁP tái cấu TRÚC THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 52 - 62)

Quy định pháp lý tiêu biểu điều chỉnh thị trường

Ngày 1/3/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất trong tổng dư nợ: xuống còn 20% vào 30/6/2011 và tiếp tục rút xuống còn 16% vào 31/12/2011.

Yêu cầu này khiến dòng vốn vào thị trường bất động sản và chứng khoán bị thắt chặt, đồng thời tạo ra áp lực rút vốn để giảm tỷ trọng theo yêu cầu từ các ngân hàng và tăng cung trên hai thị trường này.

Sau Chỉ thị số 03/2008, Thông tư số 13/2010, một lần nữa, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp: kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản. Thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn của kinh tế vĩ mô. Đồng thời nó cũng chịu những tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ thắt chặt, đặc biệt là chủ trương cắt giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất trên tổng dư nợ của ngành ngân hàng xuống 22% (30/6/2011) và 16% (31/12/2011).

Quy mô thị trường HOSE HNX UpCOM

Index 351,55 58,7 33,8

Khi loại bỏ BVH, VIC, MSN, VNM:

266,5

Tổng số DN niêm yết 305 393 131

Niêm yết mới trong năm 30 29 32

Giá trị vốn hóa (tỷ VND) 454.563 88.131 22.731

% sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

15,3% 9,2% 1,9%

P/E 7,90 7,64 -

P/B 1,69 0,99 -

Khi loại bỏ BVH, VIC, MSN, VNM:

P/E 6,26 - -

P/B 1,31 - -

Tổng số doanh nghiệp niêm yết trên 3 sàn HSX (HOSE), HNX và UpCOM đến cuối năm 2011 là 829 doanh nghiệp, với 91 doanh nghiệp niêm yết mới trong năm. Trong đó HSX có

30 doanh nghiệp niêm yết mới, HNX đóng góp 29 doanh nghiệp và sàn UpCOM có 32 doanh nghiệp (chỉ bằng 33% so với năm 2010)Số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường tập trung nhiều nhất ở nhóm ngành công nghiệp với 292 doanh nghiệp. Ngân hàng và tài chính là 2 nhóm ngành có mức vốn hóa cao nhất thị trường trong năm với quy mô tương đương nhau ở mức trên 140 nghìn tỷ đồng.

Tổng khối lượng khớp lệnh năm 2011 đạt hơn 15,8 tỷ cổ phiếu với giá trị vốn hóa hơn 236 nghìn tỷ đồng, chu kỳ thị trường năm 2011 khá đều đặn với 1 tháng sôi động sau 2 tháng trầm lắng. Sự sôi động của thị trường diễn ra vào các tháng 3, 6, 9 và 12. Khối ngoại có xu hướng bán mạnh hơn mua vào nửa cuối năm nay. Trong xu thế giảm giá, nhiều mã có mức suy giảm mạnh đến hơn 80%, trong khi chỉ 2 mã tăng 100% trở lên. Trong 2 năm 2010 và 2011, phân phối xác suất tỷ lệ lợi nhuận theo tháng của VN-Index lệch sang phải (có đuôi dài bên phải). Ý nghĩa phân phối xác suất dạng này là nhà đầu tư thường thua nhiều hơn thắng, và đặc biệt là khi thua thì tỷ lệ lỗ cao hơn so với khi thắng.

Năm 2010, giá trị mua ròng trên toàn thị trường chính thức đạt trên 16 nghìn tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2009.

Một vài số liệu

VN-Index phiên giao dịch cuối năm 2011 (ngày 30/12/2011) giảm mạnh so với cuối năm 2010 (ngày 31/12/2010), từ 484,66 điểm còn 351,55 điểm, tương đương giảm 27,46%. Chỉ số HNX-Index phiên cuối năm 2011 đóng cửa ở mốc 58,74 điểm (mức thấp nhất trong năm là 58,04 điểm vào ngày 15/12/2011), giảm 48,58% so với cuối năm 2010 (ngày 31/12/2010) là 114,24 điểm.

Ngày 15/12/2011, chỉ số HNX-Index rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử với 58,04 điểm. Vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 22% so với năm 2010, riêng vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh đạt 73,7 nghìn tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2010. 65 công ty chứng khoán thua lỗ và 71 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế. Giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn hơn 20% GDP.

Nếu không tính BVH, MSN, VIC và VNM thì VN-Index tại thời điểm 30/12/2011 tương đương 266,5 điểm. Khi loại bỏ 4 cổ phiếu trên, P/E và P/B sàn HSX tương đương ở mức 6.25 và 1.31 lần.

VKP là cổ phiếu có thị giá thấp nhất TTCK năm 2011, kết thúc năm ở mức 900 đồng/cp. 19/28 cổ phiếu chứng khoán có giá dưới 5.000 đồng, SBS, SME, ORS, APS, AIG giảm trên 80%, đều xuống dưới 3.000 đồng/cp, các cổ phiếu BĐS giảm trên 80% trong năm 2011 là NVT, HQC, SDU…

Tổng lượng tiền mặt đã chi trả cổ tức trong năm 2011 đạt gần 30 nghìn tỷ đồng. Trong khi thu về qua phát hành cổ phiếu chỉ đạt 15 nghìn tỷ. Kết hợp với 2,23 tỷ cổ phiếu niêm yết mới, cùng lượng cổ phiếu phát hành tăng vốn và lượng cổ phần đấu giá thành công, thì tổng cung cổ phiếu ra thị trường trong năm 2011 đạt mức 5,4 tỷ cổ phiếu.

Các nhóm ngành trong năm 2011 cũng giảm mạnh, trung bình khoảng 30% so với năm ngoái. Giảm mạnh nhất là ngành Công nghiệp và ngành Bất động sản & Xây dựng, với mức giảm lần lượt đạt 45,3 và 42,8%. Nhóm ngành duy nhất tăng trong năm qua là ngành Hàng tiêu dùng (tăng 3,2%), do 2 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất (VNM và VCF) đều tăng giá mạnh trong năm 2011. Năm 2010, nhóm ngành bảo hiểm và hóa chất là những nhóm ngành tăng trưởng khá nhất.

Năm 2011, HSX đưa 5 cổ phiếu vào diện cảnh báo là DDM, IFS, VES, VPH và VSG. 5 cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát trong năm 2011 là BAS, CAD, CYC, MHC và VKP do lỗ 2 năm liên tiếp. Có 2 cổ phiếu bị hủy niêm yết là DVD, DCC (do vi phạm công bố thông tin) và DCL tạm ngưng giao dịch do chưa nộp báo cáo tài chính. 5 mã chứng khoán công khai quyết định xin hủy niêm yết, bao gồm: MKP, IFS, SGT, SQC, V11. Chủ tịch HĐQT DVD Lê Văn Dũng đã bị xét xử tù 4 năm do hành vi thao túng giá chứng khoán, đây là trường hợp đầu tiên bị đưa ra xét xử kể từ khi tội danh này được bổ sung vào Luật Hình sự, có hiệu lực từ 1/1/2010.

Hoạt động IPO, chào bán cổ phiếu

Cuối năm 2011, IPO Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIVD) đã bán 100% hơn 84 triệu cổ phần ra công chúng với giá đấu bình quân đạt 18.538 đồng/cp. Năm 2011, Nhà nước mới chỉ cổ phần hóa được 6 doanh nghiệp như Tổng Công ty Thép (VNSteel – bán được 60% bình quân 15.032 đồng/cp), Tổng Công Cty Xăng dầu (Petrolimex - chào bán

hết), Tổng Công ty Miền Trung (Cosevco), ngân hàng MHB (chào bán 28% - giá bình quân 11.025 đồng/cp).

Các công ty chứng khoán có một năm đầy khó khăn

KLS từng toan tính bỏ lĩnh vực chứng khoán, SME, TAS bị đình chỉ lưu ký vì thiếu hụt thanh khoản; Chủ tịch Chứng khoán Hà Thành bỏ trốn cùng khoản âm tiền hơn 100 tỷ đồng, nhà đầu tư kiện chứng khoán FLC, Chứng khoán Hà Nội (HSSC). Chứng khoán Trường Sơn (TSS) xin rút nghiệp vụ môi giới, chấm dứt tư cách thành viên tại Sở Hà Nội và HCM. Chứng khoán Đông Dương (DDSC) đóng nghiệp vụ môi giới, chuyển tài khoản nhà đầu tư sang KimEng.

Lần đầu tiên Trung tâm lưu ký cho phép doanh nghiệp được trực tiếp trả cổ tức cho cổ đông do CK SME bị đình chỉ hoạt động thanh toán bù trừ. SME cũng bị đưa vào diện kiểm soát và chỉ được giao dịch phiên thứ Sáu hàng tuần. Năm 2011 có 16 chi nhánh, 23 phòng giao dịch đóng cửa, nhưng có thêm 15 chi nhánh và 16 phòng giao dịch được thành lập mới. Tổng số chi nhánh của các CTCK là 150 và 83 phòng giao dịch.

Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng vụ phát triển thị trường UBCK, hiện có ít nhất 20 CTCK cần nhanh chóng tái cấu trúc. Số còn lại sẽ dựa vào tiêu chuẩn an toàn tài chính để tiếp tục tái cấu trúc trong vòng 2 năm, ông Sơn cũng cho biết tháng 2/2012 sẽ cho ra mắt chỉ số VN-30.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

Trong năm 2011, tại HoSE, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 918 triệu đơn vị, trị giá 29.266 tỷ đồng. Đồng thời bán ra 961 triệu đơn vị, trị giá 28.113 tỷ đồng. Trong đó, lượng và giá trị giao dịch thỏa thuận chiếm gần 1/3 tổng giao dịch. Mặc dù khối lượng bán ra lớn hơn nhưng xét về giá trị, khối ngoại vẫn mua ròng 1.153 tỷ đồng – thấp nhất trong 4 năm gần đây. Hai năm 2009 và 2010, khối ngoại mua ròng lần lượt là 3.195 tỷ và 15.370 tỷ đồng. Tại HNX, khối ngoại cũng mua ròng 645 tỷ đồng (năm 2010 là 833 tỷ đồng). Như vậy tính chung 2 sàn HoSE và HNX, khối ngoại mua ròng gần 1.800 tỷ đồng – bằng 11%

so với năm 2010. Xu hướng mua ròng của năm 2010 vẫn được duy trì trong nửa đầu năm 2011, sau đó, khối ngoại bắt đầu bán mạnh trong nửa sau của năm.

Ba cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất cũng là 3 cổ phiếu có nhiều điểm đáng chú ý nhất là VNM-Vinamilk (8,6 triệu đơn vị - 951 tỷ), FPT (16 triệu đơn vị - 824 tỷ) và CTG- Vietinbank (17,7 triệu đơn vị - 577 tỷ). Không chỉ được mua ròng trên sàn, VNM và CTG cũng hút một lượng vốn ngoại lớn qua kênh phát hành riêng lẻ.

Vinamilk đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10,7 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài với giá xấp xỉ 130.000 đồng/cổ phiếu, thu về gần 1.400 tỷ đồng. Hiện tại thì khối ngoại đã sở hữu tối đa 49% cổ phần của Vinamilk. Còn Vietinbank phát hành riêng lẻ 10% cổ phần cho IFC, thu về 182 triệu USD. FPT dù đã có lúc bị bán mạnh do bị loại khỏi danh mục của FTSE Vietnam ETF, tuy nhiên, sau đó quỹ Orchid Fund của Singapore đã mua mạnh và hiện nắm giữ gần 10% cổ phần. Hiện room của FPT cũng còn chưa đến 1%. Các mã được mua mạnh khác có KDC-Kinh Đô (11,5 triệu cổ phiếu – 404 tỷ), VCB-Vietcombank (11,5 triệu đơn vị - 354 tỷ), PVD (3,9 triệu đơn vị - 240 tỷ)…

Vietcombank đã đạt được thỏa thuận phát hành 15% cổ phần cho Mizuho Bank của Nhật Bản với giá trị 11,8 nghìn tỷ đồng (567 triệu USD). Thương vụ này dự kiến sẽ được thực hiện vào đầu năm 2012.

Hai cổ phiếu PNJ (mua ròng 195 tỷ) và ITC-Intresco (mua ròng 154 tỷ) đứng trong top 10 mua ròng là nhờ việc quỹ Vietnam Azalea Fund thuộc Mekong Capital đã thực hiện “gom” mạnh. Quỹ này hiện nắm giữ gần 7% cổ phần của PNJ và 20% cổ phần của ITC.

Phía bán ròng, có 2 mã nổi trội là VIC-Vincom (17,6 triệu đơn vị - 1.819 tỷ đồng) và STB (69,2 triệu đơn vị - 1.017 tỷ đồng). Hai cổ phiếu này bị bán ròng hầu như trong suốt cả năm, tuy nhiên tập trung mạnh vào tháng 12.

Tính chung cả năm 2010, khối ngoại mua ròng 17,6 triệu VIC – đúng bằng lượng bán ròng năm 2011 – trị giá 1.659 tỷ đồng. Đối với STB, khối ngoại bán ra mạnh cùng lúc ngân hàng hàng này đăng ký mua vào 100 triệu cổ phiếu quỹ. Trong năm, Dragon Capital đã

thực hiện thoái toàn bộ vốn tại Sacombank nhưng đều được chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài. Các mã khác có giá trị bán ròng trên 100 tỷ đồng là CTD (3,9 triệu - 214 tỷ), HAG (9,9 triệu đơn vị - 212 tỷ) và CII (6,9 triệu đơn vị - 122 tỷ). CTD bị bán ròng xuất phát từ việc Dragon Capital chuyển nhượng lại cho nhà đầu tư trong nước. HAG và CII dù bị bán ròng nhưng đều thu hút được vốn ngoại qua kênh phát hành trái phiếu. HAG phát hành 55 triệu USD trái phiếu hoán đổi cho Temasek Holding còn CII phát hành 40 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho Goldman Sachs.

Năm 2010, HAG dẫn đầu danh sách mua ròng với hơn 2.000 tỷ đồng và 55 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cũng phát hành cho Temasek Holding.

Sôi động mua bán cổ phần ngoài sàn

Trong khi hoạt động mua bán trên sàn có phần trầm lắng thì hoạt động đầu tư ngoài sàn của nhà đầu tư ngoại vẫn rất nhộn nhịp. Như ở trên đã đề cập đến việc IFC mua 10% cổ phần của Vietinbank; HAG, CII phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư ngoại… Ngoài ra còn có những thương vụ đình đình đám như KKR mua 10% cổ phần của Masan Consumer với giá 159 triệu USD; Diageo mua lại 30% cổ phần của Halico… Đặc biệt có nhiều trường hợp doanh nghiệp ngoại đã mua lại cổ phần chi phối của các doanh nghiệp trong nước như Marico mua lại ICP, Fortis Health Care mua lại Y khoa Hoàn Mỹ; Unicharm mua lại Diana; CJ-CGV mua lại Megastar, Kirin Holding mua lại Interfood… Xu hướng đầu tư của khối ngoại hiện có 2 nét chính. Thứ nhất là dòng tiền chảy mạnh vào lĩnh vực hàng tiêu dùng (Vinamilk, Masan Consumer, ICP, Diana, Interfood…). Đây là lĩnh vực đang có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua và ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Thứ là hai là trào lưu doanh nghiệp Nhật mua cổ phần của doanh nghiệp Việt. Các nhà đầu tư Nhật Bản góp mặt rất nhiều trong hoạt động M&A năm nay. Điển hình là Unicharm mua Diana, Kirin Holding mua Interfood, Orix mua cổ phần Nutifood, Daio Paper mua cổ phần Giấy Sài Gòn… và sắp tới là thương vụ khi Mizuho Bank mua 15% cổ phần của Vietcombank với giá trị kỷ lục lên đến gần 600 triệu USD.

Thống kê tăng, giảm giá cổ phiếu

Tính tới ngày cuối cùng giao dịch tại HOSE (23/12), cổ phiếu Vinpearl (VPL) là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất HOSE năm 2011 với mức tăng 91%. Tuy nhiên do đã hủy niêm yết để sát nhập vào VIC, nên vị trí này được chuyển sang cổ phiếu Vinacafe Biên Hòa (VCF), với mức tăng 82% trong năm qua. Giảm mạnh nhất HOSE trong năm qua là cổ phiếu SBS của CTCP Chứng khoán Sacombank, với mức giảm đạt 90,6% trong năm. Trong tháng cuối cùng của năm, giá cổ phiếu SBS chỉ dao động quanh mức 3.000 đồng/cp. Cổ phiếu VNM, cổ phiếu có Market Cap lớn nhất toàn thị trường (tính ngày 30/12/2011) góp mặt trong Top tăng mạnh nhất năm với mức tăng 53,2% trong năm qua.

Cũng giống với HOSE, tăng giá mạnh nhất sàn Hà Nội năm 2011 cũng là 1 cổ phiếu mới lên sàn trong năm, cổ phiếu Solavina (SVN) với mức tăng 136% so với giá tham chiếu khi chào sàn ngày 26/7. Cổ phiếu Đường Kon Tum (KTS) đứng thứ 2 trong Top tăng giá mạnh, khi tăng đột biến 266,7% chỉ riêng trong tháng 12.

Có tới 30 cổ phiếu sàn HNX giảm giá từ 80% trở lên trong năm nay. Rất nhiều cổ phiếu sàn này có thanh khoản kém, khi chỉ giao dịch trung bình một vài trăm cổ phiếu 1 phiên. Nếu tính cả sàn Upcom thì 2 mã GDW của CTCP Cấp nước Gia định (tăng 305%) và mã SGS của CTCP Vận tải biển Sài Gòn (giảm 93,6%) mới là 2 cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất TTCK Việt Nam trong năm 2011.

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH & GIẢI PHÁP tái cấu TRÚC THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w