Tập quán thích đông con hơn nhiều của và ước muốn hậu vận thanh nhàn

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tâm lý xã hội với sự phát triển dân số ở vùng ven biển thừa thiên huế hiện nay (Trang 53 - 92)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Tập quán thích đông con hơn nhiều của và ước muốn hậu vận thanh nhàn

thanh nhàn

Về điểm này, ông cha ta từng nói: “Có vàng chẳng dám đem phô/ Có

con con nói trầm trồ mẹ nghe”, không chỉ phản ánh tâm lý của người lao động

mà còn phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của con người. Đó là sự ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu, tự cung tự cấp, ít có sự biến động lớn. Trong nền sản xuất này, tư liệu sản xuất chủ yếu bao gồm đất canh tác và sức lao động cơ bắp của con người. Trong nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế, thì lao động thủ công vẫn chiếm ưu thế, lao động sống vẫn đóng vai

trò quan trọng. Nhìn chung, hiện nay ở nước ta gia đình là một đơn vị sản xuất tự cung, tự cấp. Quyền sử dụng ruộng đất, nhà cửa và nhiều quyền lợi khác cơ bản vẫn còn tính theo đầu người. Mặc dù hiện nay, chính sách kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi, nhưng trên thực tế “đông con nhiều cháu” vẫn có lợi thế về sức lao động và khả năng khai thác đất đai, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, những cơ hội tìm việc làm, thu nhập bên ngoài hay sự thăng tiến trong xã hội thì các mối quan hệ anh em, họ hàng vẫn là chỗ dựa đáng tin cậy. Đông con đã trở thành một biểu tượng của sức mạnh.

Tư tưởng cục bộ gia đình, dòng họ, tư tưởng cục bộ địa phương, bè cánh trên cơ sở họ hàng thân tộc là khá phổ biến, là tâm điểm để ứng xử các mối quan hệ xã hội. Cái nếp “việc làng bênh lấy họ, việc họ bênh lấy anh em”, “bụi tre che một phía” đã chi phối rất nhiều mối quan hệ xã hội. Rất nhiều địa phương đã bị thay thế bởi lợi ích riêng của các dòng họ. Quan niệm “một người làm quan cả họ được nhờ” là khá phổ biến, vì thế họ tìm mọi cách đưa những người trong họ hàng, thân thích vào các cơ quan lãnh đạo địa phương mà không cần biết năng lực như thế nào, tình trạng “Chi bộ họ ta”, “Chủ tịch xã của họ ta”, “Đảng ủy họ ta” không còn là vấn đề mới mẽ. Thực tế đó đã và đang gây ra những mâu thuẫn trong nội bộ dân cư ngày càng trầm trọng thêm, có nhiều địa phương mâu thuẫn đó đã bùng phát và trở thành những điểm nóng thậm chí xung đột đã xảy ra, để lại những hậu quả hết sức đáng tiếc. Như vậy, đông con không chỉ mang biểu tượng sức mạnh kinh tế mà còn mang biểu tượng sức mạnh chính trị, uy tín xã hội.

Tâm lý mong muốn có nhiều con của cư dân vùng ven biển còn rất nặng nề. Phần lớn họ còn bị chi phối bởi tâm lý “trẻ cậy cha già cậy con” đã trở nên khá phổ biến. Mặc dù đây là sản phẩm của nền kinh tế tự cung, tự cấp, nhưng ngày nay nó vẫn có cơ sở để tồn tại nhất định, tư tưởng này cũng tồn tại ngay cả những nước có nền kinh tế khá phát triển. Hiện nay ở nước ta, do

điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển. Đa số thế hệ người già chủ yếu sống nhờ vào con cái của họ, đây cũng là nhân tố kích thích nhu cầu sinh đẻ và tác động đến tâm lý của thế hệ trẻ trong việc sinh con để được nhờ cậy khi không còn sức lao động. Đặc biệt, nếu đông con trai lúc ốm đau, khi tuổi già không ở nhà người này thì ở nhà người kia... Về già có người chăm sóc nuôi dưỡng là hết sức quan trọng, trong khi chế độ an sinh xã hội nước ta chưa đảm bảo, hiện nay 70% dân số nước ta còn sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa hầu hết không có lương hưu khi về già, họ cần sự chăm sóc phụng dưỡng của con cái mà theo quan niệm xã hội hiện nay, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai, vì thế họ sẽ cảm thấy lo lắng và không an tâm trong tương lai khi chưa có con trai. Đây là một thực tế vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa mang tính đạo lý, vừa như một giá trị văn hóa, và cũng có thể là một trong những nhân tố kích thích nhu cầu sinh đẻ của thế hệ trẻ trong việc sinh con để được nhờ cậy sau này.

Một điều cần quan tâm là tâm lý thích có nhiều con đã được hình thành từ rất sớm và đã ăn sâu vào trong đời sống tâm lý của người Việt Nam nói chung và vùng ven biển Thừa Thiên Huế nói riêng. Tuy nhiên, sau khi Đất nước giành được độc lập, đặc biệt từ năm 1961, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác dân số, thì tác động của tâm lý muốn có nhiều con đã được giảm bớt, bên cạnh đó do những điều kiện kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình phải chấp nhận việc sinh ít con mặc dù ảnh hưởng của tâm lý muốn có nhiều con ở họ vẫn còn rất lớn. Việc sinh nhiều con có thể nhận thấy rõ là do tâm lý muốn sinh nhiều con, nhưng yếu tố làm cho tâm lý này trỗi dậy thì có nhiều yếu tố, nhưng theo chúng tôi thì do điều kiện kinh tế của đại bộ phận dân cư đã khá giả, khẩu hiệu một thời “Dừng lại 2 con để nuôi dạy cho tốt” dường như đã không còn phù hợp nữa. Thực tế cho thấy, hiện nay tình trạng sinh con thứ 3 trở lên đều rơi vào những gia đình có

điều kiện kinh tế khá giả. Như vậy, quy mô gia đình nhỏ mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ một đến hai con chưa trở thành chuẩn mực xã hội.

Một tâm lý xã hội khác cũng tác động rất lớn đến phát triển dân số, là tâm lý muốn có con trai. Việc phải sinh được con trai đã trở thành một định kiến rập khuôn hết sức nghiệt ngã trong xã hội, thậm chí nó còn làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình. Có nhiều nguyên nhân khác nhau để người ta muốn có con trai, nhưng theo chúng tôi thì có hai nguyên nhân chính sau:

Do đặc thù của nghề biển chủ yếu dựa vào sức cơ bắp của con người, về mặt tự nhiên, sinh học đàn ông thường có sức khỏe, độ dẻo dai hơn phụ nữ, do đó một cách tự nhiên địa vị của người đàn ông trong gia đình và trong xã hội được đề cao. Ở các nước Phương Đông trong đó có Việt Nam, thì người đàn ông thường được coi là trụ cột trong gia đình, là nguồn thu nhập chính trong gia đình, ngay cả trong trường hợp họ không có việc làm hay thu nhập

Mặt khác, người ta quan niệm rằng sinh con trai là để nối dõi tông đường và kế thừa tài sản. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song tâm lý muốn có con trai có thể do chịu ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (bất hiếu có 3 điều, không có con trai là điều lớn nhất) hay “Con gái là con người ta”, “Không có con trai là tuyệt tự”, đã trở thành những định kiến rập khuôn. Con trai làm cho giá trị của cha mẹ được nâng cao trong cộng đồng đang sinh sống, là biểu tượng của sự liên tục trong dòng họ, và chỉ có con trai mới thực hiện tang lễ, thờ cúng tổ tiên, về kinh tế con trai cao hơn con gái vì con trai sau khi kết hôn vẫn chăm sóc cha mẹ khi già yếu. Thậm chí hiện nay ở nhiều vùng, miền vẫn còn phong tục, đàn ông không có con trai không được tham gia bàn bạc những việc trong họ, các cặp vợ chồng không có con nói chung và không có con trai nói riêng, thường phải chịu sức ép rất lớn từ xã hội, dòng họ và gia đình. Lại thêm việc

có con trai, và nhiều con trai đi họp với xóm làng, cộng đồng thì mở mày, mở mặt, tiếng nói có uy tín hơn v.v...

Bên cạnh tâm lý muốn có con trai, họ lại muốn sinh thêm con để có nếp, có tẻ. Không có con trai là một nỗi lo, thì sinh con một bề mà một bề con trai thì cũng là một nỗi lo không kém. Có hai con gái nên người ta có lý do để sinh con thứ 3, có 2 con trai người ta cũng có lý do để sinh con thứ 3, rồi có cả con trai, con gái người ta cũng muốn sinh con thứ 3 cho vui nhà, vui cửa.

Những yếu tố tâm lý xã hội kể trên không chỉ đang hiện diện trong tâm thức của cư dân ven biển Thừa Thiên Huế, mà còn đang hiện diện trong tâm thức ở nhiều người Việt Nam, cả già lẫn trẻ, mặc dù đã có nhiều chiến dịch tuyên truyền vận động sinh ít con. Nhưng công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục chưa giải quyết được những vấn đề tâm lý xung quanh việc họ muốn có con trai và có nhiều con, để đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần của họ hiện tại và tương lai khi về già, lúc ốm đau.

Ngày nay các quan niệm thích con trai, thích có nhiều con vẫn tồn tại trong tâm lý của các cặp vợ chồng, khiến họ luôn suy nghĩ về việc phải có con trai, và cần có nhiều con cả trai lẫn gái. Việc tranh thủ năm đẹp để sinh thêm con chỉ là một cái cớ phụ thúc đẩy sinh thêm con.

Như vậy, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý muốn có con trai từ truyền thống lâu đời để lại vẫn tồn tại trong nhân dân ta, mặc dù cách mạng Việt Nam đã thành công từ năm 1945, công cuộc đổi mới từ năm 1986, nước ta đang hòa nhập vào cộng đồng quốc tế và chịu ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, văn hóa thế giới, đặc biệt văn hóa dân chủ, bình đẳng đã và đang vào nước ta. Những năm gần đây ở nước ta xuất hiện một yếu tố tâm lý xã hội mới, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh nhiều con, đó là tâm lý sinh nhiều con để dự phòng. Vì do môi trường sống hiện nay có nhiều biến động, những tác động xấu của môi trường xã hội đến con người rất phức tạp, khó lường. Chẳng

hạn như: ma túy, dịch, bệnh thời đại, an toàn giao thông... Chính vì vậy người ta quan niệm việc sinh thêm con được xem như một giải pháp đề phòng cho những rủi ro, bất hạnh có thể xảy ra với họ trong cuộc sống.

Quan niệm về dân số và phát triển dân số không thể tách khỏi tâm lý truyền thống. Từ tiếp nhận các yếu tố truyền thống phụ thuộc vào rất nhiều tính chất khác nhau. Đời sống kinh tế càng khó khăn thì những nhân tố không tích cực của truyền thống sẽ có điều kiện để tái xuất trong hoàn cảnh mới. Trong mối quan hệ giữa tâm lý xã hội (xét ở khía cạnh truyền thống) với dân số và phát triển dân số không chỉ là sự tương tác của hai nhân tố này. Sự tương tác của hai nhân tố này chỉ là phần nỗi của tảng băng trôi. Tính phức tạp của vấn đề là ở chỗ phần chìm của tảng băng đó. Sự khác biệt giữa triết học khi xem xét vấn đề phát triển dân số với các ngành khác (chẳng hạn như: dân số học, xã hội học, tôn giáo học) là ở chỗ phải chỉ ra được tính quy luật và yếu tố đặc thù (đơn nhất) của mối quan hệ đó. Do vậy, tâm lý thích nhiều con hơn nhiều của là tâm lý chung của nền sản xuất nhỏ. Tuy vậy, theo quan niệm đời sống kinh tế quyết định đời sống tinh thần, liên quan đến lịch sử cụ thể tất yếu ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế phải có điểm không lặp lại ở vùng ven biển khác ở Việt Nam. Sự khác biệt chính là mức độ biểu hiện, phương thức biểu hiện do chính điều kiện sinh tồn, điều kiện tự nhiên và văn hóa quy định. Điều này sẽ được đề cập ở phần sau nhưng chỉ được đề cập như là một trắc diện của đề tài mà thôi. Chẳng hạn, việc kết hôn sớm cũng ảnh hưởng đến chất lượng dân cư và số lượng dân cư ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế.

Vì mức sinh còn phụ thuộc vào khả năng và thời gian có khả năng sinh con của người phụ nữ. Có một nghiên cứu cho rằng nếu nâng tuổi kết hôn lên 5 tuổi thì có thể giảm được tỉ lệ gia tăng dân số tới 40%, có nghĩa là nếu nâng tuổi kết hôn thì đồng nghĩa với việc thời gian người phụ nữ có khả năng mang thai và sinh đẻ sẽ giảm đi, và như thế ít nhiều nó cũng có tác dụng trong việc giảm sinh và giảm được sự gia tăng dân số. Luật hôn nhân và gia đình nước ta

quy định nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi được kết hôn. Tuy nhiên, do đặc thù của vùng ven biển, tâm lý muốn lập gia đình sớm, hiện tượng cưới chui, tảo hôn vẫn còn khá phổ biến. Việc giáo dục thanh niên kết hôn đúng luật định là rất cần thiết, điều này giúp cho họ có những điều kiện về thể chất, kinh tế, kiến thức, tâm lý trước khi bước vào cuộc sống gia đình.

Tóm lại, tâm lý thích nhiều con là một trong những biểu hiện quan trọng quan niệm về dân số và sự phát triển dân số ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Về mặt triết học là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội. Với vùng ven biển Thừa Thiên Huế ở khía cạnh này cho thấy (tâm lý xã hội) chỉ là sự phản ánh và sự phản ánh đó chịu sự chi phối của chính các hình thái ý thức xã hội khác trên nền tảng quyết định của đời sống vật chất.

2.2.2. Tâm trạng về sự bấp bênh của nghề mưu sinh sông nước

Do ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, tư liệu thô sơ, sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, chủ yếu là lao động thủ công. Đất nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Trải qua 26 năm đổi mới, Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn còn mang đậm dấu ấn của nền sản xuất nhỏ. Trên nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế, thì lao động thủ công vẫn còn chiếm ưu thế, lao động sống vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Trong việc khai thác các nguồn lợi thủy sản của cư dân ven biển Thừa Thiên Huế cho đến nay, tư liệu sản xuất chủ yếu vẫn là những công cụ đánh bắt thô sơ, hoạt động thủ công, bán cơ giới và sức lao động cơ bắp của con người. Có thể khẳng định rằng, ở nước ta hiện nay gia đình là một đơn vị sản xuất tự cung tự cấp. Mặc dù hiện nay, nền kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi, nhưng trong thực tế “đông con, nhiều cháu” dường như vẫn có lợi thế về sức lao động, khả năng khai thác các nguồn lợi thủy sản, do đó mang lại nhiều nguồn thu nhập hơn cho gia đình.

Với tâm lý nhiều con ăn uống tuy có nhiều tốn kém, nhưng chúng giúp cha mẹ được nhiều việc trong sản xuất, nội trợ gia đình. Đến nay sự phát triển kinh tế hộ chủ yếu là trông vào sức lực của cha mẹ, con cái. Ngay việc nhà nước hỗ trợ cho vay vốn để ngư dân đóng tàu lớn đánh bắt xa bờ, nếu gia đình không có người làm, không chứng minh được nguồn lực lao động trong quá trình sử dụng vốn thì cũng không có tính khả thi. Với đặc điểm môi trường sống và ngành nghề, mong muốn có nhiều con và cần thiết phải có con trai là đặc thù của nghề nghiệp có liên quan tới biển. Có sự phân công giữa lao động nam và nữ rõ nét hơn ở một số nghề nghiệp tại vùng biển, ven biển và hải đảo so với các vùng địa lý khác. Do tính chất các hoạt động kinh tế trên biển, đặc

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tâm lý xã hội với sự phát triển dân số ở vùng ven biển thừa thiên huế hiện nay (Trang 53 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w