Chọn đối tượng thông qua Query:

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm MapInfo 4.0 (Trang 47 - 51)

II. Các bộ phận cấu thành một hệ thống thông tin địa lí

d/Chọn đối tượng thông qua Query:

Ngoài các phương pháp chọn đối tượng trên màn hình chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm và chọn đối tượng thông qua thực đơn Query bằng lệnh Select và SQL Select. Để thực hiện được các chức năng này trước hết chúng ta phải xây dựng hoặc xác định chỉ

tiêu tìm kiếm, lựa chọn. • Chức năng Select:

Chức năng select cho phép chúng ta chọn các bản ghi dữ liệu trong một lớp thông tin (Table) theo các thông tin thuộc tính (atribute) của nó thoả mãn các chỉ tiêu cho trước mà chúng ta đã đặt ra và tạo ra lớp trung gian Query. Chúng ta muốn ghi lại các thông tin đó thì vào File → Save Copy As và chọn mục Selection trong danh sách trên màn hình sau đó bấm nút Save và nhập tên File lưu kết quả bản ghi lại. Vào thực đơn query và chọn chức năng Select màn hình sẽ hiện ra:

∗ Chúng ta chọn tên lớp chứa các thông

tin mà chúng ta tìm kiếm bằng cách bấm vào hộp Select Records from tables, khi đó sẽ hiện ra một danh sách

các lớp thông tin mà chúng ta đang mơ và chúng ta chọn tên lớp nêu trên.

∗ Chúng ta thiết lập biểu thức xác định chỉ tiêu tìm kiếm trực tiếp vào tại hộp”that satisfy” hoặc bấm vào nút ASSIST... khi đó màn hình hiện ra :

Chúng ta bấm vào hộp column màn hình hiện ra danh sách các trường dữ liệu theo

cấu trúc dữ liệu của lớp thông tin đã chọn.

Chọn tên trường chúng ta cần trong danh

sách khi đó trường được chọn sẽ tự động chuyển sang hộp “ Type anexpression” bên cạnh.

Chọn các toán tử hoặc hàm số trong hệ thống bằng cách bấm chọn trong danh sách khi chúng ta bấm vào hộp Operators và Functions

∗ CentroidX() lấy toạ độ X trọng tâm của đối tượng ∗ CentroidY() lấy toạ độ Y trọng tâm của đối tượng ∗ Chr$() lấy ký tự của biểu thức

∗ Cos() tính cô sin của góc

∗ CurDate() lấy ngày hiện thời của hệ thống ∗ Day() lấy ngày tháng của hệ thống

∗ Distance() tính khoảng cách của hai điểm ∗ Format$() định dạng cho biểu thức

∗ Int() lấy phần nguyên của một số

∗ Lease$() chuyển xâu ký tự về chữ thường ∗ Left$() lấy các ký tự bên trái của xâu

∗ Len() tính độ dài của xâu

∗ LTrim$() loại bỏ ký tự trắng bên trái của xâu ∗ Maximum() tính giá trị cực đại

∗ Mid$() lấy ký tự giữa một xâu ∗ Minimum() lấy giá trị cực tiểu ∗ Menth() lấy thang của hệ thống ∗ Objectien() tính độ dài của đối tượng ∗ Perimeter() tính chu vi của đối tượng

∗ Proper$() chuyển ký tự đầu tiên của xâu thành chữ hoa ∗ Right$() lấy ký tự bên phải của xâu

∗ Round() làm tròn một số

∗ Rtrim$() loại bỏ ký tự trắng bên phải của xâu ∗ Sin() tính giá trị sin của góc

∗ Str$() chuyển thành xâu ký tự

∗ Ucase$() chuyển xâu thành ký tự chữ hoa ∗ Val() Tính giá trị của xâu theo ASCII ∗ Weekday() lấy ngày trong tuần ∗ Year() lấy năm của hệ thống

Sau khi thiết lập xong biểu thức, chúng ta chọn nút OK.

Nếu chúng ta không muốn hiển thị kết quả tìm kiếm trong cửa sổ xét duyệt Browser thì bấm chuột loại bỏ sự đánh dấu trong ô Browser results.

Để thực hiện chức năng chúng ta bấm nút OK. Ngược lại thì chọn Cancel.

 Chức năng SQL select:

Chức năng SQL select cho phép chúng tachọn các bản ghi dữ liệu trong một thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(table) theo các thông tin thuộc tính (Atribute) của nó thoả mãn các chỉ tiêu cho trước mà chúng ta đã đặt ra và lưu các thông tin chọn đó vào lớp trung gian Query. Bên cạnh việc tìm kiếm như chức năng Select nêu trên, chức năng này còn cho phép chúng ta tạo ra một trường mới, tổng hợp dữ liệu của các thông tin được chọn, liên kết hai hay nhiều lớp thông tin vào một lớp thông tin kết quả và cho phép chúng ta chỉ hiển thị các trường dữ liệu đã chọn và các bản ghi trong tâm. Chúng ta muốn ghi lại các thông tin đã chọn đó thì vào File>Save Copy sau đó chọn Selection hoặc Query trong danh sách và bấm chọn nút Save. Đặt tên File để lưu kết quả chọn.

Vào thực đơn Query và chọn chức năng SQL Select Màn hình sẽ hiện ra hội thoại sau: Trong hội thoại này chúng ta phải xác định:

• Tại hộp TABLE chúng ta bấm chọn tên

các lớp thông tin đang mở chứa các thông tin mà chúng ta quan tâm tìm

kiếm và khi đó trong hộp From table sẽ hiện ra tên các lớp mà chúng ta vừa

chọn.

• Tại hộp Column chúng ta chọn tên các

trường dữ liệu trong danh sách trường của các lớp đã chọn sẽ thực hiện tìm kiếm khi đó trong hộp Select Column sẽ hiện lên tên các trường đã chọn.

Nếu là dấu(*) thì có nghĩa là cho toàn

bộ các trường.

• Tại hộp Where Condition chúng ta thiết lập biểu thức xác định chỉ tiêu tìm kiếm. Chúng ta có thể dùng các hộp Column.Operator.Function để thiết lập biểu thức tương tự như trong chức năng select.

• Tại hộp Group by column chúng ta chọn tên của trường dữ liệu mà theo các dữ liệu được chọn sẽ được nhóm lại theo giá trị.

• Tại hộp Order by Column chúng ta chọn tên của trường dữ liệu mà theo các dữ liệu được chọn sẽ được sắp xếp lại theo giá trị.

• Tại hộp Into table Named chúng ta chọn tên của lớp dữ liệu mà theo đó lớp dữ liệu được chọn sẽ được ghi lại.

• Nếu chúng ta muốn hiển thị hoặc không cửa sổ Browser kết quả được chọn bấm vào ô vuông Browser results để chọn hoặc loại bỏ sự chon đó.

• Nếu chúng ta muốn thực hiện việc tổng hợp dữ liệu của các bản ghi được chọn thì

bấm vào hộp Aggregates khi đó màn hình hiện ra các phương pháp tổng hợp dữ liệu. trong Mapinfo có 6 phương pháp tổng hợp dữ liệu đã được xây dưng sẵn bên

∗ Sum(expression): thực hiện tính tổng của các giá trị trong biểu thức expression cho

toàn bộ các bản ghi trong nhóm đối tượng .

∗ Average(expression): thực hiện tính giá trị trung bình cộng của các giá trị trong biểu thức expression cho toàn bộ các bản ghi trong nhóm đối tượng .

∗ Wtavg(expression): thực hiện tính giá trị trung bình cộng theo trọng số các giá trị trong biểu thức expression cho toàn bộ các bản ghi trong nhóm đối tượng .

∗ Max(expression): thực hiện tìm giá trị lớn nhất của các giá trị trong biểu thức

expression cho toàn bộ các bản ghi trong nhóm đối tượng .

∗ Min (expression):thực hiện tìm giá trị nhỏ nhất của các giá trị trong biểu thức expression cho toàn bộ các bản ghi trong nhóm đối tượng .

∗ Muốn xác định lại các tham số cho chức năng SQL Select thì chúng ta bấm vào nút Verify, muốn xoá đi các tham số trên chúng ta chỉ cần bấm nút Clear.

Sau khi chúng ta đã xác định xong các tham số cho chức năng SQL Select chúng ta bấm chọn nút OK để thực hiện và khi đó hệ thống sẽ tự động tạo ra lớp trung gian Query để lưu các thông tin thoả mãn theo các điều kiện trên.

Chức năng tìm kiếm ( Find):

Chức năng này chỉ bật sáng và sử dụng được khi mà trong Table có ít nhất một trường dữ liệu được đánh index. Chúng ta vào thực đơn Query > Find màn hình sẽ hiện ra :

Tại hội thoại này chúng ta chọn:

• Tên lớp tìm kiếm trong hộp Search (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

table.

• Tên trường dữ liệu tìm kiếm trong hộp For Objects in column

• Xác định thêm các tham số tuỳ chọn

bấm vào nút Option

• Ký hiệu đánh dấu đối tượng tìm thấy theo biểu tượng chúng ta chọn tại Mark With Symbol.

Ngoài ra chúng ta còn có thể xác định thêm các tham số khác như tên lớp tìm lại ở hộp Refine search with table và tên trường giới hạn tại hộp using boundaryname column

trong khung Optional.

Tại đây chúng ta gõ các chỉ tiêu tìm kiếm theo tên trường chúng ta đã chọn ở trên rồi

sau đó chọn OK để thực hiện, khi đó các

đối tượng thoả mãn chỉ tiêu tìm kiếm sẽ được đánh dấu bằng ký hiệu mà chúng ta đã chọn . Nếu xác định lại chỉ tiêu chúng ta bấm nút Respecify. Loại bỏ chức năng chúng ta bấm nút Cancel.

Để hiển thị các đối tượng đã chọn về cửa

sổ bản đồ hiện thời chúng ta vào thực

đơnQuery > Find Selection.

Với các chức năng chọn trên chúng ta có

thể tìm kiếm và chọn lọc các thông tin

trong GIS cần thiết cho một mục đích nào

đó và ghi lại vào thành các File độc lập cả

thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính

(File > Save copy as). Trên các thông tin

đó chúng ta có thể thực hiện các thao tác

như các lớp thông tin độc lập khác trong

hệ thống.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm MapInfo 4.0 (Trang 47 - 51)