Một số giải pháp tái cấu trúc và phát triển thị trường vốn:

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH & GIẢI PHÁP tái cấu TRÚC THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 67)

3.2.1 Thị trường tín dụng trung, dài hạn

− Chính phủ và NHNN cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, bao gồm chuẩn mực an toàn và quản trị rủi ro; quy định về cấp tín dụng; quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; các quy định về cấp phép thành lập TCTD, mở và chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, điểm giao dịch của TCTD cũng sẽ được hoàn chỉnh. Hệ thống kế toán của các TCTD phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc tiếp tục tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng cũng được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN − Đánh giá phân loại các TCTD thành ba loại:

TCTD lành mạnh,

TCTD thiếu thanh khoản tạm thời TCTD yếu kém.

Các TCTD lành mạnh sẽ được tạo điều kiện phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh trong nước, quốc tế. các TCTD yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn hệ thống cần được ưu tiên tái cơ cấu để trở lại thị trường hoạt động theo các chuẩn mực, quy định của pháp luật. Nếu TCTD yếu kém không thể phục hồi được thì phải được kiên quyết đưa ra khỏi thị trường một cách có trật tự để bảo đảm kỷ luật thị trường và sự lành mạnh, an toàn chung của hệ thống các TCTD. Riêng các TCTD tạm thời thiếu thanh khoản sẽ được NHNN hỗ trợ để phục hồi, đồng thời phải chấn chỉnh, củng cố để hoạt động lành mạnh, an toàn hơn.

Đặc biệt đối với ngành ngân hàng, để thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 7 nhóm giải pháp để triển khai trong thời gian tới, bao gồm:

− Một là, hoàn thiện và đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn quản trị mới, các quy định về an toàn và phòng tránh rủi ro theo hướng tiếp cận nhanh thông lệ quốc tế; tăng cường vai trò giám sát của ngân hàng nhà nước trong việc thực hiện các tiêu chuẩn này;

− Hai là, xây dựng cơ chế, chính sách để những ngân hàng thương mại có đủ điều kiện phát triển nhanh và cạnh tranh có hiệu quả trong nước và quốc tế; đồng thời, khuyến khích các ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động phục vụ nông nghiệp và nông thôn;

− Ba là, thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng quản trị, chất lượng các dịch vụ, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động để ngân hàng thương mại nhà nước thực sự làm nòng cốt trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong cả nước;

− Bốn là, bổ sung hoàn thiện thể chế để các ngân hàng thương mại cổ phần nâng cao chất lượng quản trị, hoạt động minh bạch, thực sự là ngân hàng đại chúng; quy định mức vốn tối thiểu và lộ trình thực hiện phù hợp với quy mô và địa bàn hoạt động;

− Năm là, xây dựng phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phương án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an toàn hệ thống, không làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm;

− Sáu là, kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng ở nông thôn. Việc thành lập mới các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính, kể cả thành lập mới các hợp tác xã tín dụng ở địa bàn nông thôn phải được thẩm định chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật;

− Bảy là, phối hợp có hiệu quả việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng với việc cơ cấu lại và phát triển mạnh các phân khúc khác các thị trường tài chính như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường bảo hiểm và các quỹ đầu tư theo những tiêu chuẩn quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Thực hiện công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các định chế tài chính này.

Trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho biết: Việt Nam đặt mục tiêu trong 5 năm tới, có 2 ngân hàng đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và có 10-15 ngân hàng đủ lớn để làm trụ cột cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Dự kiến từ nay tới năm 2013, sẽ phân nhóm các tổ chức tín dụng, hỗ trợ thanh khoản đối với các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, xây dựng phương án tái cấu trúc và tái cấu trúc toàn diện các ngân hàng hoạt động chưa tốt để sau đó tiến hành hoàn thiện tái cấu trúc toàn bộ hệ thống; nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng vào năm 2015. Trước hết, từ nay đến hết quý I/2012, sẽ hoàn thành việc đánh giá, phân loại các ngân hàng.

Như vậy, việc tái cấu trúc sẽ hướng tới đảm bảo hệ thống ngân hàng lành mạnh, đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, đồng thời, đảm bảo đủ năng lực đáp ứng vốn cũng như chất lượng dòng vốn cho phát triển kinh tế.

Trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD, đặc biệt là xử lý những TCTD yếu kém, các ngân hàng lành mạnh sẽ là lực lượng chủ lực tham gia tích cực để hỗ trợ tái cấu trúc.

3.2.2 Thị trường chứng khoán

UBCK đã chuẩn bị xong đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán, ngày 16/12/2011 đã gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đề án này có bốn nội dung trọng tâm để tái cấu trúc kênh chứng khoán. Đó là tái cấu trúc công ty chứng khoán (CTCK), hợp nhất hai sở giao dịch TP.HCM và Hà Nội, tăng cung hàng hóa (cổ phiếu, trái phiếu) và cuối cùng là tạo cầu đầu tư tổ chức (công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư…).

− Đưa ra các bộ quy chuẩn buộc các công ty chứng khoán tuân theo để đảm bảo tính an toàn cho hệ thống. Vì thực chất, công ty chứng khoán cũng thực hiện các hoạt động huy động, cho vay. Nếu không kiểm tra và đưa ra các quy định chặt chẽ như ở ngân hàng thì sẽ không thấy rõ được các công ty này đang làm gì, dòng tiền đang dịch chuyển ra sao. Điều này sẽ dẫn đến sự mất thanh khoản mà các công ty chứng khoán đang gặp phải.

− Phải rà soát và tái cấu trúc công ty chứng khoán. Cần quy định về việc tăng vốn. Mức vốn này phải đảm bảo để công ty có thể cung cấp các dịch vụ tài chính. Điều này nếu làm được thì cũng sẽ giúp cơ quan chức năng dễ thực hiện rút ngắn quá trình thanh toán.

− Tái cấu trúc phương thức thanh toán là mấu chốt.

Thời gian qua, nhiều và rất nhiều công ty chứng khoán đã làm nhiều điều sai như cho nhà đầu tư vay để mua chứng khoán bằng cách biến tướng như: cho nhà đầu tư bán khống cổ phiếu bằng các vay chứng khoán của người khác... làm cho thị trường bị méo mó, biến dạng và tiếp tay cho sự đi xuống của thị trường. Nguyên nhân là do thực hiện trên tài khoản tổng của công ty chứng khoán. Việc tồn tại tài khoản tổng là do thị trường chứng khoán Việt Nam đang thực hiện phương thức thanh toán 2 cấp. Duy trì hệ thống thanh toán

2 cấp là khi trình độ công nghệ thông tin thấp, làm thủ công. Vấn đề này hiện đã cải thiện nhiều, vì vậy đã đến lúc phải bỏ tài khoản tổng, nghĩa là thanh toán 1 cấp từ người mua sang người bán thông qua tài khoản bằng tiền ở ngân hàng. Có như vậy tiền của nhà đầu tư độc lập mới được tách biệt với hoạt động của công ty chứng khoán và sẽ không có chuyện tiền của nhà đầu tư trong công ty chứng khoán không thể không được rút ra như sự việc của SME.

Khi thực hiện cách thức thanh toán 1 cấp, vừa giúp đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, vừa thực hiện những điều lâu nay Ủy ban Chứng khoán nói nhưng chưa làm được là rút ngắn T+ và không thể có tình trang công ty chứng khoán cho khách hàng vay vốn dưới các hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư, sẽ không tồn tại chuyện bán khống bằng cách cho mượn chứng khoán.

Qua đó các công ty chứng khoán chỉ còn lại thực hiện hình thức môi giới, tư vấn đầu tư, tư vấn doanh nghiệp thuần túy. Quá trình này sẽ tự đào thải các công ty chứng khoán, chính những công ty chứng khoán lúc này còn bị cạnh tranh với các quỹ đầu tư, vì quỹ đầu tư có chức năng quản lý danh mục đầu tư và cũng sẽ tư vấn đầu tư cho các tổ chức và các cá nhân đầu tư như các công ty chứng khoán. Sự cạnh tranh này tất yếu đào thải các công ty chứng khoán nhỏ mà không ảnh hưởng đến hệ thống thị trường và quyền lợi của nhà đầu tư.

− Hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán nên chuyển sang quỹ đầu tư. Theo tình hình hiện nay, thì sẽ xâm phạm lợi ích của công ty với nhà đầu tư, lợi ích của công ty với tổ chức tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành.... Như vậy, nên tách ra để tranh xung đột và tránh các công ty chứng khoán phát triển thành mô hình ngân hàng đầu tư vốn đã bị sụp đổ trên thế giới.

− Các quy định cần phải đi sát với nhu cầu thị trường. Ở các nước, việc đưa ra các sản phẩm phục vụ cho thị trường là cách mà công ty chứng khoán “bán hàng” cho nhà đầu tư. Chính họ phải chịu trách nhiệm về việc này. Vì vậy không thể cho rằng cơ

quan chức năng sẽ cho ra đời các sản phẩm phục vụ nhà đầu tư. Điều này trái với thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thực trạng và những ưu khuyết điểm của thị trường tài chính Việt Nam, cho thấy tái cấu trúc thị trường tài chính là biện pháp quan trọng để tạo nền tảng cho nền kinh tế phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Các giải pháp tái cấu trúc như tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, phát triển và hoàn thiện cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam, phát triển cơ sở hạ tầng và hoàn thiện các quy tắc giao dịch, hình thành và phát triển các nhà tạo lập thị trường, mở rộng quy mô và chủng loại các loại hàng hóa giao dịch, minh bạch hóa thông tin,

tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạp chí Sài gòn đầu tư tài chính

2. http://www.tapchitaichinh.vn

3. http://www.thesaigontimes.vn

4. Bộ Tài chính (2008) – Đề án xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt.

5. NHNNVN, Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định 128/2007/QD-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ

6. Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ – Chủ biên GS.TS Dương Thị Bình Minh – Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM;

7. Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, chủ biên PGS.TS Sử Đình Thành và TS Vũ Thị Minh Hằng, năm 2006;

8. Tổng hợp bài giảng và giáo trình của GS.TS Dương Thị Bình Minh; 9. Website của Ngân hàng Nhà nước;

10. Website của Báo tuổi trẻ; 11. Website của vnexpress.net;

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH & GIẢI PHÁP tái cấu TRÚC THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w