Các chất dinh dưỡng N rất đa dạng. Sự phân giải các hợp chất N cuối cùng tạo
ra Amoniac. Trong môi trường kiềm, khí Amoniac thoát ra có mùi khai khó chịu, cạnh
tranh sự hòa tan của oxygen trong nước, đầu độc các thủy sinh vật. Trong môi trường
kiềm và acid, Amoniac tồn tại dưới dạng cation NH4+, tạo điều kiện cho rêu tảo phát
triển khi có ánh sáng. Khi có mặt oxygen và các vi khuẩn, Amoniac được phân hủy
thành các oxide của N với các giá trị khác nhau. Các chất này đều độc với người và
động vật ở các mức độ khác nhau. Sản phẩm của quá trình phân hủy Amoniac cuối
cùng hình thành NO3- tạo điều kiện cho sự phát triển của rêu tảo khi có ánh sáng. Trong điều kiện kị khí, NO3- sẽ chuyển thành NH4+ hoặc khí N2 tự do.
Các chỉ số về Nitơ cơ bản bao gồm dạng khử như N-hữu cơ, N-NH3, dạng oxy hóa như N- NO2-, NO3-. Trong nước hàm lượng NH4+ >5 mg/l và NO3- > 10 mg/l, là
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
môi trường dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của rong tảo, nhưng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản.
Chất dinh dưỡng Phospho: Phospho trong nước thải thường tồn tại nhiều ở dạng
phosphat, chỉ tiêu này được quan tâm nhiều trong đánh giá chất lượng nước thải sinh
hoạt, nước thải công nghiệp,…khi đổ vào thủy vực. Phosphat là một trong những
nguyên nhân chính gây bùng phát của tảo ở thủy vực. Theo TCVN (1995), nước thải
công nghiệp khi đổ vào thủy vực phải có hàm lượng phosphat hữu cơ < 0,2 mg/l,
phosphat tổng số < 4 mg/l.