Việc tái sinh dầu nhờn thải ở Việt Nam chủ yếu là do tổng công ty xăng dầu đảm nhiệm bằng phương pháp axit với một công nghệ quá cũ, chắp vá và không hoàn chỉnh. Do vậy, hiệu quả tái sinh thấp và gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, đặc biệt là chưa có biện pháp xử lý cặn axit sau tái sinh.
Mặt khác, do quy chế thu mua dầu thải chưa hợp lý mà lượng dầu thải thu gom được cho tái sinh là không đáng kể so với lượng dầu đã đưa vào sử dụng. Hàng năm ngành xăng dầu tái sinh được từ 1000 đến 1500 tấn dầu thải, một con số thật ít ỏi so với con số 60000 tấn dầu đưa vào sử dụng. Với thực tế như vậy, việc tái sinh dầu thải ở nước ta rất trì trệ.
Trước đây, tổng công ty xăng dầu đưa ra phương pháp tái sinh không axit, sử dụng chế phẩm CT - 90 để xử lý mọi dầu thải. Qui trình gồm hai công đoạn:
- Xử lý bằng chất đông tụ. - Lắng đọng.
Phương pháp tái sinh CT - 90 mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao đồng thời tăng hiệu suất tái sinh. Mặt khác, được nhận được cặn thải làm nhiên liệu đốt lò (trộn với mazut).
Ở TP Hồ Chí Minh, một sinh viên trường Đại học Bách khoa đã nghiên cứu thành công việc tái sinh dầu nhờn bằng chất hấp phụ màu bentonit cho hiệu quả khá cao, dầu sau khi được tái sinh có thể được sử dụng như dầu gốc.
Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn nguyên liệu, tiết kiệm ngoại tệ, cần phải đẩy mạnh công tác tái sinh hơn nữa. Muốn vậy, chúng ta cần phải có phương pháp thu gom toàn bộ dầu nhờn thải một cách hợp lý và cần có một phương pháp tái sinh mới sao cho vừa có hiệu quả, ít ô nhiễm môi trường và phù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước.
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
Chương 2
THỰC NGHIỆM
Dầu nhờn phế thải là dầu nhờn sau khi sử dụng được một thời gian nhất định thì không còn khả năng đáp ứng được các yêu cầu bôi trơn của các thiết bị máy móc, động cơ và bị thải ra. Trong thành phần dầu nhờn thải có các thành phần gây ra sự giảm chất lượng là:
- Các hợp chất có màu tối, sản phẩm của quá trình oxy hóa như các hợp chất nhựa, axit.
- Các hạt kim loại sinh ra do mài mòn động cơ.
- Nước bị lẫn vào từ các nguồn khác nhau như hơi ẩm trong không khí, sản phẩm của quá trình oxy hóa, dầu thải thu gom không đúng qui định...
- Bụi, cặn từ bên ngoài lẫn vào.
- Nhiên liệu do sự lắng đọng của hỗn hợp làm việc của động cơ trên thành xylanh và trộn lẫn với dầu nhờn.
- Do tác dụng của các của các cấu tử phân tán tẩy rửa của phụ gia sẽ chứa nhiều tạp chất phân tán mịn tạo thành hệ huyền phù bền vững trong dầu. Các thành phần này làm cho dầu nhờn có màu tối, độ nhớt thay đổi (có thể tăng hoặc giảm), chỉ số độ nhớt giảm, nhiệt độ chớp cháy giảm, hàm lương cặn và nước trong dầu tăng lên.
Muốn tái sinh được loại dầu nhờn này, chúng ta phải tách toàn bộ các chất trên để đưa dầu về trạng thái ban đầu. Điều này có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp đã nêu ở trên tùy thuộc vào dầu thải và điều kiện kinh tế của từng nước. Vì vậy, tôi chọn phương pháp tái sinh bằng axit sau đó xử lý lại bằng kiềm để đưa ra thêm giải pháp nhằm tối ưu hóa phương pháp tái sinh hiên nay ở nước ta.