Nước thải là chất lỏng sau khi sử dụng hoặc được tạo ra trong quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với các quá trình đó nữa.
Các yếu tố gây ô nhiễm trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ, các chất vô cơ, các chất rắn, phân, rác tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí, keo, lơ lửng và một số dạng khác. Nước thải bao gồm các loại [6]:
- Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
- Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước
thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
- Nước thấm qua: đây là nước thấm qua hệ thống cống bằng nhiều cách khác
nhau như: qua các khớp nối, các ông có khuyết tật hoặc thành của hố ga hay hố người.
- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những
thành phố hiện đại, nước thải tự nhiên được thu gom theo một hệ thống ống
thoát riêng.
- Nước thải đô thị: là hỗn hợp các loại nước thải trên. Đó là thuật ngữ dùng chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát thành phố.
Ô nhiễm nước có thể định nghĩa: khi nồng độ một hoặc nhiều chất cụ thể trong nước vượt quá tải trọng của môi trường trong một khoảng thời gian để gây tác động
hay hậu quả rõ rệt gọi là sự ô nhiễm nước. Sự ô nhiễm nước ngoài các yếu tố tự nhiên
gây ra như: núi lửa, tuyết tan, mưa…thì nước thải là nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
Sự gia tăng dân số trên thế giới và sự phát triển các ngành nghề khác, đặc biệt
là các ngành công nghiệp kéo theo đó là sự gia tăng một khối lượng lớn nguồn nước
thải trên toàn cầu. Lượng nước thải quá lớn, nếu không qua các hệ thống xử lý mà hòa vào nguồn nước tự nhiên gây hiện tượng ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu