Hệ thống phun hóa chất

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ VẬN CHUYỂN, TỒN TRỮ LPG LẠNH TẠI KHO CẢNG THỊ VẢI (Trang 79)

3.16.3.1. Hệ thống phun Hypoclorit

Bộ phun hypoclorit (PK-5002A/B) được phân ra 2 loại :

- Bộ phun hypoclorit cho nước sông (PK-5002A)

- Bộ phun hypoclorit cho nước làm lạnh (PK-5002B)

Mỗi bộ phun hypoclorit gồm có:

- Một bồn chứa hypoclorit

- Hai bơm hypoclorit

- Những phụ kiện kèm theo.

PK-5002A/B được thiết kế để điều chế clo từ hợp chất natri hypoclorit để tạo chất chống bẩn. Hypoclorit được bơm vào nước sông , nước làm lạnh bằng việc vận

hành gián đoạn hoặc liên tục. Hệ thống được thiết kế để vận hành 100% công suất và dự phòng. Công suất danh định của hệ thống cho nước sông là 5,5 l/h và cho nước làm lạnh là 2,5 l/h.

Bộ phun hypoclorit được thiết kế cơ bản dựa trên các điều kiện sau:

Hóa chất Hypoclorit

Đặc trưng Sự phát triển cực tiểu của sinh vật

(Nước sông)

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng TàuHóa Dầu Khoa Hóa Học và Công nghệ thực phẩm Trang 66

Điều kiện quá trình Áp suất vận hành : 0,2~0,4 barg

(Nước máy)

Nhiệt độ vận hành : 330C Áp suất vận hành : 0,023 barg

Điểm phun Các bơm hút nước cứu hỏa và dung môi Mức định lượng 1,2 ppm vol của toàn bộ lỏng HC

Khối tồn chứa 7 đợt

Hướng an toàn Tồn chứa cách xa bồn tạo mùi

3.16.3.2. Bộ phun Hypoclorit cho nước làm mát

Hypoclorit được cung cấp tới bể bê tông nước làm mát để điều khiển sự gia

tăng do biển sinh ra và tối thiểu hóa sự tích tụ bẩn của đường ống và thiết bị. Đường vận chuyển hypoclorit được kết nối với bể bê tông nước làm mát.

Các bơm cung cấp hypoclorit cho hệ thống nước làm mát, 1 vận hành và 1 dự

phòng.

3.16.4. Hệ thống định lượng hóa chất

Hệ thống định lượng hóa chất (PK-5003) được thiết kế để cung cấp hóa chất cho bể nước làm lạnh để đạt được chất lượng nước theo yêu cầu của các thiết bị ngưng

tụ BOG, các máy nén BOG, các bơm.

Các hệ thống định lượng hóa chất sau được cung cấp trong nhà máy LPG cho một hệ thống nước làm lạnh khép kín.

- Chất chống đóng cặn vì sự gia tăng của cặn

- Chất chống ăn mòn vì sự ăn mòn tăng lên

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng TàuHóa Dầu Khoa Hóa Học và Công nghệ thực phẩm Trang 67

KT LUN

Với nền công nghiệp dầu khí ngày càng phát triển mạnh và ứng dụng ngày càng rộng rãi của LPG thì việc xây dựng một hệ thống tàng trữ lạnh với quy mô lớn và hiện đại tất yếu phải ra đời. Với đề tài “Tìm hiểu công nghệ vận chuyển, tồn trữ LPG lạnh tại kho cảng Thị Vải”, đồ án đã trình bày được những nội dung chủ yếu sau :

- Tổng quan về các tính chất của LPG và ảnh hưởng của chúng đến điều kiện tồn chứa và vận chuyển.

- Đưa ra được ưu điểm của công nghệ tồn chứa LPG lạnh so với công nghệ tồn chứa LPG định áp.

- Đánh giá và lựa chọn các loại bể chứa LPG lạnh.

- Đã tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ các quá trình công nghệ vận chuyển, tồn trữ

LPG lạnh tại Kho cảng Thị Vải như quy trình nhập Propan/Butan từ tàu vào bồn Propan lạnh/Butan lạnh, quá trình thu hồi BOG, quá trình chuyển từ Propan lạnh/Butan lạnh thành Propan định áp/Butan định áp, quá trình xuất Propan định áp/Butan định áp tới tàu, quá trình phối trộn sản phẩm Bupro tại các bồn định áp, quá trình phối trộn sản phẩm Bupro từ bồn lạnh tới tàu và mô tả các quá trình này.

- Đã tìm hiểu và đưa ra các yêu cầu vật liệu đối với đường ống và bể chứa LPG lạnh.

- Tìm hiểu các thông số về thiết kế và công nghệ trong Kho cảng Thị Vải.

Việc tìm hiểu này đã giúp em nắm bắt và tạo điều kiện làm quen với công nghệ

tồn trữ LPG lạnh hiện đại để nâng cao sự hiểu biết và củng cố các kiến thức của mình

đã học được từ nhà trường. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên trong đồ án này còn

chưa đề cập đến quy trình vận hành Kho cảng sau khi xây dựng xong và em sẽ cố gắng tìm hiểu thêm trong thời gian tới.

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng TàuHóa Dầu Khoa Hóa Học và Công nghệ thực phẩm Trang 68

TÀI LIU THAM KHO

1. Phan Tử Bằng (1999), Hóa học dầu mỏ khí tự nhiên. NXB giao thông vận tải, Hà Nội.

2. Phan Tử Bằng (1999).Giáo trình công nghệ chế biến khí.NXB Xây Dựng, Hà Nội.

3. Phan Tử Bằng (2002), Giáo trình công nghệ lọc dầu. NXB Xây Dựng, Hà Nội

4. GS.TSKH.Nguyễn Bin (2008). Các quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa chất

và thực phẩm, tập 4,Nhà xuất bản Khoa Học và Kĩ Thuật, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Minh Hiền (2010). Công nghệ chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành

Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật , Hà Nội.

6. Kiều Đình Kiểm (2008). Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu, NXB Khoa Học và Kĩ

Thuật, Hà Nội.

7. Đinh Thị Ngọ - Nguyễn Khánh Diệu Hồng. Hóa học dầu mỏ và khí, Nhà xuất bản

Khoa Học và Kĩ Thuật, Hà Nội.

8. Tài liệu từ Kho cảng LPG Thị Vải (chương 5 – Giải pháp kĩ thuật, Operation Manual).

9. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất (1994), tập 1. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật , Hà Nội.

10. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất (1999), tập 2. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật , Hà Nội.

11. Khí đồng hành – Tình hình khai thác và sử dụng (1992) (tổng luận phân tích). Bộ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ VẬN CHUYỂN, TỒN TRỮ LPG LẠNH TẠI KHO CẢNG THỊ VẢI (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)