Nhiệt độ xử lý axit

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁI SINH DẦU NHỜN THẢI CỦA CÁC LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỂ PHỐI TRỘN VỚI DẦU ĐỐT FO (Trang 76 - 77)

2 .1 Cơ sở của phương pháp

3.1.3. Nhiệt độ xử lý axit

Nhiệt độ xử lý vô cùng quan trọng trong việc làm sạch dầu nhờn thải bằng axit sunfuric. Nhiệt độ phụ thuộc vào độ nhớt của dầu nhờn cần làm sạch. Tôi tiến hành khảo sát các giá trị nhiệt độ với tỷ lệ axit/dầu là 14% và thời gian khuấy là 50 phút cho kết quả như bảng 3 sau:

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình xử lý dầu thải bằng axit

Mẫu H2SO4, % tỷ lệ Tphảnứng, oC Nhận xét

1 14 20 Không đông tụ. 2 14 30 Có đông tụ.

3 14 40 Đông tụ tốt, độ màu sáng. 4 14 50 Có đông tụ, màu tối hơn 5 14 60 Khả năng đông tụ giảm

Kết quả bảng trên cho ta thấy, với cùng tỷ lệ axit/dầu là 14%, nhưng nếu nhiệt độ thấp thì khả năng làm sạch dầu nhờn thải rất thấp. Bởi vì, khi tiến hành xử lý ở điều kiện nhiệt độ thấp thì độ nhớt của dầu lớn đã ngăn cản sự tiếp xúc của dầu với axit cho nên không làm sạch được, đồng thời sự lắng đọng cặn gudron axit bị kéo dài thêm dẫn đến giảm khả năng làm sạch dầu nhờn [1]. Khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng làm sạch cũng tăng lên, nhưng cũng chỉ tăng lên đến một giá trị nhiệt độ nào đó thì khi tăng nhiệt độ không làm cho hiệu suất tăng lên mà lại giảm xuống. Bởi vì, dầu nhờn thải có độ nhớt cao thì xử lý nhiệt độ càng cao nhưng nếu nhiệt độ cao quá nhiệt độ tối ưu thì tốc độ phản ứng của H2SO4 với cacbua hydro và nhựa tăng lên đồng thời độ tan của các hợp chất polyme, guđron axit trong dầu nhờn thải cũng tăng lên làm cho màu dầu nhờn đã làm sạch bị tối.

Kết luận: từ bảng trên ta chọn nhiệt độ tiến hành axit ở 40oC, vì tại nhiệt độ này dầu đông tụ tốt và có màu sáng nhất.

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁI SINH DẦU NHỜN THẢI CỦA CÁC LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỂ PHỐI TRỘN VỚI DẦU ĐỐT FO (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)